Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1)
Ngày 31/12/2017 04:22 | Lượt xem: 1258

Bệnh Takayasu là bệnh viêm ở các động mạch có kích thước lớn và vừa gây hẹp, tắc hoặc phình động mạch. Bệnh được Bác Sĩ nhãn khoa người Nhật Bản tên Takayasu mô tả lần đầu tiên năm 1908 trên bệnh nhân nữ, 21 tuổi có phình động mạch võng mạc và không có mạch quay

Bệnh Takayasu là bệnh viêm ở các động mạch có kích thước lớn và vừa gây hẹp, tắc hoặc phình động mạch. Bệnh được Bác Sĩ nhãn khoa người Nhật Bản tên Takayasu mô tả lần đầu tiên năm 1908 trên bệnh nhân nữ, 21 tuổi có phình động mạch võng mạc và không có mạch quay.

I. Giới thiệu:
Bệnh Takayasu là bệnh viêm ở các động mạch có kích thước lớn và vừa gây hẹp, tắc hoặc phình động mạch. Bệnh được Bác Sĩ nhãn khoa người Nhật Bản tên Takayasu mô tả lần đầu tiên năm 1908 trên bệnh nhân nữ, 21 tuổi có phình động mạch võng mạc và không có mạch quay(1).
Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ, có thể do nhiễm trùng: lao, virus(2), bệnh tự miễn hoặc yếu tố di truyền. Về mô bệnh học, cơ bản gồm hai pha: pha cấp: viêm động mạch ở lớp áo ngoài và giữa với sự thâm nhiễm của tế bào Lympho T và đại thực bào, sau đó, tế bào cơ trơn và fibroblasts thâm nhiễm vào lớp áo trong. Pha mạn tính: tiến triển dầy thành động mạch gây hẹp: lớp áo ngoài xơ hoá, lớp áo giữa bị phá huỷ và tăng sinh của lớp áo trong (3,4).
Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như: sốt , giảm cân, nhức đầu, mệt, đổ mồ hôi về đêm… Giai đoạn thứ hai là giai đoạn mạch máu bao gồm triệu chứng của hẹp, tắc hay phình động mạch. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn thuyên giảm 1 phần triệu chứng lâm sàng(5), Tuy nhiên, các giai đoạn lâm sàng thường chồng chéo lên nhau và khó phân biệt rõ. Hẹp động mạch thường xảy ra nhất 93%, tắc 57%, dãn 16%, phình 7%(6). Tần xuất bệnh thấp, thường gặp ở phụ nữ  trẻ 20-30 tuổi Nhật Bản, Đông nam á, Ấn độ, Mexico; Khoảng 1/3000 ở Nhật Bản, 2.6/1 triệu ở Mỹ(7,8), tỉ lệ nữ/nam: 8-10/1(9) .
Tại Bệnh Viện Tim Mạch Tâm Đức chúng tôi đã chẩn đoán 3 trường hợp Bệnh Takayasu và điều trị can thiệp tổn thương động mạch bằng nong và đặt stent. Sau đây chúng tôi xin báo cáo trường hợp Bệnh Takayasu được điều trị vào năm 2008.

II. Trường hợp lâm sàng:
Bệnh nhân nữ sinh năm 1976, khám bệnh viện Tâm Đức vì tăng huyết áp trong thời gian dài, tăng huyết áp của cô ấy được chẩn đoán vào năm 1992 ( 150/90mmHg) và chưa được kiểm soát tốt. Bệnh nhân không có tiểu đường, không rối loạn chuyển hoá lipid máu, không hút thuốc lá, BMI: 21, gia đình khoẻ mạnh, cô ấy sinh được bé gái khoẻ mạnh vào đầu năm 2008. Bệnh nhân có giai đoạn điều trị corticosteroid và thuốc hạ huyết áp( không rõ loaị) ở cơ sở y tế khác, lúc khám bệnh viện Tâm Đức thuốc huyết áp bao gồm: Methyldopa 250 mg 1viên x3, Bisoprolol 5 mg 1,5v, Furosemide 40 mg 0.5vx2, nifedipine 20 mg 1vx2. Thăm khám( bảng 1): huyết áp tay phải 165/100mmHg, táy trái: 150/90mmHg, chân phải: 80/40mmHg, chân trái: 95/60mmHg.
 
*: Bác sĩ khoa tim mạch can thiệp BV Tim Tâm Đức.
**: Bác sĩ Viện Tim quốc gia Malaysia.
***:  Phó giáo sư, tiến sĩ, Giám đốc Y khoa BV Tim Tâm Đức. 


Khám lâm sàng: âm thổi tâm thu ở động mạch cảnh, dưới đòn hai bên, động mạch chủ bụng, không có dâu hiệu đi cách hồi, không có đau mỏi hay tê chi trên khi vận động, mạch quay và cánh tay 2 bên rõ, mạch đùi khoeo, mu chân, chày sau 2 bên yếu.

Bảng 1. Dấu lâm sàng và cận lâm sàng 
 
 

Trước đặt stent

Lúc xuất viện

Sau 2 tháng

Huyết áp tay

165/90 mmHg

130/80 mmHg

120/80 mmHg

Huyết áp chân

95/60 mmHg

125/80 mmHg

110/80 mmHg

Thuốc trị huyết áp

4 loại

3 loại

2 loại

Độ chênh áp qua chỗ hẹp động mạch chủ.

70 mmHg

10 mmHg( sau đặt stent)

 

Hở van Động mạch chủ

3+

2+

2+

Creatinnine máu (µmol/l)

62

59

59

CRP (mg/l)

3.6

3.5

0.6

Tốc độ lắng máu (ESR) giờ thứ nhất (mm)

31

38

33

Xét nghiệm ANA test(_), LE cells(_), không protein niệu. Siêu âm tim cho thấy dầy đồng tâm thất trái, hở van động mạch chủ 3+, phân xuất tống máu:73%. Soi đáy mắt : chưa phát hiện tổn thương  mạch máu võng mạc .

Siêu âm Doppler mạch máu: hẹp 30% động mạch cảnh chung phải. Động mạch cảnh chung trái tắc từ lỗ xuất phát , phần sau chỗ tắc có flow ngược xuống từ động mạch cảnh trong và ngoài. Động mạch dưới đòn trái hẹp 50% lỗ xuất phát, phải hẹp 30% lỗ xuất phát. Động mạch thận hai bên không hẹp. Động mạch chủ lên dãn ( d= 40mm), không hẹp trong stent động mạch chủ ngực( sau đặt stent 2 tháng), hẹp 30% động mạch chủ bụng dưới thận. Động mạch chậu hai bên không hẹp, hẹp 50-70% động mạch chày trươc trái.  
Chụp cắt lớp vi tính động mạch( hình 2): Hẹp khít động mạch chủ xuống dài 80mm, hẹp nhẹ động mạch chủ bụng đoạn chậu,  phình và hẹp nhẹ động mạch chủ lên, đoạn đầu động mạch chủ xuống, tắc động mạch cảnh chung trái từ lỗ xuất phát, hẹp nhẹ đoạn đầu động mạch dưới đòn hai bên, không hẹp động mạch thận hai bên, không tổn thương động mạch phổi, hẹp 30% nhánh liên thất trước đoạn đầu. 
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Takayasu Type V P(-), C(+)  dựa theo tiêu chuẩn của American college of Rheumatology năm 1990(10) (bảng 2) và bảng phân loại tổn thương mạch máu năm 1994 Hội nghị Takayasu ở Tokyo Nhật Bản (11) (bảng 3 , hình 1)

Bảng 2.Tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh Takayasu của American college of Rheumatology năm 1990(10)
 
 
Tiêu chuẩn Định nghĩa
Tuổi khởi bệnh dưới 40 Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tuổi dưới 40
Triệu chứng cách hồi  Triệu chứng mỏi hoặc đau cơ của 1 hay nhiều chi khi vận động đặt biệt là chi trên.
Mạch cánh tay yếu Yếu mạch của 1 hoặc hai bên cánh tay
Khác biệt huyết áp giữa hai tay trên 10 mmHg Khác biệt huyết áp tâm thu giữa hai cánh tay trên 10 mmHg
Am thổi ở động mạch dưới đòn hoặc động mạch chủ Am thổi ở một hoặc hai bên động mạch dưới đòn hoặc động mạch chủ bụng
Tổn thương trên hình ảnh chụp mạch máu  Hẹp hoặc tắc động mạch chủ và nhánh, hoặc động mạch lớn ở chi trên hoặc chi dưới, không phải nguyên nhân xơ vữa, loạn sản xơ, tổn thương thường khu trú hoặc từng đoạn.
Chẩn đoán Bệnh Takayasu ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn.
 
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Print Chia sẽ qua facebook bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua google bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Ca Lâm Sàng: Bệnh Takayasu (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP