Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1)
Ngày 18/12/2019 04:04 | Lượt xem: 621

Đại cương: đề kháng kháng sinh trong viêm phổi, đặc biệt viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy đang gia tăng nhanh chóng làm tăng tỉ lệ tử vong và thời gian nằm viện cũng như tăng giá thành điều trị. Xác định MIC có vai trò quan trọng trong đánh giá sự nhậy cảm kháng sinh của các tác nhân nầy cũng như tiên đoán hiệu quả của kháng sinh được sử dụng trên lâm sàng.

Tóm tắt: Xác định Nồng độ ức chế tối thiểu MIC90 của meropenem, impenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại bệnh viện Chợ Rẫy

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:

MIC: minimal inhibited concentration

A.B: acinetobacter baumannii

P.A: Pneudomanas aeruginosa

PCT: Procalcitonin

CRP: C reactive Proteine

TM - tĩnh mạch

NKQ: Nội khí quản

BN: bệnh nhân

MRSA: methicillin resistant S.aureus

VPBV: Viêm phổi bệnh viện

VPTM: Viêm phổi kết hợp thở máy

VPCSYT: viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

BN: bệnh nhân

Tóm tắt: Xác định Nồng độ ức chế tối thiểu MIC90 của meropenem, impenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại bệnh viện Chợ Rẫy

Đại cương: đề kháng kháng sinh trong viêm phổi, đặc biệt viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy đang gia tăng nhanh chóng làm tăng tỉ lệ tử vong và thời gian nằm viện cũng như tăng giá thành điều trị. Xác định MIC có vai trò quan trọng trong đánh giá sự nhậy cảm kháng sinh của các tác nhân nầy cũng như tiên đoán hiệu quả của kháng sinh được sử dụng trên lâm sàng.

Mục tiêu nghiên cứu:

  • Xác định MIC90 của meropenem và imipenem trên A.baumannii,K.pneumoniae và P.aeruginosa.

  • Xác định MIC90 của vancomycin và teicoplanin trên MRSA gây VPBV và VPTM

  • Xác định tỉ lệ đề kháng của A.B, P.A và MRSA gây VPBV và VPTM tại BV Chợ rẫy

Phương pháp nghiên cứu: đo MIC90 bằng que E test trên 200 chủng vi khuẩn của những bệnh nhân VPBV và VPTM (mỗi tác nhân 50 chủng A.B, P.A và K.P và MRSA) tại BV Chợ rẫy. Điểm cắt MIC90 của CLSI 2013 dùng để tham chiếu

Kết quả nghiên cứu: Acinetobacter baumannii đề kháng cao nhất với impenem (100%) và meropenem(98%). Pseudomonas aeruginosa cũng có tỉ lệ đề kháng cao với hai kháng sinh trên (imipenem 72 % và meropenem 74%). Có sự gia tăng đề kháng nhanh chóng imipenem và meropenem, lần lượt 68% và 62% của K.pneumoniae.100% MRSA vẫn còn nhậy cảm với vancomycin và teicoplanin.

Đa số MIC90 của meropenem và imipenem đối với A.baumannii, P.aeruginosa và K.pneumoniae là > 32 mg/l.

MIC90 của MRSA đối với vancomycin ≥ 1 mg/L là 50%, < 1 mg/l là 50%, MIC 90 của Teicoplanin ≥ 1 mg/l là 22%, < 1 mg/l là 78%.

Kết luận: Tại bệnh viện Chơ Rẫy, những vi khuẩn gram âm gây viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy có tỉ lệ kháng cao với imipenem và meropenem với MIC > 32 mg/l trong đa số trường hợp. Mặc dù còn nhậy cảm 100% với vancomycin và teicoplanin, MIC90 của vancomycin > 1mg/l lên tới 50% trường hợp so với MIC90 của teicoplanin >1mg/l là 22%.

Abstract: Determine the MIC90 of meropenem, imipenem and vancomycin for pathogens causing pneumonia at Choray hospital

 

Background: Antimicrobial resistance in hospital-acquired pneumonia (HAP) and ventilator-associated pneumonia (VAP) is rising rapidly, with increased morbidity and mortality and higher healthcare costs. Determination of MIC has an important role in evaluating the antibiotic susceptibility of these pathogens as well as predicting antibiotics’ clinical efficiency.

Objectives:

  • To determine the MIC90 of meropenem and imipenem for A.baumannii, P.aeruginosa and K.pneumoniae causing HAP and VAP

  • To determine the MIC90 of vancomycin and teicoplanin for MRSA which caused HAP and VAP

  • To determine resistant rates of A.B, P.A, K.P and MRSA causing HAP or VAP in Cho Ray hospital.

Methods: MIC90 by Etest were performed for 200 isolates of HAP or VAP patients (including 50 isolates each of Acinetobacterbaumani, Pseudomonas aeruginosa, k.pneumoniae and methicillin resistant Staphylococcus aureus - MRSA) at Cho Ray hospital. MIC breakpoints of CLSI 2012 were used.

Results: Most Acinetobacter baumannii isolates had high resistant to imipenem (100%) and meropenem (98%). It was the bacteria with the highest antibiotic resistant rates. Pseudomonas aeruginosa also had increase resistant rates to imipenem (72%) and meropenem (74%). The rapidly increasing Resistance of K.pneumoniae to imipenem 68% and meropenem 62% was recorded in this year. 100% MRSA isolates were susceptible to vancomycin and teicoplanin.

MIC90 of meropenem and imipenem for A.B and P.A was > 32mg/l, two times higher than CLSI 2012 criteria. For MRSA, MIC90 of vancomycin≥ 1 mg/L was in 50% cases and < 1 mg/l was 50%, MIC90 of Teicoplanin ≥ 1 was 22% and < 1mg/l was 78%.

Conclusions: At Cho Ray hospital, Gram negative bacteria such as A.baumannii and P.aeruginosa and K.pneumoniae causing HAP/VAP had extremely high antibiotic resistant rates to imipenem and meropenem. Although MRSA was still high susceptible to vancomycin and teicoplanin but MIC90 of vancomycin > 1mg/l was in 50% cases and MIC90 teicoplanin > 1mg/l was 22% cases.

Từ khoá: nồng độ ức chế tối thiểu, viêm phổi mắc phải trong bệnh viện, viêm phổi kết hợp thở máy

I. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:

Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (VPBV), Viêm phổi liên quan thở máy (VPTM) do vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng nhanh chóng gây khó khăn trong điều trị kháng sinh ban đầu làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [1].

Đề kháng kháng sinh, đặc biệt viêm phổi bệnh viện ngày càng gia tăng nhanh chóng tại các BV trong cả nước gây khó khăn trong chọn lựa kháng sinh ban đầu do những tác nhân gram âm sinh ESBL, MRSA và những vi khuẩn không lên men.

Hiện nay trên thế giới, để xác định chính xác tình trạng kháng kháng sinh, cần phải xác định nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh.Tại VN, vì không có điều kiện nên nhiều trung tâm chưa triển khai kỹ thuật đo MIC của vi khuẩn. Do đó cần thiết tiến hành đo MIC của vi khuẩn vì đó là công cụ chính xác đánh giá tình hình đề kháng và tiên lượng hiệu quả của kháng sinh trên lâm sàng đặc biệt những vi khuẩn đa kháng như Pseudomonas aeruginosa, Acinebacter baumannii, K.pneumoniae sinh ESBL hay carbapenemase và tụ cầu kháng methicillin (MRSA)

Việc xác định MIC cũng giúp tránh dùng kháng sinh có MIC cao nhằm giảm thất bại điều trị và tử vong do dùng kháng sinh không thích hợp.

Đối với nhiễm trùng do tụ cầu kháng methicilline (MRSA), mặc dù tỉ lệ nhậy cảm vẫn là 100%, nhưng trên lâm sàng có tỉ lệ thất bại do dùng vancomycine vì MIC của vancomycin đối với vi khuẩn hiện nay đang gia tăng. Điều nầy giải thích rõ tại sao vẫn thất bại khi điều trị tụ cầu bằng vancomycin mặc dù test nhậy cảm vẫn còn rất cao.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định tỉ lệ đề kháng của VK phân lập trong VPBV, VPTM với các kháng sinh imipenem, meropenem, vancomycin và teicoplanin.

- Xác định MIC90 của các kháng sinh meropenem, imipenem, đối với các vi khuẩn A.baumannii, P.aeruginosa và K.pneumoniae gây viêm phổi bệnh viện, viêm phổi thở máy.

Xác định MIC90 của vancomycin và teicoplanin trên S.aureus kháng methicillin (MRSA) và đề kháng của chúng.

2. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước:

2.1. Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPBV hiện nay:

Đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng nhanh chóng tại các BV trong cả nước gây khó khăn trong chọn lựa kháng sinh trong bệnh nhiễm trùng, nhất là VPBV và VPTM.

Tình hình đề kháng của các vi khuẩn không lên men như A. baumannii và P.aeruginosa được đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng trên thế giới và Việt Nam. Trong chương trình nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia INICC trong đó có Việt nam từ 2003-2008, A.baumannii kháng imipenem và meropenem là 55,1%, P.aeruginosa kháng với 2 kháng sinh nầy là 38,6%. Nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy P.aeruginosa và đặc biệt Acinetobacter baumannii gây kháng cao với hầu hết kháng sinh kể cả kháng sinh nhóm carbapenem ngoại trừ colistin [10,18,20]. A.baumannii là tác nhân thường gặp nhất trong viêm phổi thở máy (61%) và kháng cao với carbapenem (81-8 3%), cephalosporin thế hệ 3 và 4 (94%), ciprofloxacin (92%), piperacillin/tazobactam (89%); kháng mức độ trung bình với cefoperazone/sulbactam (49%) và kháng thấp với colistin (2%) [25,26]

Trong một thập niên qua, tốc độ sinh ESBL của các vi khuẩn gram âm tăng rất nhanh chóng và các kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, 4, các quinolones. Carbapenem là thuốc chọn lựa điều trị vi khuẩn sinh ESBL nên có hiện tượng các chủng đề kháng carbapenem do kết hợp nhiều cơ chế thay đổi tính thấm màng ngoài vi khuẩn và bơm ngược hay sản xuất carbapenemases (A, B, C, D) trong đó K. pneumoniae carbapenemases (KPC) là men có ý nghĩa lâm sàng và dịch tễ học nhất. [1,10,13,15]

Đề kháng kháng sinh của S.aureus kháng methicillin (MRSA) hiện nay từ 70-80% % gây kháng cao với betalactam bao gồm cephalosporin các thế hệ và carbapenem. Mặc dù nhậy cảm của MRSA với vancomycin còn rất cao trên khảo sát qua test nhậy cảm nhưng MIC của S.aureus đối với vancomycin gia tăng làm cho điều trị vancomycin trên lâm làng đạt kết quả không cao và cần thay thế vancomycin bằng kháng sinh khác hiệu quả hơn [2,5,6,14,16,30]. Tại Việt nam, nghiên cứu trên 100 chủng S.aureus năm 2008, Trần thị thanh Nga nhận thấy 100% các chủng S.aureus có MIC ≥1,5 mg/l và 51% có MIC ≥ 2mg/l. Nghiên cứu nầy chưa đánh giá tương quan giữa MIC cao và kết quả điều trị vancomycin trên lâm sàng[21]. Tuy nhiên tại VN chưa có nhiều nghiên cứu đo MIC của các vi khuẩn đối với các kháng sinh sử dụng trong lâm sàng mà chỉ dựa vào test nhậy cảm trên đĩa thạch không được chính xác nhất là những vi khuẩn sinh ESBL hay MRSA.

3. Phương pháp nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả BN Viêm phổi BV, VPTM tuổi từ 16 trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu

Chúng tôi chọn mỗi nhóm 50 chủng A.baumanii, P.aeruginosa. K.pneumoniae và MRSA do kinh phí nghiên cứu giới hạn.

3.2. phương tiện nghiên cứu:

Dụng cụ và các bước tiến hành E test: 

 

Que Etest được sử dụng và bảo quản tại Khoa vi sinh bệnh viện Chợ Rẫy

Quy đình được tiến hành 3 bước:

- Cấy vi khuẩn lên đĩa thạch

- Đặt que E test vào đĩa thạch

- Đọc kết quả MIC của VK

3.3. phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang

BN đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu sẽ được:

  • Làm bệnh án nghiên cứu theo mẫu thu thập bệnh án nghiên cứu thống nhất

  • Cấy định lượng đàm khạc, qua nội soi PQ, hút dịch khí quản (cấy máu, dịch cơ thể

  • Mẫu bệnh cấy (+)  test đề kháng và làm thử nghiệm E test và đo MIC90

- Thu thập dữ liệu nghiên cứu và xử lý thống kê.

Theo hoihohaptphcm.org

PK Đức Tín

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua google bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC90) của meropenem, imipenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Chợ Rẫy (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP