Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2)
Ngày 16/06/2020 04:53 | Lượt xem: 696

Phù phổi cấp một bên là bệnh cảnh lâm sàng ít gặp, có thể do tim hoặc không do tim, thông thường xảy ra trên những bệnh nhân có bất thường cấu trúc phổi hoặc do các yếu tố huyết động, điển hình là trong hở van hai lá nặng

  1. Phân loại nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
  2. Phân loại:
    Do tim hoặc không do tim:

Nguyên nhân do tim thường gặp nhất là hở van hai lá nặng, suy tim với kích thước tim trái lớn, nhồi máu cơ tim cấp gây rối loạn chức năng cơ nhú. Những nguyên nhân không do tim như tắc nghẽn tĩnh mạch cùng bên, giãn nở phổi quá nhanh sau chọc tháo dich hay khí, thiểu sản một động mạch phổi một bên…Dựa vào vị trí tổn thương trên XQ:

Dựa vào vị trí của hình ảnh PPC trên XQ cùng với sự nhận biết các dấu hiệu bất thường cùng bên hoặc đối bên, Calenoff và cộng sự đã chia nguyên nhân gây PPC một bên ra hai nhóm:

  • Phù phổi khu trú cùng bên (phù phổi xảy ra trên phổi bị tổn thương) là những trường hợp phù phổi xảy ra ở cùng bên phổi có bất thường, có thể do tắc nghẽn tĩnh mạch cùng bên (hình 8), sau tạo thông nối động mạch hệ thống – động mạch phổi trong các bênh lý tim bẩm sinh, tắc nghẽn phế quản, viêm phổi hít một bên, chấn thương phổi, chọc tháo nhanh dịch hoặc khí trong màng phổi (làm phổi nở lại), truyền dịch muối nhược trương qua catheter lạc chỗ vào 1 bên tĩnh mạch phổi, hoặc do ảnh hưởng của tư thế nằm một bên trong thời gian dài [9], [5].
  • Phù phổi khu trú đối bên (phù phổi xảy ra trên phổi không tổn thương) thường do nguyên nhân: bất thường tưới máu động mạch phổi một bên như thuyên tắc phổi, thiểu sản một động mạch phổi bẩm sinh, hội chứng Swyer-James, khí phế thũng khu trú, xơ hóa phối nặng (lao giai đoạn cuối, sarcoidosis bệnh bụi phổi amiăng) tiền căn cắt phổi hoặc cắt thùy phổi, phổi nở lại sau tràn khí màng phổi, thông nối động mạch hệ thống – động mạch phổi (thủ thuật Pott), cắt hạch giao cảm một bên, và bênh lý màng phổi [9], [5].
  1. Cơ chế
    1. Do tim

PPC là sự thoát dịch ra ngoài lòng mạch máu phổi do sự mất cân bằng áp suất thủy tĩnh hoặc áp suất keo xuyên qua hệ thống mao mạch phổi, hoặc do tăng tính thấm của giường mao mạch phổi, hoặc do giảm khả năng dẫn lưu của hệ bạch huyết. Để giải thích cho hiện tượng PPC một bên do tim phải có yếu tố gây ra sự gia tăng áp suất thủy tĩnh khu trú một bên dẫn đến sự tích tụ dịch khu trú.

Yếu tố đầu tiên là khả năng dẫn lưu khác nhau của hệ bạch huyết hai bên phổi: PPC một bên thường gặp ở phổi bên phải là do dịch ngoại mạch từ phổi phải dẫn lưu qua thân phế quản-trung thất bên phải vốn có kích thước nhỏ (đôi khi là thân bạch huyết bên phải), trong khi dịch từ phổi trái được dẫn lưu qua ống ngực có kích thước lớn hơn nhiều. Do đó dịch từ phổi trái được dẫn lưu một cách dễ dàng hơn, trong khi bên phổi phải, thể tích dịch rất dễ vượt quá khả năng dẫn lưu của thân phế quản-trung thất, gây ra PPC bên phải. Ngoài ra việc giảm dẫn lưu mạch bạch huyết một bên có thể do bẩm sinh hay do sẹo hẹp do viêm trước đó, cũng có thể do thay đổi phân bố mạch máu không đồng đều thứ phát sau khí phế thủng khu trú, hoặc do tư thế nằm nghiêng một bên [9].

Vì PPC một bên thường xảy ra trên những bệnh nhân có hở van hai lá và phần lớn là ở bên phải, nên việc giải thích cơ chế bệnh sinh sẽ tập trung vào giải phẫu và chức năng của van hai lá. Cơ chế được lí giải do hướng dòng phụt ngược lệch tâm qua van hai lá vào trong nhĩ trái, qua đó đi thẳng vào tĩnh mạch phổi phải, đặc biệt là lỗ tĩnh mạch phổi trên phải. Dòng máu phụt ngược gây ra dòng chảy ngược trong tĩnh mạch phổi phải suốt thì tâm thu, tạo nên sự tắc nghẽn tương đối dòng máu trở về từ phổi phải do tăng áp lực thủy tĩnh khu trú ở phần phổi tương ứng. Trên thực tế, Gurney và Goodman đã cho thấy áp lực mao mạch phổi bít bên phổi phải cao hơn bên trái, cũng như Roach và cộng sự đã phát hiện áp lực thủy tĩnh của hệ tĩnh mạch phổi phải cao hơn bên còn lại. Việc gia tăng áp lực khu trú có thể thúc đẩy PPC một bên [9].

Bên cạnh đó, trong các trường hợp trôi (flai) van ha lá, hướng của dòng phụt ngược sẽ phụ thuộc vào lá van nào bị ảnh hưởng, trường hợp có trôi lá sau van hai lá thì dòng phụt ngược có hướng vào tĩnh mạch phổi phải đã được xác định trên hình ảnh Doppler màu (hình 7)[9].

Hình 7. A, Hình ảnh X-quang của phù phổi cấp một bên (bên phải). B, Siêu âm tim qua thực quản cho thấy hình ảnh đứt cơ nhú gây trôi lá trước van 2 lá và dòng phụt ngược vào nhĩ trái. Nguồn: Doshi H, El Accaoui R, Unilateral pulmonary edema in acute coronary syndrome: A sinister sign, Eur J Intern Med, 2016 May;30:e5-e6.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc phân bố dòng phụt ngược bao gồm thể tích dòng phụt ngược, thể tích nhĩ trái, vị trí giải phẫu của các lỗ tĩnh mạch phổi trên thành nhĩ trái [9]. Trong trường hợp suy thất trái với rối loạn chức năng cơ nhú và hở van hai lá nặng, dòng máu chảy ngược về nhĩ trái có thể hướng chọn lọc trực tiếp vào các tĩnh mạch phổi phải [9]. Kích thước tim trái lớn ở hầu hết các bệnh nhân suy tim cũng góp phần gây cản trở dòng máu chảy trong động mạch phổi trái, từ đó giảm thể tích mao mạch phổi trái [3]. Cần chú ý thêm trong trường hợp hở van hai lá cấp tính (như trong nhồi máu cơ tim cấp gây rối loạn chức năng cơ nhú) thì mặc dù mức độ hở van không nặng cũng có thể gây PPC.

Còn tiếp...

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua google bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua twitter bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua MySpace bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua icio bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua digg bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2) Chia sẽ qua yahoo bài: Phù phổi một bên: Cơ chế, chẩn đoán và điều trị (P2)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP