Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3)
Ngày 10/08/2017 01:44 | Lượt xem: 844

BÀN LUẬN

Tỷ lệ bệnh nhân THA kiểm soát được HA ngoại biên

Nghiên cứu chúng tôi thu nhận 610 bệnh nhân THA đang được điều trị tại phòng khám. Tỷ lệ nam nữ gần như tương đương trong nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu xét ở nhóm người cao tuổi, tỉ lệ nữ giới cao hơn rõ rệt so với nam giới (59,9% so với 40,1%). Điều này có thể là do tuổi thọ của nữ giới cao hơn ở nam giới trong dân số người cao tuổi.

Trong dân số người trẻ, có đến 65,4% BN không kiểm soát tốt HA. Con số vẫn không có nhiều thay đổi so với số liệu về THA toàn quốc năm 2015 khi mà báo cáo này công bố rằng có 68,7% BN không kiểm soát tốt HA2. Điều này cho thấy công tác điều trị và kiểm soát HA trong thực hành lâm sàng vẫn chưa đạt được những cải thiện đáng kể trong những năm qua.

Trong nhóm người cao tuổi, tỷ lệ BN không kiểm soát tốt HA có chiều hướng thấp hơn so với người trẻ (51,9%). Điều này có lẽ mục tiêu HA ở nhóm này đã được nâng lên cao hơn so với người trẻ (150/90 mmHg ở người cao tuổi và 140/90 mmHg ở người trẻ). Một quan sát tại Malaysia năm 2015 trên 1107 BN cao tuổi cũng ghi nhận số liệu tương tự với 51,7% BN không thể đạt HA mục tiêu3. Điều này có lẽ do tình trạng tuân thủ kém hơn ở đối tượng cao tuổi cũng như khả năng kiểm soát HATT ở nhóm cao tuổi có vẻ khó khăn hơn do tình trạng cứng mạch cũng như sự dè dặt của thầy thuốc khi sử dụng liều cao hay nhiều loại thuốc hạ áp cùng lúc. Chúng ta đều biết rằng, qua thử nghiệm HYVET4, điều trị hạ áp đạt mục tiêu trên đối tượng BN cao tuổi sẽ cải thiện rõ rệt các kết cục lâm sàng lớn về tim mạch và tử vong. Do đó, việc kiểm soát tốt HA ngoại biên ở người cao tuổi là thật sự cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ngoài việc đạt mục tiêu, cần chú ý đến khả năng đáp ứng của người cao tuổi với mức HA mục tiêu bởi đây cũng chính là những đối tượng rất nhạy cảm với tình trạng hạ HA quá mức và nếu có triệu chứng, có thể dẫn đến những biến cố ngoại ý bất lợi. Do đó, kiểm soát HA ngoại biên trên người cao tuổi ngoài việc cố gắng đạt mục tiêu điều trị còn cần phải cá thể hóa từng mục tiêu HA riêng biệt trên từng BN cụ thể.

Mối tương quan giữa HA ngoại biên và HA trung tâm

            Chúng ta đã biết vận tốc sóng mạch là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá sự cứng thành mạch và trong nghiên cứu của chúng tôi, vận tốc sóng mạch được đo gián tiếp qua thiết bị cho thấy mức độ tương quan rất chặtso với tuổi( r = 0,897)  và trị số vận tốc sóng mạch trung bình ở người cao tuổi cũng cao hơn hẳn so với người trẻ (11 m/giây so với 7,6 m/giây), nghĩa là tuổi càng cao BN có vận tốc sóng mạch càng lớn đồng nghĩa với việc thành mạch ngày càng cứng hơn theo tuổi. Điều này được biểu hiện rõ ràng ở việc HATT ở người cao tuổi cao hơn rõ rệt so với người trẻ (129 mmHg so với 131 mmHg đối với HATT ngoại biên và 140 mmHg so với 146 mmHg đối với HATT trung tâm) trong khi đó HATTr lại không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm tuổi. Do đó, sự cứng mạch, biểu hiện qua vận tốc sóng mạch và gián tiếp làm tăng HATT ở cả trung tâm lẫn ngoại biên là một đặc điểm nổi bật và riêng biệt trong THA ở người cao tuổi. Vận tốc sóng mạch trung bình trong nhóm người cao tuổi ở mức cao hơn so với mục tiêu (< 10 m/giây) dù cho có kiểm soát tốt HA ngoại biên hay không chứng tỏ rằng sự cứng mạch luôn hiện diện.

            Điều này càng thể hiện rõ ràng hơn khi chúng tôi phân tích riêng nhóm trẻ tuổi và cao tuổi. Cụ thể, ở người trẻ, khi kiểm soát tốt HA ngoại biên (109,7 mmHg) thì HA trung tâm cũng được kiểm soát tốt (119,7 mmHg) và vận tốc sóng mạch vẫn ở mức rất tốt (6,7 m/giây). Số liệu này cho thấy sự cứng mạch không đóng vai trò ưu thế trong cơ chế sinh bệnh THA ở người trẻ. Tuy nhiên, điều này lại tỏ ra ngược lại hoàn toàn khi xét trên phương diện người cao tuổi. Cụ thể, số liệu của chúng tôi cho thấy, ngay cả khi người cao tuổi kiểm soát tốt HATT ngoại biên (117,2 mmHg) thì HATT trung tâm vẫn chưa đạt mục tiêu điều trị (131,5 mmHg), đặc biệt hơn, vận tốc sóng mạch vẫn ở mức cao (10,8 m/giây) và không có khác biệt nhiều so với nhóm người cao tuổi chưa kiểm soát tốt HA (11,2 m/giây). Do đó, qua những con số này, có thể nhận xét rằng, kiểm soát tốt HA ngoại biên ở người cao tuổi không đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt sự cứng mạch và vận tốc sóng mạch và qua đó, nguy cơ tim mạch trên BN THA cao tuổi vẫn giảm không đáng kể bởi chúng ta chỉ mới thay đổi về con số HA chứ chưa xem xét đến cơ chế sinh bệnh thật sự. Vì vậy, trong điều trị THA trên người cao tuổi, không phải chỉ đơn thuần kiểm soát con số HA mà đồng thời phải chọn lựa những nhóm thuốc hạ áp có tác động tốt lên sự cứng mạch và vận tốc sóng mạch. Đó có lẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về kết cục lâm sàng trong thử nghiệm CAFE khi so sánh 2 nhóm thuốc hạ áp amlodipine + perindopril và atenolol + bendroflumethiazide5. Hiệu quả và lợi ích lâm sàng sau 6 năm theo dõi nghiêng hẳn về nhóm sử dụng amlodipine và perindopril bởi 2 loại thuốc này vốn có tác dụng dãn mạch gây giảm rõ rệt tình trạng cứng mạch và vận tốc sóng mạch trong khi đó atenolol gây co mạch còn lợi tiểu thiazide có tác động trung tính lên thành mạch. Do đó, những tác động có lợi lên sự cứng mạch và qua đó cải thiện vận tốc sóng mạch đã tạo nên những khác biệt có lợi đáng kể trong các kết cục lâm sàng.

KẾT LUẬN

            Tuy đây mới chỉ là một nghiên cứu quan sát mở đầu về đánh giá huyết áp trung tâm và vận tốc sóng mạch qua đó phản ánh tình trạng cứng mạch nhưng nghiên cứu của chúng tôi cũng đã thể hiện phần nào vai trò và sự khác biệt khi đo HA trung tâm và HA ngoại biên trên BN THA đặc biệt là BN THA cao tuổi. Qua đó, nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của HA trung tâm không thể được thay thế bởi HA ngoại biên trong điều trị THA trên người cao tuổi bởi sự phản ánh không chính xác của HA ngoại biên lên tình trạng cứng mạch – vốn là một yếu tố cốt lõi góp phần không nhỏ trong quá trình sinh bệnh và kết cục lâm sàng trên BN THA cao tuổi. Sử dụng thuốc có chứng cứ làm giảm vận tốc sóng mạch và huyết áp trung tâm là một ứng dụng thực tế cho bệnh nhân THA đặc biệt cao tuổi.

Print Chia sẽ qua facebook bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua google bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua twitter bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua MySpace bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua icio bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua digg bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3) Chia sẽ qua yahoo bài: Khảo sát tương quan giữa huyết áp ngoại biên và huyết áp trung tâm ở bệnh nhân tăng huyết áp đang được theo dõi tại phòng khám (P.3)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP