Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1)
Ngày 24/08/2018 12:31 | Lượt xem: 2536

Tóm tắt

Kết luận không chính xác điện tâm đồ trong tình huống cấp cứu ở bệnh nhân nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) có thể làm chậm điều trị hoặc chụp mạch vành không cần thiết. Bloc nhánh trái (LBBB) là yếu tố thường gây.

Tóm tắt

Kết luận không chính xác điện tâm đồ trong tình huống cấp cứu ở bệnh nhân nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) có thể làm chậm điều trị hoặc chụp mạch vành không cần thiết. Bloc nhánh trái (LBBB) là yếu tố thường gây lẫn lộn trong chẩn đoán NMCT ST chênh lên. Nó có thể là nguyên nhân gây dương tính giả hoặc âm tính giả NMCT ST chênh lên làm chụp mạch vành không cần thiết hoặc trì hoãn điều trị. Chẩn đoán NMCT ST chênh lên ở bệnh nhân có LBBB là thách thức lớn của bác sĩ tim mạch và bác sĩ khoa cấp cứu.

Trong bài báo này, chúng tôi mô tả tần suất LBBB trong HCMVC và những vấn đề tranh cãi trong thực hành lâm sàng bệnh nhân nghi ngờ NMCT có LBBB.

Bằng phương pháp chọn lọc tài liệu từ các nghiên cứu và các bài báo trong nước và trên thế giới, chúng tôi muốn nêu bật kết luận: Bệnh nhân nghi ngờ NMCT có LBBB là thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với các nhà lâm sàng. Mặc dù Guideline hiện tại khuyến cáo rằng bệnh nhân NMCT có LBBB cần tái tưới máu sớm, nhưng các nghiên cứu lâm sàng cho thấy chỉ có tỉ lệ thấp (khoảng 42%) bệnh nhân LBBB có NMCT thực sự và có khoảng 60% bệnh nhân không có tắc mạch vành khi thông tim. Do đó, chiến lược điều trị bệnh nhân NMCT ST chênh lên cần chọn lọc bệnh nhân thích hợp để điều trị tái tưới máu trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ NMCT có LBBB. Sử dụng men tim Troponin và siêu âm tim tại giường giúp cải thiện chẩn đoán chính xác hơn; Can thiệp mạch vành qua da là chiến lược ưu tiên hơn ở nhóm bệnh nhân này.

Abstract

Misinterpretation of admission electrocardiograms (ECG) in the emergency department for patients with suspected acute coronary syndrome (ACS) can lead to delays in treatment [1] or unnecessary coronary catheterization lab activation [2,3]. Left bundle branch block (LBBB) is a major ECG confounder for ST Elevation Myocardial Infarction (STEMI) diagnosis using ECG.

It has potential to cause both types of ECG interpretation errors, false positive driving false positive STEMI diagnosis leading to unnecessary catheterization lab activation or false negative STEMI diagnosis which causes delay in patient intervention. Diagnosing STEMI in the presence of LBBB has been a major challenge to cardiologists and emergency physicians.

In this article, we describe the evolving epidemiology of LBBB in acute coronary syndromes and discuss controversies related to current clinical practice.

Data Source: Manual review of bibliographies from selected articles and monographs.

Conclusion:Patients with a suspected acute coronary syndrome and left bundle branch block (LBBB) present a diagnostic and therapeutic challenge to the clinician. Although current guidelines recommend that patients with new or presumed new LBBB undergo early reperfusion therapy, data suggest that only a minority (42%) of patients with LBBB are ultimately diagnosed with acute myocardial infarction and that a significant proportion of patients (60%) will not have an occluded culprit artery at cardiac catheterization. Therefore, the strategies to those for patients with ST-segment elevation myocardial infarction are needed to guide selection of appropriate patients with a suspected acute coronary syndrome and LBBB for urgent reperfusion therapy. Using cardiac Troponin and bedside echocardiography to improve diagnosic accuracy, PCI should be preferred strategy.

1. Sinh lý bệnh của LBBB trong NMCT cấp

Hệ thống dẫn truyền trong thất trái: bó His, nhánh trái, phân nhánh trái trước, phân nhánh trái sau, phân nhánh xa hệ thống dẫn truyền thất trái (Hình 1). Nhánh trái có cấu trúc rộng và lan tỏa vì vậy NMCT gây LBBB mới cần có vùng tổn thương cấp lan rộng [6]. Khi LBBB mới là nguyên nhân của NMCT cấp thì vị trí nhồi máu thường là thành trước hoặc trước vách.

LBBB có thể có trước do bệnh cấu trúc tim: xơ hóa, thoái hóa hệ thống dẫn truyền, thiếu máu cơ tim mạn, phì đại thất trái (thường do cao huyết áp), tái cấu trúc thất trái do suy tim hoặc bệnh van tim. Thời điểm bắt đầu xuất hiện LBBB trong những trường hợp này thường không triệu chứng vì vậy rất khó xác định.

Độ rộng phức bộ QRS thay đổi theo tuổi: < 4 tuổi tối đa 90ms; 4-16 tuổi tối đa 100 ms [16]. Nghiên cứu trên 715 người nam bình thường >18 tuổi cho thấy độ rộng của phức bộ QRS: 74-114ms, trung bình 95ms.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua google bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim có Bloc nhánh trái trên điện tâm đồ (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP