Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline
Ngày 01/11/2019 08:19 | Lượt xem: 1122

American College of Chest Physicians (CHEST) và Canadian Thoracic Society (CTS) hợp tác soạn ra hướng dẫn ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD (AECOPD) hữu dụng trong thực hành lâm sàng. Hầu hết các guideline gần đây đều chú trọng vào chẩn đoán và đánh giá COPD, quản lý COPD ổn định, quản lý đợt cấp COPD mà còn thiếu phần quan trọng là ngăn ngừa AECOPD.

Ba câu hỏi lâm sàng then chốt, định dạng PICO (population: dân số, intervention: can thiệp, comparator: so mẫu, và outcome: kết quả) bao gồm: điều trị không dùng thuốc, điều trị thuốc hít, điều trị thuốc uống. Các chuyên gia đã đánh giá và lựa chọn các nghiên cứu thích hợp nhất để trích xuất dữ liệu có ý nghĩa và xếp loại grade chứng cớ để hỗ trợ các lời khuyên (recommendation) hoặc đề nghị (suggestion) trong mỗi câu hỏi PICO. Sau đây là tóm tắt các thông tin thiết yếu. Thông tin chi tiết xem tài liệu tham khảo ACCP+CTS guideline 2015 Prevention of Acute Exacerbations of COPD.

  Câu hỏi PICO 1: Điều trị không dùng thuốc và vaccine có ngừa/giảm AECOPD?

  1. Đề nghị 23-valent pneumococcal vaccine như là một phần của quản lý y tế tổng thể nhưng không tìm thấy đủ bằng chứng cho thấy chủng ngừa phế cầu khuẩn ngăn ngừa AECOPD (Grade 2C).

  2. Khuyên dùng vaccine cúm hàng năm để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1B).

  3. Khuyên cai hút thuốc là một phần của chiến lược lâm sàng đầy đủ để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2C).

  4. Khuyên phục hồi chức năng phổi những bệnh nhân (BN) trung bình, nặng, rất nặng đã có một AECOPD gần đây ≤4 tuần (Grade 1C).

  5. Không đề nghị phục hồi chức năng phổi những BN trung bình, nặng, rất nặng đã có một AECOPD cũ >4 tuần (Grade 2B).

  6. Khuyên không dùng đơn độc giáo dục để ngăn ngừa AECOPD (đồng thuận).

  7. Khuyên không chỉ đơn độc quản lý hồ sơ để ngăn ngừa AECOPD (đồng thuận).

  8. Ở BN có đợt kịch phát cũ hoặc gần đây, đề nghị giáo dục và quản lý hồ sơ bao gồm đánh giá trực tiếp bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe ít nhất mỗi tháng để ngăn ngừa AECOPD nặng, nhập viện (Grade 1C).

  9. Ở BN trung bình đến rất nặng, giáo dục cùng với kế hoạch hành động nhưng không quản lý hồ sơ thì không ngăn ngừa AECOPD nặng, nhập viện trong giai đoạn 12 tháng qua (Grade 2C).

  10. Đề nghị giáo dục cùng với kế hoạch hành động bằng văn bản và quản lý hồ sơ để ngăn ngừa AECOPD nặng, nhập viện (Grade 2B).

  11. Theo dõi từ xa (telemonitoring) không ngăn ngừa AECOPD, nhập viện trong giai đoạn 12 tháng qua (Grade 2C).

Câu hỏi PICO 2: Duy trì điều trị thuốc hít có ngừa/giảm AECOPD?

  1. Ở BN trung bình đến nặng, khuyên dùng LABA (long-acting b2-agonist) khi so sánh với placebo để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1B).

  2. Ở BN trung bình đến nặng, khuyên dùng LAMA (long-acting muscarinic antagonist) khi so sánh với placebo để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1A).

  3. Ở BN trung bình đến nặng, khuyên dùng LAMA khi so sánh với LABA để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1C).

  4. Ở BN trung bình đến nặng, đơn trị liệu (monotherapy) đề nghị dùng SAMA (short-acting muscarinic antagonist) khi so sánh với SABA (short-acting b2-agonist) để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2C).

  5. Ở BN trung bình đến nặng, đề nghị dùng SAMA cộng với SABA khi so sánh với SABA đơn độc để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2B).

  6. Ở BN trung bình đến nặng, đơn trị liệu đề nghị dùng LABA khi so sánh với SAMA để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2C).

  7. Ở BN trung bình đến nặng, khuyên dùng LAMA khi so sánh với SAMA để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1A).

  8. Ở BN trung bình đến nặng, đề nghị dùng SAMA cộng với LABA khi so sánh với LABA đơn trị liệu (Grade 2C).

  9. Đối với BN trung bình, nặng, rất nặng ổn định, khuyên duy trì kết hợp ICS+LABA và không dùng đơn trị liệu ICS (inhaled corticosteroid) khi so sánh với placebo để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1B).

  10. Đối với BN trung bình, nặng, rất nặng ổn định, khuyên duy trì kết hợp ICS+LABA khi so sánh với đơn trị liệu LABA để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1C).

  11. Đối với BN trung bình đến rất nặng ổn định, khuyên duy trì kết hợp ICS+LABA khi so sánh với đơn trị liệu ICS (Grade 1B).

  12. Đối với BN ổn định, khuyên kết hợp LAMA+LABA hoặc LAMA đơn trị liệu vì cả hai đều có hiệu quả để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1C).

  13. Đối với BN ổn định, khuyên duy trì kết hợp ICS+LABA hoặc LAMA đơn trị liệu vì cả hai đều có hiệu quả để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1C).

  14. Đối với BN ổn định, đề nghị duy trì kết hợp LAMA+ICS+LABA hoặc LAMA đơn trị liệu vì cả hai đều có hiệu quả để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2C).

Câu hỏi PICO 3: BN COPD >40t đã từng hoặc đang hút thuốc, điều trị thuốc uống có ngừa/giảm AECOPD? 

  1. Đối với BN trung bình đến nặng, tiền căn có ≥1 đợt kịch phát COPD trong năm trước bất chấp đã duy trì điều trị thuốc hít tối ưu, khuyên dùng macrolide dài hạn để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2A). Tuy nhiên, thầy thuốc cần phải xem xét trong từng bệnh nhân khả năng kéo dài khoảng QT,mất thính lực, và sự đề kháng của vi khuẩn. Liều lượng chính xác, thời gian dùng macrolide vẫn chưa rõ.

  2. Đối với AECOPD ngoại trú hoặc nội trú, trong vòng 30 ngày đầu sau đợt khởi phát, đề nghị corticosteroid toàn thân uống hoặc tiêm tĩnh mạch để ngăn ngừa nhập viện vì AECOPD tiếp theo (Grade 2B).

  3. Đối với AECOPD ngoại trú hoặc nội trú, khi vượt quá 30 ngày đầu sau đợt khởi phát, khuyên không dùng corticosteroid toàn thân cho mục đích duy nhất là ngăn ngừa nhập viện vì AECOPD tiếp theo (Grade 1A).

  4. Đối với BN trung bình đến nặng, viêm phế quản mạn và tiền căn có ≥1 đợt kịch phát COPD trong năm trước, đề nghị dùng roflumilast để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2A).

  5. Đối với BN ổn định, đề nghị điều trị với theophylline phóng thích chậm (slow-release) hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2B).

  6. Đối với BN trung bình, nặng, tiền căn có ≥2 đợt kịch phát COPD trong 2 năm trước, đề nghị uống N-acetylcysteine để ngăn ngừa AECOPD (Grade 2B).

  7. Đối với bệnh nhân ngoại trú ổn định mà tiếp tục có AECOPD bất chấp đã được thiết kế điều trị tối đa, đề nghị uống carbocysteine có thể được dùng để ngăn ngừa AECOPD (đồng thuận).

  8. Đối với BN trung bình đến nặng có nguy cơ AECOPD, không khuyên dùng statins để ngăn ngừa AECOPD (Grade 1B).

 

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua google bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua twitter bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua MySpace bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua LinkedIn bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua stumbleupon bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua icio bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua digg bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua yahoo bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua yahoo bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua yahoo bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline Chia sẽ qua yahoo bài: Ngăn ngừa đợt kịch phát cấp COPD Theo CHEST-CTS Guideline

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP