Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1)
Ngày 15/02/2019 04:04 | Lượt xem: 1010

I. MỞ ĐẦU

Nhánh trái (LBB) được cung cấp máu chủ yếu từ động mạch liên thất trước (LAD), đôi khi tuần hoàn bàng hệ từ động mạch vành phải (RCA) và nhánh mũ (LCX).

Khi bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim (NMCT) kèm có LBBB mới hay giả định là mới thường có vùng cơ tim tổn thương lớn, xuyên thành, nên thường có sốc tim, bloc nhĩ thất và vô tâm thu, tỷ lệ tử vong (TV) cao hơn. Tần suất của block nhánh được đánh giá trong tổng quan gần 300.000 canhồi máu từ Cơ quan theo dõi quốc gia về bệnh nhồi máu cơ tim(The National Registry of Myocardial Infarction 2 investigators)cho thấy:  Block nhánh phải hiện diện trong khoảng 6% và LBBB là7%trongcác ca NMCT. BN có LBBB cũ thường kèm bệnh tim cấu trúc, bệnh tim thiếu máu cục bộ, phì đại thất trái, và có nhiều bệnh kết hợp hơn

Chẩn đoán bằng ECG là thử thách, dễ bỏ sót chẩn đoán NMCT hay chẩn đoán sai lầm có NMCT. Khó khăn trong chẩn đoán khi hiện diện LBBB dẫn tới ít được điều trị phù hợp (ASA, chẹn beta…), dễ bị bỏ sót chỉ định tái tưới máu sớm hay sai lầm khi sử dụng tiêu sợi huyết trên BN có LBBB cũ kèm NMCT cấp ST không chênh lên.

Trong thực hành, chúng ta đối mặt với 3 tình huống lâm sàng là:

            1. Thường gặp nhất: LBBB nhưng không có ECG cũ (trường hợp này LBBB coi như là mới hoặc giả định là mới).
            2.  LBBB và ECG trước đó không có (chắc chắn là LBBB mới)
            3.  LBBB và đã có LBBB trên ECG cũ (chắc chắn là LBBB cũ)
Bài viết này nhằm nêu đặc điểm BN NMCT kèm LBBB, cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị hiện nay.

II. ĐẶC ĐIỂM BN NMCT/LBBB

  1. Đặc điểm chung:Các kết quả chính từ một nhóm nghiên cứucohortlớn về BNnhập viện vì NMCT có thể được tóm tắt như sau: (1) BN với LBBB đại diện cho một tỷ lệ nhỏ nhưng quan trọngcủa tất cả BN nhập việnvìNMCT cấp và có thể mất đi hay tồn tại vĩnh viễn sau NMCT; (2) sự hiện diện của LBBB cho thấymột lượng BN có tỷ lệ nguy cơ tim mạch nềncao hơn và gánh nặng bệnh tim mạch và bệnh đi kèm trước đó cao hơn so với BN NMCT không kèm LBBB; (3) BN kèm LBBB ít có khả năng nhận được liệu pháp chống huyết khối theochứng cứ và chiến lược điều trị xâm lấn so với BN NMCT ST chênh lên (STEMI) không kèm LBBB; (4) LBBB liên quan đến tỷ lệ biến cố tim mạch chính cao hơn;(5) sử dụng PCI tăng từ 1997 đến 2016 cho tất cả BN, TV tại bệnh viện của bệnh nhân bị LBBB đã giảm đáng kể (hình 1,2). Theo hiểu biết tốt của chúng tôi, nghiên cứu này báo cáo đầu đủ các đặc điểm cơ bản, điều trị và dữ liệu kết quả 20 năm của nhóm BN không chọn lọc trong thế giới thật có LBBB và NMCT cấp cho đến nay. Đặc điểm chung tóm tắt ở bảng 1,2,3:

 

Bảng 2: Điều trị theo ECG ban đầu (trong vòng 24 giờ đầu)

 

Bảng 3: Kết quả trong lúc nằm viện theo ECG ban đầu.

 

 2. Xu hướng tái tưới máu: cũng như mọi BN NMCT khác, BN STEMI kèm LBBB cũng có xu hướng điều trị tái tưới máu bằng PCI tăng dần theo thời gian, từ 10,8% năm 1997-2001 đến 69,1% trong khoảng từ 2012-2016 (hình1).

 

Hình 1: Xu hướng tái tưới máu trên BN STEMI kèm LBBB

3. TV theo ECG ban đầu: tương tự, xu hướng TV cũng giảm dần theo thời gian (hình 2)

 

Hình 2: Xu hướng tỉ lệ TV tại bệnh viện theo ECG ban đầu ở BN NMCT cấp (n=28,385). LBBB- block nhánh trái; STE- ST chênh lên.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua google bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nhồi máu cơ tim kèm block nhánh trái: Những điều bác sỹ cần biết (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP