Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng
Ngày 15/08/2017 12:09 | Lượt xem: 1896

TÓM TẮT

Tổng quan. Tỷ lệ DVT sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối cho thấy rất cao đến 40 – 60% ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong.

 

Mục tiêu.Mục tiêu chính là nhằm thu thập dữ liệu về tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh Viện chợ Rẫy từ tháng 11/2011 đến cuối tháng 1/2013. Ngoài ranghiên cứu còn thu thập dữ liệu về tỉ lệ DVT một tuần và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp, đánh giá VTE về lâm sàng sau ba tháng phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng.

Phương pháp. Nghiên cứu tiến cứu dịch tễ học quan sát lâm sàng về tỉ lệ hiện mắc DVT trên bệnh nhân phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng không dùng thuốc phòng ngừa huyết khối qua siêu âm Duplex tầm soát hai bên chi dưới một tuần và ba tuần sau phẫu thuật. Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Chấn thương chình hình kết hợp với khoa Tim mạch can thiệp của bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8 năm 2011 cho đến tháng 01 năm 2013.

Kết quả. 102 bệnh nhân được thay toàn bộ khớp háng tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ DVT một tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 27% (KTC 95%: 19% - 27%) và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 39% (KTC 95%: 19% - 52%). Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật thay khớp toàn phần chiếm có 4% trong nghiên cứu này, tỉ lệ 39% là con số ước lượng non bởi vì siêu âm lần 2 chỉ chiếm có 47% trong số bệnh nhân cần được siêu âm lần 2.

Biến cố DVT trong khoảng thời gian từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba sau phẫu thuật cao hơn ở bệnh nhân nữ hơn bệnh nhân nam (50% so với 18%, p=0.044). Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ là 1% đánh giá vấn đề của DVT không nên dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguy cơ của DVT không chỉ tập trung trong tuần lễ đầu tiên sau phẫu thuật mà còn kéo dài ít nhất đến tuần thứ ba sau phẫu thuật.

Kết luận. Nguy cơ DVT ở bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng là quan trọng và nguy cơ này kéo dài trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tuần. Vì vậy cần điều trị dự phòng DVT cho bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trong thời gian nằm viện và giai đoạn sau khi xuất viện.

Key words:Thuyên tắc huyết khối tĩnh mach (VTE), huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT),

 

ABSTRACT

Background. The prevalence of VTEafter total hip or knee replacement surgery is shown very high about 40 – 60% in the western even in asian countries. The known complications of venous thromboembolism are very dangerous such as pulmonary embolism (PE) which easily results in life- threatening.

Objectives.Primary endpoint was gathering the data of prevalence of the deep venous thrombosis (DVT) in the legs of patients having hip replacement surgery in Cho Ray hospital from 11/2011 to end of 1/2013. Besides, the rate of DVT after 1 week and 3 weeks operation and evaluation of clinical VTE rate after 3 months of hip replacement surgery were also collected as secondary endpoints.

Method: Aprospective epidemiological clinical observational study on the prevalence of DVT was conducted in patients undergoing elective total hip replacement without pharmacological thrombo-prophylaxis by screening lower limbs bilateral with Duplex ultrasound at one-week and three-week postoperative follow-upThe Orthopedic Department was in association with Cardiac Interventional Department of Cho Ray Hospital to perform the study from August 2011 to January 2013.

Results. 102 patients undergoing total hip replacement surgery at Cho Ray hospital showed that the prevalence of DVT one week after hip replacement was 27% (95% CI:19% - 27%) and three weeks after the surgery was 39% (95% CI:19% - 52%). These two percentage were not significantly different. The rate of patients undergoing total arthroplasty was only 4% in this study, moreover the rate of 39% was underestimated value because the 2nd ultrasound was performed in only 47% of patients who should be done the 2ndultrasound.

The DVT events from the first week to the third week after surgery were higher in women than men (50% compared with 18%, p=0.044). The rate of patients with symptomatic DVT was only 1% suggesting that the DVT assessment should not be relied only on the clinical symptoms. Results of the study showed that the risk of DVT was not only muster in the first week after surgery but also may last to the third week after surgery.

Conclusion. The risk of DVT in patients after total hip arthroplasty is critical and it may last for a period of 3 weeks. The DVT prophylaxis, therefore, is really a need in patients undergoing hip replacement during their hospitalization and even after their discharge.

Key words:Venous thromboembolism (VTE), Deep venous thrombosis (DVT),

TỔNG QUAN

 

Tỷ lệ bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho thấy rất cao đến 40 – 60% theo các báo cáo nghiên cứu dịch tễ không những ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được biết là rất nguy hiểm như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong, ngoài ra huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có gây một số biến chứng tại chỗ.

Các phẫu thuật chỉnh hình như phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối thường đi kèm với các tiến trình tiền huyết khối. Các biến cố này là các thành phần trong tam giác Virchow bao gồm: ứ trệ tĩnh mạch, tổn thương nội mô, và tăng tính đông máu.

Các phẫu thuật chỉnh hình thay toàn bộ khớp háng và toàn bộ khớp gối sử dụng xi măng xương và/hoặc băng garo làm tăng đáng kể VTE (DVT/PE) vì chúng có thể hoạt hóa dòng thác đông máu.

Các nghiên cứu về sự hình thành các cục máu đông trong thời gian phẫu thuật đã phát hiện tác động đục ống tủy xương và cả xi măng đều làm gia tăng sự đông máu. Các ứ trệ tuần hoàn do bơm phồng garo kết hợp với tác dụng huyết học của xi măng xương có thể gây tăng tần suất xuất hiện VTE sau mổ khớp háng và khớp gối.

Guidelines lần thứ 8 của ACCP năm 2008 cũng đã nêu lên những bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cho VTE. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các nhà phẫu thuật chỉnh hình vẫn cho rằng tần suất hiện mắc VTE ở người châu Á cũng như ở Việt Nam không cao, trừ trường hợp bệnh nhân có những bệnh lý liên quan đến tăng lipid máu và các nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch xảy ra thường do mỡ nhiều hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Geerts WH và cộng sự (2008) đã cho thấy tần suất hiện mắc DVT không có triệu chứng trên bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là từ 40 - 60% và DVT có triệu chứng thì thấp hơn nhiều (2 - 5%). Các kết quả của nghiên cứu ENDORSE năm 2008 cũng cho thấy hình ảnh của tần suất ở nhiều nước trong đó có Thái Lan đều không khác biệt, tuy nhiên việc điều trị phòng ngừa VTE ở các nước châu Á vẫn còn chưa được quan tâm.

Trong phân tích của Leizorovicz A. và cộng sự (nghiên cứu SMART) trên các nghiên cứu cho thấy tần suất xuất hiện DVT không có triệu chứng trên bệnh nhân châu Á phẫu thuật thay khớp háng lên đến hơn 60% và trong thay khớp gối là khoảng 70%.

Một nghiên cứu khác (nghiên cứu AIDA) của tác giả Piovella F. và cộng sự trên 19 trung tâm ở các quốc gia châu Á bao gồm Trung quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Thái Lan cho thấy tần suất hiện mắc của tổng DVT không có triệu chứng trên những bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối không có phòng ngừa thuyên tắc huyết khối chiếm hơn 40%.

Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ DVT hiện mắc trên bệnh nhân phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối và khớp háng tại Việt Nam. Vì vậy một nghiên cứu trên tần suất hiện mắc VTE có triệu chứng và không có triệu chứng trên người Việt Nam là cần thiết nhằm hướng đến việc có nên phòng ngừa thường quy cho những bệnh nhân này hay không.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tầm soát trên cỡ mẫu là 102 bệnh nhân thay khớp háng là nhóm bệnh nhân được thay khớp chủ yếu ở chi dưới với mục tiêu chính là nhằm thu thập dữ liệu về tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh Viện chợ Rẫy từ tháng 11/2011 đến cuối tháng 1/2013.

Ngoài ranghiên cứu còn thu thập dữ liệu về tỉ lệ DVT một tuần và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp, đánh giá VTE về lâm sàng sau ba tháng phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng. 

Việc khảo sát DVT trên bệnh nhân sau phẫu thuật được thực hiện bằng siêu âm Duplex có nén ép hai bên chi với sự đánh giá độc lập và mù của hai chuyên viên siêu âm.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

 

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua google bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua twitter bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua MySpace bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua icio bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua digg bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP