Suy tĩnh mạch không điều trị sẽ tiến triển thành suy tĩnh mạch mạn tính (Chronic Venous Insufficiency).Ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ, suy tĩnh mạch mạn tính có thể dẫn tới nhiễm trùng chi dưới mạn tính đe dọa tính mạng, gây đau nhức chân làm giảm chất lượng sống.
Suy tĩnh mạch không điều trị sẽ tiến triển thành suy tĩnh mạch mạn tính (Chronic Venous Insufficiency).Ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ, suy tĩnh mạch mạn tính có thể dẫn tới nhiễm trùng chi dưới mạn tính đe dọa tính mạng, gây đau nhức chân làm giảm chất lượng sống.
SINH LÝ BỆNH
Hệ tĩnh mạch chi dưới đuợc chia làm 3 hệ thống (Hình 1):
- Hệ thống tĩnh mạch nông: bao gồm tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh con của nó.
- Hệ thống tĩnh mạch sâu: bao gồm tĩnh mạch trước xương chày, tĩnh mạch chày sau, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch đùi nông, tĩnh mạch đùi sâu và tĩnh mạch chậu.
- Tĩnh mạch nhánh xuyên và các tĩnh mạch nối.
Bình thường, máu từ chi dưới trở về tim nhờ ba cơ chế
- Lực đẩy ở chân lúc đi lại: chủ yếu do sự co bóp của các cơ ở lòng bàn chân và bắp chân đè ép vào hệ thống tĩnh mạch (Hình 2).
Hình 2. Cơ chế lực đẩy của cơ cẳng – bàn chân
- Lực hút tạo ra trong quá trình hô hấp: khi thở ra, cơ hoành di chuyển lên lồng ngực tạo áp lực âm trong ổ bụng giúp hút máu từ chi dưới di chuyển lên tĩnh mạch chủ bụng; khi hít vào, cơ hoành di chuyển xuống ổ bụng tạo áp lực dương giúp đẩy máu từ tĩnh mạch chủ bụng về tim phải. Lưu ý, máu không di chuyển ngược xuống chi dưới do tĩnh mạch có van 1 chiều (Hình 3).
- Hệ thống van 1 chiều trong lòng các tĩnh mạch chi dưới giúp máu chỉ di chuyển 1 chiều trở về tim mà không trào ngược trở lại ngoại biên (Hình 4).
Bình thường, mỗi cử động của chân sẽ giúp bơm máu vào tĩnh mạch và trở về trung tâm qua hàng loạt các van tĩnh mạch. Trong thời gian đi lại, áp lực trong hệ thống tĩnh mạch của bắp chân gần như bằng không. Khi dừng lại, áp lực tư thế đứng trong chân cũng ở mức thấp do các van tĩnh mạch ngăn chặn sự trào ngược. Khi van tĩnh mạch bị suy, máu tĩnh mạch trào ngược về ngoại biên ngay trong quá trình đi lại làm cho cơ chế đẩy máu từ các cơ chi dưới mất tác dụng, dẫn đến áp lực thủy tĩnh do máu ứ trệ xuất hiện liên tục. Trọng lực hình thành trong tư thế đứng hoặc ngồi chính là yếu tố chủ chốt làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Do đó, mục tiêu trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính không chỉ gồm các thuốc mà còn có vai trò quan trọng của tập luyện thể dục. Thuốc trợ tĩnh mạch theo khuyến cáo của Hội mạch máu Thế Giới cần có 6 tiêu chí tác động để giúp bảo vệ van và thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực tĩnh mạch, kháng viêm, giảm tính thấm mao mạch, tăng dẫn lưu bạch huyết, và không gây rối loạn huyết động. Trong đó, flavonoid tinh chế dạng vi hạt (Daflon) là thuốc duy nhất đáp ứng 6 tiêu chí này, được khuyến cáo cấp độ 1B cho tất cả các giai đoạn bệnh suy tĩnh mạch. Thêm vào đó, vô cùng quan trọng là việc phối hợp tập thể dục, đặc biệt là các bài tập có tác dụng loại bỏ tác dụng của trọng lực trên hệ thống tĩnh mạch vốn đã bị ứ máu.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Trí
Theo Timmachhoc.vn
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389