Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1)
Ngày 06/09/2019 08:06 | Lượt xem: 833

TÓM TẮT

Nitric oxide (NO) vừa là một chất khí vừa là một phân tử rất phổ biến trong tất cả các loài động vật, với khả năng dẫn truyền thông tin giữa các tế bào của gần hết các bộ phận trên cơ thể con người. Vì sự tổng hợp NO tăng lên khi có đáp ứng viêm của cơ thể nên NO có thể sử dụng như là chất đánh dấu thay thế cho viêm cấp và / hoặc mạn tính.

Việc đo lường phân suất nồng độ NO trong khí thở ra (FeNO) nhằm phát hiện viêm đường dẫn khí, từ đó cải thiện chẩn đoán hen bằng cách định rõ đặc điểm bệnh nhân hen có viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan. Sử dụng FeNO cải thiện kiểm soát bệnh hen bằng cách điều trị trúng đích.

Phương pháp đo FeNO đang được xem như là một phương tiện đánh giá chức năng hô hấp mới, dễ sử dụng, và có thể đo lặp lại nhiều lần. Việc đo NO trong khí thở ra là phép đo duy nhất cho phép (1) phát hiện, (2) định lượng và (3) theo dõi sự thay đổi các quá trình viêm trong suốt tiến trình của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau, trong đó bao gồm bệnh hen thể nhạy corticoid.

GIỚI THIỆU

Nitric oxide (NO) là chất khí sinh học có vai trò sinh lý học lâu đời hơn cả khí oxygen [1]. Với đặc tính hóa học này, NO – vừa được sử dụng ở dạng hít vào và vừa có thể phát hiện trong khí thở ra ở bệnh nhân [2]. Hai mươi năm sau bài viết nghiên cứu đầu tiên của Gustafsson và cộng sự [3], việc đo nồng độ khí NO trong khí thở ra (FeNO) đã trở thành một phương pháp định lượng không xâm lấn tình trạng viêm đường hô hấp đang được sử dụng ngày càng rộng rãi tại các bệnh viện lớn [4, 5]. Trong khoảng 20 năm qua, có gần 3600 bài báo về khí NO được đăng tải trên Pubmed [6], trong đó có hơn 2500 bài báo liên quan đến đo NO trong khí thở ra ở bệnh hen [7]. Hai hiệp hội hàng đầu thế giới về hô hấp là Hội lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society – ATS) và Hội Hô hấp Châu Âu (European Respiratory Society – ESR) bao gồm các bác sĩ hô hấp, các nhà dị ứng học, nhà sinh lý học và bác sĩ hô hấp nhi, đã ấn bản những khuyến cáo đầu tiên liên quan đến NO từ năm 1997. Từ đó, các khuyến cáo đã liên tục được cập nhật, cho thấy tiềm năng rất lớn của phương pháp đo này trong các bệnh lý hô hấp.

So với các phương pháp thăm dò chức năng hô hấp hiện tại, thì phép đo NO trong khí thở ra có nhiều ưu điểm rõ rệt hơn, nhưng không vì thế mà có khuynh hướng thay thế chúng. Không xâm lấn cho bệnh nhân, dễ thực hiện đối với các bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên đo chức năng hô hấp, phép đo NO trong khí thở ra là phép đo duy nhất có ưu điểm không xâm lấn và có thể lặp lại nhiều lần để phát hiện viêm trong đường dẫn khí. Phép đo này hỗ trợ chẩn đoán hen và cho phép dễ dàng xác định kiểu hình hen tốt hơn, đặc biệt là liên quan với khả năng nhạy cảm với điều trị corticosteroid. Do đó, hen là bệnh lý được quan tâm đến nhiều nhất khi nói đến phép đo NO vì nhờ tần suất bệnh hen, cơ chế sinh lý bệnh chủ yếu là viêm mạn tính đường dẫn khí và được điều trị chủ yếu bằng corticoid (hít hoặc uống). Các bệnh lý khác cũng có liên quan và làm thay đổi sự sản xuất NO ở phổi, nhưng tần suất bệnh hiếm gặp hơn, như: bệnh xơ nang [11], rối loạn hoạt động nhung mao [12] và bệnh phổi mô kẽ gây ra do xơ cứng bì toàn thân [13, 14]. Các nghiên cứu đánh giá phép đo NO trong khí thở ra trong các bệnh lý này, mặc dù đang gia tăng về số lượng, sẽ không được phân tích trong bài viết này mà bài viết chủ yếu tập trung vào vai trò của phép đo NO trong khí thở ra ở bệnh nhân hen.

SINH HỌC CỦA NO

Sinh tổng hợp của gốc NO từ L-arginine và phân tử oxygen, được điều khiển bởi họ enzyme tổng hợp NO (NO synthase, NOS), bao gồm 3 dạng đồng phân (NOS-1, NOS-2 và NOS-3) khác nhau về chức năng, vị trí tế bào và các đặc điểm sinh hóa (hình 1).

 

Hình 1 – Ba dạng đồng phân của NO synthases.

NOS-1 và NOS-3 là đồng phân cơ cấu, trong khi dạng NOS-2 là cảm ứng vì chỉ xuất hiện khi có tình trạng bệnh lý chẳng hạn như sốc nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý viêm mạn tính, trong đó có hen. Kích thích các đồng phân cơ cấu (NOS-1 và NOS-3) dẫn đến sự sản xuất ngắn hạn NO ở một lượng rất nhỏ với các vai trò sinh lý khác nhau dưới điều kiện sinh lý, từ việc điều hòa trương lực mạch máu đến các cơ chế thần kinh liên quan đến trí nhớ. Do đó, 2 dạng đồng phân này gần như hiện diện khắp nơi và giữ các vai trò sinh lý cơ bản của cơ thể. Ngược lại, một khi có kích thích gen tạo NOS-2 (gen mã hóa cho NOS-2 bình thường không thể hiện trong tế bào), sẽ dẫn đến tổng hợp mới protein này và trở nên hoạt động liên tục một khi xuất hiện. Do đó, hoạt động của NOS-2 chịu trách nhiệm nhiều hơn so với NOS cơ cấu cho sự tăng sản xuất NO. Đường hô hấp là một trường hợp ngoại lệ mà ở đó NOS cảm ứng thường xuyên hiện diện trong biểu mô phế quản, do hậu quả của việc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân môi trường bên ngoài. Điều này giải thích vì sao tồn tại nồng độ NO tương đối cao và có thể đo được trong khí thở ra. Trong điều kiện bình thường cơ bản, các dạng đồng phân protein NOS hiện diện trong các phế nang ở một nồng độ thấp hơn so với trong phế quản.

L-arginine còn là chất nền của arginases. Hai con đường (NOS và arginase) liên quan mật thiết và sự giảm NO được ghi nhận trong vài tình huống (mủ phế quản) có thể được giải thích là không chỉ do giảm hoạt động của NOS mà còn do sự tiêu thụ chất nền arginine theo sau sự hoạt hóa arginase. NO vừa là một gốc oxy hóa tự do vừa là một chất cận tiết được tổng hợp bởi đa số các tế bào trong cơ thể. Nhờ vào bản chất hóa học này mà NO tương tự như chất giãn mạch nitro nội sinh có vai trò sinh lý quan trọng giải thích vai trò điều trị của các dẫn xuất nitrate trong hơn một thập kỷ điều trị bệnh lý tim mạch. Sự hiểu biết về vai trò và tầm quan trọng của NO trong sinh lý hô hấp thì mới được phát triển trong thời gian gần đây [17]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều tranh luận về vai trò thực sự của NO trong việc điều hòa trương lực phế quản và sinh lý bệnh học hen. Các ý kiến này có thể xếp vào 4 nhóm lớn:

  • NO là chất khí hòa tan cao. Do đó trước hơn hết là một chất trung gian thông tin giữa các tế bào trong đường thở;
  • NO được tổng hợp từ nhiều tế bào ở phổi (hình 2), đặc biệt ở biểu mô phế quản và các tế bào thần kinh hệ không-cholinergic-không-adrenergic ức chế cây phế  quản – phổi; 
  • Cơ trơn phế quản chứa enzyme NO cảm ứng;
  • Sự sản xuất NO nội sinh có thể bị ảnh hưởng bởi 2 cơ chế chính của nhiều bệnh lý phế quản – phổi: viêm phế quản và hút thuốc lá.

 

Hình 2 – Nguồn gốc tế bào của NO trong đường hô hấp


Theo hoihohaptphcm.org

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua google bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua twitter bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua MySpace bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua LinkedIn bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua stumbleupon bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua icio bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua digg bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1) Chia sẽ qua yahoo bài: Giá trị của FENO trong việc đánh giá viêm phế quản nơi người bệnh nhân bị hen suyễn (P.1)

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP