Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2)
Ngày 27/10/2016 09:14 | Lượt xem: 2671

Điều trị: Chúng tôi tiến hành chụp và nút động mạch cấp máu cho phổi biệt lập. Gây tê tại chỗ vùng bẹn phải và đặt introducer 11F vào động mạch đùi phải.

Chụp qua sonde pig tail 5F đặt ở động mạch chủ ngực đoạn xuống thấy khối phổi biệt lập ở vùng đáy phổi trái tăng sinh mạch máu, cấp máu bởi một nhánh tách trực tiếp từ động mạch chủ ngực, đường kính lòng mạch khoảng 12 mm, tĩnh mạch dẫn lưu máu từ phổi biệt lập trở về tĩnh mạch phổi trái. Tiến hành luồn sonde 9F vào nhánh mạch này, thả 02 Amplazer kích thước 14/16 mm (đường kính 14 mm, chiều dài 16 mm) vào cuống mạch này, chụp kiểm tra sau khoảng 20 phút thấy tắc hoàn toàn nhánh mạch này, không thấy các động mạch liên sườn tăng sinh cấp máu cho vùng phổi biệt lập. Thời gian tiến hành thủ thuật khoảng 90 phút.

 

Hình 2a

Hình 2b


Hình 2c

Hình 2d

Hình 2. (a) Chụp động mạch chủ ngực. (b) Chọn lọc nhánh mạch nuôi phổi biệt lập bằng sonde 5F. (c) Tiến hành thả Amplatzer để nút mạch. (d) Chụp kiểm tra sau nút. Sau can thiệp, bệnh nhân không ho, không sốt, không đau ngực và hết ho ra máu. Chụp CLVT 64 dãy kiểm tra thấy tắc hoàn toàn nhánh mạch cấp máu cho phổi biệt lập (Hình 3 a, b).

Hình 3a

Hình 3 (a,b): Chụp kiểm tra thấy hình ảnh Amplatzer nằm trong nhánh mạch nuôi phổi biệt lập, nhánh mạch này tắc hoàn toàn.

Bệnh nhân ra viện sau can thiệp 05 ngày.

BÀN LUẬN. 

Bệnh nhân vào viện với lý do ho ra máu tái phát, đây là một trong các biến chứng hay gặp của phổi biệt lập. Ngoài ra, bệnh nhân phổi biệt lập có thể vào viện với các triệu chứng  của  viêm  phổi,  áp  xe  phổi  (sốt,  ho khạc đờm, đau ngực,...) hoặc các biến chứng nặng như lao phổi hay ung thư phổi. Các xét nghiệm về công thức máu và đông máu trong giới hạn bình thường chứng tỏ sự mất máu chưa ảnh hưởng đến toàn trạng của bệnh nhân. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác như sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu đều trong giới hạn bình thường. Nội soi phế quản thấy có hình ảnh mủ và máu trong phế quản nhánh phân thùy 8, 9 và 10 bên trái. Điều này cho thấy có tổn thương viêm và chảy máu ở thùy dưới phổi trái. Kết quả chụp CLVT phát hiện ở thùy dưới phổi trái sát vòm hoành có đám tổn thương đông đặc nhu mô phổi bên trong có các nhánh phế quản giãn. Về mặt hình ảnh và vị trí tổn thương rất phù hợp với phổi biệt lập, tuy nhiên hình ảnh này cũng gặp trong rất nhiều bệnh khác như viêm phổi, xẹp phổi,... Dấu hiệu giúp chúng tôi chẩn đoán xác định phổi biệt lập là vùng phổi tổn thương được cấp máu bởi một nhánh động mạch tách trực tiếp từ động mạch chủ ngực. Bằng máy chụp CLVT 64 dãy chúng tôi đã dựng hình rõ nhánh động mạch cấp máu cho vùng tổn thương và tĩnh mạch dẫn lưu. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phổi biệt lập 

Hình (4a,b): Nhánh động mạch nuôi phổi biệt lập thấy trên chụp CLVT

Phổi biệt lập có hai thể: Thể trong thùy (Intralobar  sequestration) chiếm  15  -  25 % các trường hợp, thường gặp ở người trưởng thành, nguyên nhân chính là do viêm nhiễm kéo dài ở phổi, gây bít tắc các nhánh phế quản và mạch máu đi vào vùng phổi viêm, tạo thành một vùng phổi biệt lập nằm trong nhu mô phổi và không còn chức năng hô hấp. Thể ngoài thùy (Ex- tralobar sequestration) chiếm 75 - 85%, hay gặp ở trẻ em, đây là một bất thường bẩm sinh chiếm tỷ lệ 0,5 - 6% các bất thường bẩm sinh của phổi, phổi biệt lập được hình thành trong quá trình bào thai và được cấp máu bởi nhánh mạch riêng. Bệnh nhân của chúng tôi chẩn đoán là phổi biệt lập thể trong thùy vì bệnh xuất hiện ở người trưởng thành và tái phát biến chứng ho ra máu trong nhiều năm.

Điều trị phổi biệt lập bằng nội khoa (kháng  sinh,  truyền  máu,...)  nhằm  mục đích   điều   trị   triệu   chứng   và   các   biến chứng  nhưng  các  biến  chứng  này  sẽ  tái phát chừng nào chưa giải quyết dứt điểm nguyên  nhân.  Có  hai  phương  pháp  điều trị nguyên nhân: ngoại khoa (mổ mở hoặc mổ nội soi cắt bỏ thùy hay phân thùy có phổi biệt lập) chỉ định trong trường hợp có biến chứng nhiễm trùng phổi tái phát, áp xe phổi, ưng thư hóa; điện quang can thiệp (nút  các  nhánh  mạch  cấp  máu  của  phổi biệt lập bằng coil hoặc Amplazer) khi có biến chứng ho ra máu tái phát, tăng áp lực ĐM phổi và có cuống mạch nuôi rõ. Theo báo cáo của bệnh viện Lao và Bệnh phổi trung ương, từ năm 1995 đến 2006 có 12 trường hợp phổi biệt lập đều được điều trị bằng phẫu thuật, không có trường hợp nào điều trị bằng nút mạch. Bệnh nhân của chúng tôi chỉ có biến chứng ho ra máu, đã điều trị nội khoa nhiều đợt nhưng vẫn tái phát. Nếu tiến hành phẫu thuật thì bệnh nhân phải trải qua một cuộc mổ lớn, phải gây mê và thời gian hồi sức sau mổ kéo dài, chưa kể đến các biến chứng gây mê có thể xảy ra. Phương pháp nút mạch có những ưu điểm như kỹ thuật hực hiện không quá phức tạp, hiệu quả cầm máu cao và thời gian  nằm  viện  sau  can  thiệp  ngắn.  Tuy nhiên, phương pháp cũng có một số nhược điểm so với phẫu thuật như chi phí tương đối cao (khoảng 80 triệu Việt Nam đồng) và không triệt để nên có thể tái phát do các nhánh tuần hoàn phụ đến cấp máu cho phổi biệt lập. Vì vậy bệnh nhân cần được kiểm tra định kỳ sau can thiệp 06 tháng một lần bằng khám lâm sàng và chụp CLVT.

Tokel và cộng sự đã điều trị  cho  hai bệnh nhân nhi 6 tháng và 11 tháng tuổi, được chẩn đoán là phổi biệt lập thể ngoài nhu mô có biến chứng viêm phổi và tăng áp lực động mạch phổi. Các nhánh mạch nuôi xuất phát từ động mạch chủ ngực có đường kính khoảng 4 mm, được nút tắc hoàn toàn bằng 02 coil 5 x 5mm và 5 x 3mm và poly-vinyl alcohol. Sau can thiệp hai bệnh nhân tăng cân và áp lực động mạch phổi trở về bình thường 

Hình 5. Điều trị phổi biệt lập bằng nút mạch ở bệnh nhân nhi 6 tháng tuổi, nút cuống nuôi bằng 02 coil.

Bệnh  nhân  của  chúng  tôi  là  trường hợp  phổi  biệt  lập  thể  trong  nhu  mô  ở người trưởng thành nên động mạch nuôi từ động mạch chủ ngực có kích thước lớn (đường kính khoảng 12mm) và tốc độ dòng chảy lớn. Nếu dùng coil để nút mạch thì phải dùng loại coil có đường kính lớn và dùng nhiều coil, chi phí cho thủ thuật sẽ tăng lên. Vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng Amplatzer để nút mạch. Kết quả cho thấy hiệu quả gây tắc mạch của Am -platzer rất tốt, với 02 Amplatzer đã làm tắc được cuống mạch trên. Bệnh nhân hết triệu chứng ho ra máu và được xuất viện sau 05 ngày.  Tác giả  Giacomo  Leoncini  cũng  đã sử dụng Amplatzer để nút mạch cho hai trường hợp phổi biệt lập ở người trưởng thành. Hai bệnh nhân này được ra viện sau 24 giờ và 48 giờ, kiểm tra lại sau 24 tháng không thấy tái phát.

Hình 6 (a,b): Hình ảnh của hai trường hợp phổi biệt lập nút mạch bằng Amplatzer trong báocáo của G. Leoncini.

KẾT LUẬN 

Phổi biệt lập là một bệnh lý hiếm gặp nhưng gây nhiều biến chứng và tái phát nhiều lần, có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp can thiệp nội mạch, tránh cho bệnh nhân khỏi phẫu thuật và rút ngắn thời gian nằm viện. Những trường hợp phổi biệt lập ở trẻ em nên sử dụng vật liệu coil để nút mạch, còn ở người trưởng thành nên sử dụng Amplatzer để đạt hiệu quả tắc mạch và giảm chi phí. Các vật liệu nút mạch khác như hạt PVA có thể dùng kết hợp thêm với coil hoặc Amplatzer để tăng thêm hiệu quả nút mạch. Với thành công bước đầu từ ca lâm sàng này, chúng tôi hy vọng sẽ áp dụng phổ biến phương pháp này để điều trị những bệnh nhân phổi biệt lập khác trong tương lai.

Theo tap chí số 58/VNHA

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua google bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Điều Trị Phổi Biệt Lập Bằng Can Thiệp Nội Mạch Tại Bệnh Viện Việt Đức (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP