Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Ngày 13/12/2019 09:44 | Lượt xem: 778

Có khoảng 41,4% là vi khuẩn không đa kháng và 58,6% là vi khuẩn đa khánViêm phổi bệnh viện (VPBV) là  nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhiễm khuẩn bệnh viên. VPBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, sau 48 giờ nhập viện và không có ủ bệnh hay triệu chứng lâm sàng vào thời điểm nhập viện. 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 376 bệnh nhân với 184 nam và 192 nữ người lớn viêm phổi bệnh viện điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 140 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

Kết quả: Có khoảng 41,4% là vi khuẩn không đa kháng và 58,6% là vi khuẩn đa kháng, trong đó 41,6% là MDR, 53,6% là XDR, 4,8% là PDR; và có 73% là một tác nhân vi khuẩn gây bệnh và 27% là hai tác nhân vi khuẩn gây bệnh.

Với vi khuẩn đa kháng, thường gặp các vi khuẩn gram âm (68%) hơn so với vi khuẩn gram dương (32%).

Với VPBV, hầu hết các vi khuẩn gram âm như A. baumannii, Klebsiella spp., P. aeruginosae đều là vi khuẩn đa kháng.

Với VPCSYT, hầu hết các vi khuẩn gram âm như A. baumannii, Klebsiella spp., đều là vi khuẩn đa kháng. Có 75% vi khuẩn MRSA, và đa số 80% S.pneumonia là đa kháng.

Kết luận: Có khoảng 41,4% là vi khuẩn không đa kháng và 58,6% là vi khuẩn đa khánViêm phổi bệnh viện (VPBV) là  nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhiễm khuẩn bệnh viên. VPBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, sau 48 giờ nhập viện và không có ủ bệnh hay triệu chứng lâm sàng vào thời điểm nhập viện. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong của VPBV rất cao từ 20 – 70%(1,2,7,10). Vi khuẩn gây bệnh đang gia tăng kháng thuốc trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn VPBV đã gia tăng đề kháng với nhiều loại kháng sinh mạnh phổ rộng(1,2,5,7,9,10). Tại Việt Nam, tình hình vi khuẩn VPBV cũng rất trầm trọng với các chủng đa kháng kháng sinh gia tăng khiến việc điều trị rất khó khăn và gia tăng tỉ lệ bệnh nhân tử vong(3,4,6).

Với vi khuẩn đa kháng, thường gặp các vi khuẩn gram âm (68%) hơn so với vi khuẩn gram dương (32%).

Từ khóa: Viêm phổi bệnh viện, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương

ABSTRACT

Investigating characteristics of bacteria causing hospital - acquired pneumonia in HCMC University Medical Center 2015.

Le Tien Dung MD. PhD.* Tran Minh Tri **

Objective: Investigating characteristics of bacteria causing hospital - acquired pneumonia in HCMC University Medical Center.

Methods: 376 hospital- acquired pneumonia patients (including 184 adult males and 192 adult females) were treated at HCMC University Medical Center from October 2014 to November 2015. Among them, 140 patients were determined to have positive sputum or BAL culture.

Results: There were nearly 41,1% non-MDR bacteria cases and 58,6% was MDR bacteria, including 41,6% MDR, 53,6% XDR, 4,8% PDR; and about 73% was single microbial flora and 27% was polymicrobial flora. With MDR bacteria, gram-negative bacteria (68%) were more frequently than gram-positive bacteria (32%).

With hospital-acquired pneumonia, most of gram-negative bacteria such as A. baumannii, Klebsiella spp., and P. aeruginosaewere MDR bacteria.

With healthcare  associated pneumonia, most of gram-negative bacteria such as A. baumannii and Klebsiella spp. were MDR bacteria. There were 75% with MRSA and 80% with MDR S.pneumonia.

Conclusion: There were nearly 41,1% cases with non-MDR bacteria and 58,6% with MDR bacteria. With MDR bacteria, gram-negative bacteria (68%) were more frequently than gram-positive bacteria (32%).

Keywords: hospital-acquired pneumonia, gram-negative bacteria, gram-positive bacteria.

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là  nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhiễm khuẩn bệnh viên. VPBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, sau 48 giờ nhập viện và không có ủ bệnh hay triệu chứng lâm sàng vào thời điểm nhập viện. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong của VPBV rất cao từ 20 – 70%  (1,2,7,10). Vi khuẩn gây bệnh đang gia tăng kháng thuốc trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy vi khuẩn VPBV đã gia tăng đề kháng với nhiều loại kháng sinh mạnh phổ rộng (1,2,5,7,9,10). Tại Việt Nam, tình hình vi khuẩn VPBV cũng rất trầm trọng với các chủng đa kháng kháng sinh gia tăng khiến việc điều trị rất khó khăn và gia tăng tỉ lệ bệnh nhân tử vong (3,4,6).

Do vậy, việc hiểu biết đặc điểm và tình hình vi khuẩn VPBV là rất quan trọng nhằm bảo đảm điều trị kháng sinh trúng đích và cải thiện tử vong bệnh nhân. 

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây VPBV tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ðối tượng

Các bệnh nhân người lớn VPBV được chẩn đoán và điều trị nội trú tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 376 bệnh nhân với 184 nam và 192 nữ, có 140 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp nghiên cứu

Ðây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Xử lý mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm là mẫu đàm được lấy bằng cách vỗ lưng và hướng dẫn bệnh nhân khạc đàm, có khi phải hổ trợ bằng cách cho bệnh nhân xông khí dung với NaCl 0,9% trước khạc đàm hay soi phế quản và cấy dịch rửa phế quản (BAL). Bệnh phẩm được đựng ở lọ nhựa trong và gởi đến ngay phòng xét nghiệm vi sinh

Mẫu đàm được chọn cấy khi đủ độ tin cậy: < 10 tế bào biểu bì, > 25 bạch cầu / quang trường ×100. Bệnh phẩm được cấy định lượng và làm kháng sinh đồ. Chúng tôi không tiến hành xét nghiệm vi khuẩn không điển hình.

Xử lý số liệu và tính toán thống kê

Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được thu thập số liệu theo một biểu mẫu thống nhất có sẵn đã được lập trình. Các số liệu, tỉ lệ phần trăm đựợc thể hiện ở các bảng. Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0.

Chúng tôi ghi nhận vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR: multidrug resistant): không nhạy với ≥ 1 kháng sinh trong ≥ 3 họ kháng sinh. Đa kháng diện rộng (XDR: Extream/Extensive Drug Resistance): không nhạy với ≥ 1 kháng sinh trong tất cả họ kháng sinh nhưng còn nhạy ≤ 2 họ kháng sinh. Kháng toàn bộ (PDR: Pandrug Resistance): không nhạy với tất cả kháng sinh.

KẾT QUẢ    

 

BÀN LUẬN

Chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình là 75; giới tính là như nhau (nam 49%, nữ 51%)

Trong 376 cas VPBV được cấy định lượng và làm kháng sinh đồ, chúng tôi ghi nhận có 140 cas (39,3%) có vi khuẩn gây bệnh và 236 cas (62,8%) không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh; đây là tỉ lệ tìm thấy vi khuẩn gây bệnh ở mức trung bình. Theo P.H Vân, T.V.Ngọc và cs (2003-2005) (12), cấy âm tính 56,5%.

Trong nghiên cứu này, có khoảng 41,4% là vi khuẩn không đa kháng và 58,6% là vi khuẩn đa kháng, trong đó 41,6% là MDR, 53,6% là XDR, 4,8% là PDR; và có 73% là một tác nhân vi khuẩn gây bệnh và 27% là nhiều tác nhân vi khuẩn gây bệnh. Một số tác giả cho rằng VPBV do đa tác nhân gây bệnh lên đến 40%; nhưng một số tác giả khác lại cho rằng viêm phổi chỉ có một tác nhân gây bệnh, phân lập được 2 vi khuẩn trở lên có độc lực là hiếm. Sự phát triển của chủng này thì chủng khác bị ức chế, trừ khi hít phải vi khuẩn với số lượng lớn; đa tác nhân hay tác nhân thứ 2 chỉ là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp trên (2,9). Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem cả 2 vi khuẩn đều là vi khuẩn gây bệnh khi trên 105CFU/ml.

Về tỉ lệ phân bố VPBV trong bệnh viện, kết quả ghi nhận đa số ở khoa hô hấp (48,9%) và khoa hồi sức (13,3%), sau đó là các khoa chăm sóc giảm nhẹ, nội tiết, ngọai tiêu hóa, nội thần kinh ….; lý do là khoa hô hấp và hồi sức là nơi tiếp nhận các bệnh nhân VPBV để điều trị.

Về tác nhân gây bệnh VPBV ở từng khoa lâm sàng:

Các vi khuẩn gây bệnh VPBV thường gặp nhiều ở khoa hô hấp và hồi sức là nơi tiếp nhận bệnh nhân để điều trị. Tại khoa hô hấp, vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus spp., sau đó là P. aeruginosae, A. baumannii, S. aureus. Các vi khuẩn gây bệnh tại khoa hô hấp thường là các vi khuẩn đa kháng, hầu hết vi khuẩn gram âm là vi khuẩn đa kháng, có đến 83% S. pneumonia là MDR và 50% S.aureus  là MRSA. Tại khoa hồi sức, vi khuẩn thường gặp là A. baumannii, Klebsiella spp., P. aeruginosae, E. coli và rất ít gặp vi khuẩn S. pneumonia, S. aureus.Như vậy, bệnh nhân VPBV tại khoa hồi sức thường rất nặng và vi khuẩn thường là gram âm đa kháng kháng sinh. Tình hình vi khuẩn VPBV đa kháng kháng sinh cũng thấy ở nhiều nghiên cứu khác (2,3,9).

Tỉ lệ phân bố các chủng đa kháng:

Với vi khuẩn đa kháng, thường gặp các vi khuẩn gram âm (68%) hơn so với vi khuẩn gram dương (32%); với vi khuẩn gram âm thì thường các vi khuẩn sau là đa kháng: A. baumannii, Klebsiella spp., P. aeruginosae; với vi khuẩn gram dương thì thường S. pneumonia là đa kháng.

Với VPBV, phần lớn vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn đa kháng, hầu hết các vi khuẩn gram âm như A. baumannii, Klebsiella spp., P. aeruginosae đều là vi khuẩn đa kháng. Có 50% vi khuẩn MRSA, nhưng đa số S. pneumonia là không đa kháng.

Với viêm phổi chăm sóc y tế (VPCSYT), phần lớn vi khuẩn gây bệnh cũng là vi khuẩn đa kháng, hầu hết các vi khuẩn gram âm như A. baumannii, Klebsiella spp., đều là vi khuẩn đa kháng. Có 75% vi khuẩn MRSA, và đa số 80% S. pneumonia là đa kháng.

Nhiều tác giả cho rằng VPBV khởi phát sớm (trước 4 ngày nhập viện) thì vi khuẩn gây bệnh thường là các vi khuẩn nội sinh vùng hầu họng và còn nhạy cảm với kháng sinh như PSSP, H. influenza, M. catarrhalis, MSSA; nhưng với VPBV khởi phát muộn thì vi khuẩn gây bệnh thường là vi khuẩn đa kháng kháng sinh như A. baumannii, Klebsiella spp., P. aeruginosae, E.coli, PRSP, MRSA (1,7,11). Tuy nhiên, ở bệnh nhân có điều trị kháng sinh trước, tuổi cao, nhiều bệnh phối hợp, viêm phổi chăm sóc y tế, viêm phổi thở máy đã làm gia tăng vi khuẩn gram âm thường trú ở hầu họng và do vậy đặc điểm trên là không hoàn toàn đúng (2,5,9). Theo Hoffken G., người lớn tuổi bị VPBV sớm cũng thường do trực khuẩn gram âm (8). Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy tác nhân gây VPBV phần lớn là các vi khuẩn gram âm, và thường là vi khuẩn kháng kháng sinh, so với vi khuẩn gram dương (3,4,6). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu này của chúng tôi.

KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu VPBV này chúng tôi ghi nhận có khoảng 41,4% là vi khuẩn không đa kháng và 58,6% là vi khuẩn đa kháng, trong đó 41,6% là MDR, 53,6% là XDR, 4,8% là PDR; và có 73% là một tác nhân vi khuẩn gây bệnh và 27% là hai tác nhân vi khuẩn gây bệnh.

Với vi khuẩn đa kháng, thường gặp các vi khuẩn gram âm (68%) hơn so với vi khuẩn gram dương (32%).

Với VPBV, phần lớn vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn đa kháng; hầu hết các vi khuẩn gram âm như A. baumannii, Klebsiella spp., P. aeruginosae đều là vi khuẩn đa kháng.

Với VPCSYT, phần lớn vi khuẩn gây bệnh cũng là vi khuẩn đa kháng; hầu hết các vi khuẩn gram âm như A. baumannii,Klebsiella spp., đều là vi khuẩn đa kháng. Có 75% vi khuẩn MRSA, và đa số 80% S. pneumonia là đa kháng.

Theo hoihohaptphcm.org

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua google bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua twitter bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua MySpace bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua LinkedIn bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua stumbleupon bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua icio bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua digg bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua yahoo bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua yahoo bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua yahoo bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Chia sẽ qua yahoo bài: Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP