CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống
Ngày 02/12/2016 09:02 | Lượt xem: 1189

3.      ĐIỀU CHỈNH LỐI SỐNG

Vai trò của dinh dưỡng và lối sống trong dự phòng bệnh tim mạch đã được đánh giá nhiều. Nhiều chứng cứ mạnh cho thấy các yếu tố dinh dưỡng và lối sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành xơ vữa động mạch hoặc thông qua ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ truyền thống như lipid huyết tương, huyết áp hoặc nồng độ đường huyết. Sự ảnh hưởng của thay đổi lối sống và thực phẩm lên nồng độ lipoprotein được đánh giá và tóm tắt ở bảng 6; trong bảng này mức độ tác dụng và mức độ chứng cứ đề cập ảnh hưởng của thay đổi lối sống lên nhóm lipoprotein chuyên biệt, không phải các kết cục bệnh tim mạch. ESC khuyến cáo các biện pháp thay đổi lối sống và chọn lựa thức ăn lành mạnh để điều trị nguy cơ tim mạch toàn thể như sau:

·         Các khuyến cáo chế độ ăn nên luôn luôn xem xét thói quen sử dụng thực phẩm địa phương; tuy nhiên, chọn lựa thực phẩm lành mạnh từ các nền văn hóa khác cũng nên được khuyến khích.

·         Nên ăn đa dạng thực phẩm. Nên điều chỉnh năng lượng nhập để phòng ngừa thừa cân và béo phì.

·         Nên khuyến khích sử dụng trái cây, rau, cây họ đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá (đặc biệt cá có dầu).

·         Nên thay thế thực phẩm giàu chất béo trans hoặc bão hòa (bơ cứng, dầu nhiệt đới, thịt nhiều chất béo hoặc nấu sẵn, kẹo, kem, bơ, pho mát thường) với các thực phẩm trên và chất béo đơn không bão hòa (dầu oliu) và chất béo đa không bão hòa (dầu thực vật không nhiệt đới) để giữ chất béo trans < 1% tổng năng lượng và chất béo bão hòa < 10% (< 7% trị số cholesterol huyết tương cao).

·         Giảm nhập muối < 5 g/ngày bằng cách giảm muối ăn và hạn chế muối trong nấu ăn và chọn thực phẩm tươi hoặc đông lạnh không có muối; nhiều thức ăn chế biến sẵn có nồng độ muối cao bao gồm bánh mì.

·         Đối với người sử dụng thức uống có cồn, nên tư vấn sử dụng mức độ trung bình (< 10g/ngày đối với nữ và < 20g/ngày đối với nam) và các bệnh nhân tăng triglyceride máu nên kiêng rượu.

·         Nên hạn chế sử dụng thức uống và thực phẩm thêm đường, đặc biệt những người thừa cân, tăng triglyceride máu, hội chứng chuyển hóa hoặc đái tháo đường.

·         Nên khuyến khích hoạt động thể lực, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày mỗi ngày.

·         Nên tránh sử dụng và tiếp xúc với các sản phẩm thuốc lá.

4.      ĐIỀU TRỊ TĂNG CHOLESTEROL MÁU

4.1 Statin

Statin làm giảm tổng hợp cholesterol ở gan bằng cách ức chế hoạt tính HMG-CoA reductase. Mức độ giảm LDL-C phụ thuộc liều và thay đổi theo các statin khác nhau (Hình 1). Statin là thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong dự phòng bệnh tim mạch. Một số thử nghiệm quy mô lớn đã chứng minh statin làm giảm đáng kể bệnh suất và tử suất tim mạch trong dự phòng nguyên phát lẫn thứ phát ở cả hai giới và tất cả các nhóm tuổi. Statin làm giảm tiến triển hoặc thậm chí thúc đẩy sự thoái triển của mảng xơ vữa động mạch vành.

Chứng cứ hiện tại từ các phân tích gộp cho thấy lợi ích lâm sàng độc lập  với loại statin nhưng phụ thuộc vào mức độ giảm LDL-C, do đó sử dụng loại statin nên dựa vào mục tiêu LDL-C ở bệnh nhân. Kế hoạch điều trị có thể được đặt ra như sau:

·         Đánh giá nguy cơ tim mạch toàn thể của đối tượng.

·         Yêu cầu bệnh nhân quyết định điều trị nguy cơ tim mạch.

·         Xác định mục tiêu LDL-C cho mức nguy cơ đó.

·         Tính phần trăm LDL-C cần giảm để đạt mục tiêu đó (Bảng 8).

·         Chọn một statin và liều trung bình có thể cung cấp mức giảm này.

·         Đáp ứng với điều trị statin biến thiên, do đó có thể cần tăng liều.

·         Nếu liều cao nhất dung nạp được không đạt mục tiêu, xem xét phối hợp thuốc.

·         Ngoài ra, đối với các đối tượng nguy cơ rất cao và cao, nên đạt mức giảm LDL-C ≥ 50%.

·         Mục tiêu LDL-C có thể đạt được bằng statin đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc khác (Bảng 7).

Hình 1. Mức độ giảm LDL-C của các statin qua tổng quan hệ thống và phân tích gộp. ATOR = atorvastatin; FLU = fluvastatin; LOVA = lovastatin; PRAVA = pravastatin; SIMVA = simvastatin; ROSU = rosuvastatin; PITA = pitavastatin

Bảng 8. Phần trăm giảm LDL-C để đạt mục tiêu theo trị số ban đầu

4.2 Thuốc gắn axit mật

Với liều cao nhất 24g cholestyramine, 20g colestipol hoặc 4,5g colesevelam, LDL-C giảm 18 -25%. Thuốc này không ảnh hưởng lên HDL-C nhưng có thể làm tăng triglyceride ở một số bệnh nhân. Trong các thử nghiệm lâm sàng, thuốc gắn axit mật góp phần chứng minh hiệu quả của giảm LDL-C trong giảm các biến cố tim mạch ở các bệnh nhân tăng cholesterol máu với lợi ích tỉ lệ thuận với mức độ giảm LDL-C. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trước khi nhiều chọn lựa điều trị hiện đại có sẵn.

4.3 Thuốc ức chế hấp thu cholesterol

Ezetimibe là thuốc giảm lipid đầu tiên ức chế hấp thu cholesterol trong thức ăn và mật mà không ảnh hưởng chất dinh dưỡng tan trong chất béo. Trong các thử nghiệm lâm sàng, đơn trị ezetimibe giảm LDL-C 15–22% ở các bệnh nhân tăng cholesterol máu. Điều trị phối hợp ezetimibe và statin làm giảm thêm 15-20% nồng độ LDL-C. Hiệu quả giảm các biến cố tim mạch của ezetimibe phối hợp với simvastatin được chứng minh ở bệnh nhân hẹp động mạch chủ trong nghiên cứu SEAS (Simvastatin and Ezetimibe in Aortic Stenosis study), bệnh nhân bệnh thận mạn trong nghiên cứu SHARP (Study of Heart and Renal Protection) và bệnh nhân sau hội chứng mạch vành cấp trong nghiên cứu IMPROVE-IT (Improved Reduction of Outcomes: Vytorin Efficacy International Trial). Các nghiên cứu này ủng hộ đề nghị rằng giảm LDL-C bằng các thuốc ngoài statin có thể mang lợi ích và không có tác dụng phụ nặng. Tác dụng có lợi của ezetimibe cũng được hỗ trợ bằng các nghiên cứu di truyền về đột biến NPC1L1. Đột biến xảy ra tự nhiên bất hoạt protein này có liên quan với giảm LDL-C huyết tương và giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Thực hiện cùng với các nghiên cứu khác như PRECISE-IVUS, IMPROVE-IT ủng hộ ezetimibe nên được sử dụng như điều trị hàng thứ hai phối hợp với statin khi mục tiêu điều trị không đạt được với liều statin cao nhất dung nạp được hoặc ở các bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với statin.

4.4 Thuốc ức chế PCSK9

Một nhóm thuốc mới gần đây, ức chế PCSK9, đã có mặt trên thị trường với cơ chế nhắm vào protein PCSK9 liên quan với kiểm soát thụ thể LDL. EMA (European Medicines Agency) và FDA (US Food and Drug Administration) đã chấp thuận hai kháng thể đơn dòng kiểm soát LDL-C huyết tương. Hiệu quả giảm LDL-C khoảng 50 – 70% độc lập với điều trị nền (statin, ezetimibe …); dữ liệu sơ bộ từ các thử nghiệm pha 3 cho thấy giảm các biến cố tim mạch cùng với giảm LDL-C. Một phân tích gộp gần đây khẳng định các phát hiện này. Thuốc không có tác dụng lên HDL-C và triglyceride huyết tương. Tuy nhiên, tác dụng lên triglyceride phải được xác nhận lại trong các dân số với nồng độ triglyceride cao hơn. Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm LDL-C ở tất cả bệnh nhân có khả năng biểu lộ thụ thể LDL ở gan. Do đó, thuốc ức chế PCSK9 hiệu quả ở phần lớn bệnh nhân bao gồm bệnh nhân tăng cholesterol dị hợp tử và hiệu quả thấp hơn ở bệnh nhân tăng cholesterol đồng hợp tử với biểu lộ thụ thể LDL tồn dư. Bệnh nhân tăng cholesterol đồng hợp tử thiếu thụ thể LDL đáp ứng kém với điều trị.

Bệnh nhân nguy cơ tim mạch toàn thể rất cao, tăng cholesterol dị hợp tử (và một số bệnh nhân tăng cholesterol đồng hợp tử) đang điều trị liều tối đa dung nạp được của thuốc hàng thứ nhất và hàng thứ hai và/hoặc lọc máu và không dung nạp statin với nồng độ LDL-C cao kéo dài là các ứng cử viên thích hợp cho sử dụng thuốc ức chế PSCK9.

4.5 Nicotinic acid

Nicotinic acid có tác dụng điều hòa lipid rộng, tăng HDL-C đến 25% phụ thuộc liều và giảm  LDL-C 15 – 18% và triglyceride 20 – 40 % với liều 2 g/ngày. Axit nicotinic giảm Lp(a) đến 30% với liều này. Sau hai nghiên cứu về axit nicotinic cho thấy không có tác dụng lợi ích mà còn tăng tần suất tác dụng phụ nặng, không thuốc nào chứa axit nicotinic hiện tại được chấp thuận ở châu Âu.

5.      ĐIỀU TRỊ TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU

Mặc dù vai trò của triglyceride như là một yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn còn tranh luận nhưng dữ liệu gần đây thiên về vai trò của các lipoprotein giàu triglyceride là yếu tố nguy cơ tim mạch. Các nghiên cứu tiến cứu lớn đã báo cáo nồng độ triglyceride lúc không nhịn đói tiên đoán nguy cơ bệnh mạch vành mạnh hơn triglyceride lúc đói.

Nồng độ triglyceride lúc đói ≤ 1,7 mmol/L (150 mg/dL) được mong đợi kiểm soát. Bước đầu tiên của chiến lược kiểm soát triglyceride huyết tương là xem xét các nguyên nhân và đánh giá nguy cơ tim mạch toàn thể. Mục tiêu chính là đạt nồng độ LDL-C khuyến cáo dựa vào mức nguy cơ tim mạch toàn thể. So với chứng cứ về lợi ích của giảm LDL-C, chứng cứ về lợi ích của giảm triglyceride vẫn còn khiêm tốn, và chủ yếu từ các phân tích dưới nhóm hoặc hậu kiểm. Tuy nhiên các chứng cứ gần đây về triglyceride là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể khuyến khích việc giảm triglyceride.

Mặc dù nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng nếu triglyceride lúc đói > 1,7 mmol/L (150 mg/dL) nhưng việc sử dụng thuốc giảm triglyceride chỉ có thể xem xét ở những đối tượng nguy cơ cao khi triglyceride > 2,3 mmol/L (200 mg/dL) và không thể giảm bằng các biện pháp thay đổi lối sống. Các can thiệp bằng thuốc có sẵn bao gồm statin, fibrate, ức chế PCSK9. Axit nicotinic hiện không được chấp thuận bởi Cục Dược Phẩm Châu Âu EMA.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua google bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua twitter bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua MySpace bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua LinkedIn bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua stumbleupon bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua icio bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua digg bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua yahoo bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua yahoo bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua yahoo bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống Chia sẽ qua yahoo bài: CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN 2016 CỦA ESC/EAS VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU - Điểu chỉnh lối sống

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP