Khi con bạn mắc dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2)
Ngày 26/06/2017 10:39 | Lượt xem: 874

CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT TRÁI TIM BÌNH THƯỜNG

Trái tim là một khối cơ rỗng, hoạt động như một cái bơm, bơm máu đi khắp cơ thể. Bình thường, kích thước của quả tim xấp xỉ bằng nắm tay của người đó (xem bài: Tìm hiểu hệ tuần hoàn).

Trái tim bình thường có 4 buồng. Hai buồng ở trên là các tâm nhĩ và hai buồng ở dưới là các tâm thất. Máu được bơm qua các buồng tim và vào hệ thống động mạch theo một chiều nhờ có bốn van tim.
Bốn van tim gồm: (1) van ba lá, nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải; (2) van động mạch phổi, nằm giữa thất phải và động mạch phổi; (3) van hai lá, nằm giữa nhĩ trái và thất trái; và (4) van động mạch chủ, nằm giữa thất trái và động mạch chủ. Mỗi van được to bới các lá van. Van hai lá chỉ có hai lá van, còn các van khác thì có ba lá.

Máu sẫm màu chứa ít ôxy (máu tĩnh mạch) trở từ khắp các mô trong cơ thể về tim nhờ hệ thống các tĩnh mạch và đổ vào tâm nhĩ phải. Sau đó máu từ nhĩ phải qua van ba lá xuống tâm thất phải.
Thất phải bơm máu vào động mạch phổi qua van động mạch phổi. Tại phổi, máu được trao đổi, nhả carbonic (CO2) và lấy ôxy (O2). Khi máu mang nhiều ôxy sẽ có màu đỏ tươi (máu động mạch), rồi máu trở về nhĩ trái qua các tĩnh mạch phổi. Từ đó, máu lại qua van hai lá để đổ xuống thất trái.
Thất trái bơm máu giàu ôxy qua van động mạch chủ để lên động mạch chủ. Động mạch chủ mang máu đỏ đi khắp cơ thể.

DỊ TẬT TIM BẨM SINH ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Trong quá trình phát triển bào thai bình thường, các cơ quan sẽ hình thành dần và thường hoàn thiện vào cuối tháng thứ ba của quá trình thai nghén. Vì một lý do nào đó (như đã đề cập đến ở phần trên), sự phát triển của quả tim không diễn ra bình thường dẫn đến sai lệch về cấu trúc và chức năng gọi là dị tật tim bẩm sinh.
Những dị tật này có thể đơn độc như có các lỗ thông trong tim giữa hai ngăn của tim phải và trái (ví dụ: thông liên nhĩ, thông liên thất), ống động mạch (ống thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi), bị hẹp hoặc teo tịt các van tim...
Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp là có sự kèm theo nhiều dị tật cùng một lúc như tứ chứng Fallot. Cũng có khi dị tật là một sự đảo ngược các gốc động mạch lớn gây ra sự hỗn loạn toàn bộ của hệ thống tuần hoàn.
Rất may là đa số trẻ đẻ ra bị các dị tật tim thường khá đơn giản hoặc có thể chữa được khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy vậy, có một số dị tật bẩm sinh nặng, có thể làm đứa trẻ chết ngay khi sinh ra hoặc chết rất sớm nếu không được can thiệp ngay từ thời kỳ bào thai.

DỊ TẬT TIM ĐƯỢC PHÁT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Phần lớn các dị tật tim bẩm sinh nặng có thể được phát hiện ra ngay trong thời kỳ sơ sinh hoặc thậm chí từ trong thời kỳ bào thai. Tuy nhiên, dị tật tim cũng có thể được chẩn đoán muộn hơn khi trẻ lớn hoặc thời kỳ niên thiếu hoặc đã trưởng thành.
Dị tật tim bẩm sinh có thể được phát hiện tình cờ khi đi khám bệnh khác hoặc kiểm tra sức khỏe của nhà trường. Trong những trường hợp này, phần lớn các dị tật là nhẹ, đơn thuần nên ít ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Các dị tật nặng thường ảnh hưởng sớm tới sức khỏe của trẻ ngay sau khi sinh, và thường được phát hiện vì trẻ có biểu hiện của các rối loạn do dị tật gây ra như, tím da đặc biệt khi trẻ khóc, viêm phổi tái phát nhiều lần, khó thở, chậm tăng cân, khóc nhỏ… Khi khám bệnh, biểu hiện hay gặp nhất của dị
tật tim bẩm sinh là nghe thấy tiếng thổi khi nghe tim. Tùy thuộc và vị trí, tính chất của tiếng thổi mà thầy thuốc có thể bước đầu chẩn đoán được loại dị tật và đưa ra các yêu cầu thăm dò khác.

CÁC XÉT NGHIỆM, THĂM DÒ CHẨN ĐOÁN

Khi nghi ngờ một trẻ có dị tật tim bẩm sinh, các thầy thuốc thường tiến hành các thăm dò chuyên khoa để xác định, phân loại và đánh giá mức độ bệnh. Các thăm dò chính gồm:
- Siêu âm tim Doppler màu: Là một xét nghiệm
không gây đau, dễ tiến hành nhưng có giá trị nhất và thường được chỉ định đầu tiên. Siêu âm tim có thể thấy được hình ảnh về các cấu trúc bên trong của quả tim và hoạt động của dòng máu trong tim. Phần lớn các dị tật được phát hiện và đánh giá bằng siêu âm tim.
- Thông tim: Là biện pháp đo đạc các thông số áp lực dòng máu trong buồng tim và các gốc động mạch lớn, bằng cách đưa một ống thông qua mạch máu vào tới tim. Phương pháp này có thể phân loại và đánh giá được mức độ rối loạn của các dị tật tim bẩm sinh. Phương pháp này chỉ tiến hành được ở các bệnh viện lớn có chuyên khoa sâu về tim mạch.
- Chụp X-quang ngực (chụp X-quang tim phổi): có thể cho thấy kích thước và hình dạng quả tim và tình trạng ứ máu phổi.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường không có giá trị chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh, nhưng nó cung cấp các thông tin quan trọng của các cơ quan như gan, thận để chuẩn bị cho điều trị và phẫu thuật hoặc can thiệp. Một số trường hợp còn đánh giá mức độ ảnh hưởng lâu dài của dị tật tim làm tăng thành phần hữu hình trong máu.
Sau khi khám và làm xét nghiệm, bác sỹ sẽ giải thích về tình trạng bệnh lý tim của con bạn và bàn tới phương thức điều trị.

NHỮNG NHU CẦU ĐẶC BIỆT CỦA BÉ

Nuôi dưỡng một đứa con là vừa là một thử thách vừa là một phần thưởng của bạn. Cho bé ăn cũng là một cơ hội để bạn được thể hiện tình yêu của bạn với bé. Tuy nhiên, một đứa trẻ có bệnh tim bẩm sinh có thể không tăng cân nhanh bằng những đứa trẻ khác, mặc dù bạn đã kiên trì chăm sóc và đôi khi điều này sẽ làm bạn nản lòng. Hãy nhớ rằng, tình yêu và sự chăm sóc của bạn là những gì tốt nhất mà trẻ có thể được nhận.
Sự phát triển của bé
Bình thường, khi trẻ được 4 - 5 tháng tuổi, cân nặng của trẻ sẽ tăng cân gấp đôi lúc sinh. Nhưng những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh có suy tim sung huyết hoặc có tím thì thường tăng cân chậm hơn. Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh tăng từ 250 đến 300 gram mỗi tháng là có thể chấp nhận được.
Một số yếu tố liên quan đến dị tật tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bao gồm: 

• Chán ăn
• Nhu cầu năng lượng cao
• Tim đập nhanh
• Thở nhanh
• Giảm ôxy máu
• Giảm hấp thu thức ăn do thở nhanh và mệt mỏi
• Giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá
• Nhiễm trùng hô hấp thường xuyên (viêm phế quản, viêm phổi)
Sự phát triển của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hoặc gen. Một số bệnh như hội chứng Down (ba nhiễm sắc thể số 21) có hình dạng biểu đồ tăng trưởng khác. Nguyên nhân phố biến nhất khiến trẻ tăng trưởng chậm là trẻ không ăn đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Nhưng thậm chí là nếu như con bạn có vẻ dùng đủ sữa bột hoặc sữa mẹ thì vẫn có thể tăng cân rất chậm do nhu cầu năng lượng tăng hơn bình thường. Bé cần được cân mỗi tháng một lần hoặc khi bạn đưa bé đi khám. Những con số cân nặng này sẽ cho biết mức độ tăng trưởng của bé.

Theo vnha.org

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua google bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua twitter bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua MySpace bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua icio bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua digg bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2) Chia sẽ qua yahoo bài: Khi con bạn mắc  dị tật Tim bẩm sinh (Hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ) (P.2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP