Tỷ lệ DVT sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối cho thấy rất cao đến 40 – 60% ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dữ liệu ban đầu
Trong số 102 bệnh nhân có 40 người là nam (39.22%) và 62 là nữ (60.78%), về dân tộc có 98 người kinh (96.08%), 4 người hoa (3.92%). Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng một phần, thay khớp háng bán phần, thay chỏm xương đùi. Tuổi của người tham gia nghiên cứu nhỏ nhất là 27 lớn nhất là 93 tuổi. Tuổi trung bình là 65,6 tuổi và độ lệch chuẩn là 16,7 tuổi.
Bảng 1. Dữ liệu ban đầu của dân số mẫu- Thói quen hút thuốc và uống rượu
(n=102) |
Số bệnh nhân % (n) |
% |
|
Nam |
39.2 (40) |
Hút thuoc |
|
Nữ |
60.8 (62) |
Không |
83.3(85) |
Người Kinh |
96.0 (98) |
Hút đã bỏ |
10.8 (11) |
Người Hoa |
3.9 (4) |
Hút |
5.9 (6) |
Uống rượu |
|
Số điếu thuốc hút trong ngày |
|
Không |
81.4 (83) |
2 |
16.7 (1) |
It |
12.7 (13) |
5 |
16.7 (1) |
Trung bình |
4.9 (5) |
10 |
66.7 (4) |
Nhiều |
0.9 (1) |
|
|
BMI trung bình chỉ là 22,03 và người có BMI cao nhất là 26,67. Chỉ có 9 người là béo phì chiếm tỉ lệ 8,8%. Có 6 người khai báo số điếu thuốc hút trong đó có 4 người hút 10 điếu/ngày, 2 người còn lại hút 2 hoặc 5 điếu một ngày. Đa số bệnh nhân đều không hút thuốc (83%) và không uống rượu (81%).
Có 2 người có ngày nhập viện trùng với ngày khám lần 1, tất cả các trường hợp còn lại đều có ngày khám lần 1 sau ngày nhập viên. Trong tất cả dân số nghiên cứu thời gian trung bình giữa nhập viện và lúc khám là 11,1 ngày (tối thiểu 0 ngày và tối đa 64 ngày). Thời gian trung vị giữa nhập viện và lúc khám là 10 ngày
Bảng 2dưới đây cho thấy tỉ lệ của các bệnh nền là thấp. Đa số các bệnh nhân đều không có bệnh lý mạn tính. Bệnh lý mạn tính phổ biến nhất là loét dạ dày, suy tim, đái tháo đường, viêm gan, đột quỵ, bệnh máu không đông. Khác biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa.
Bảng 2: Dữ liệu ban đầu về bệnh nền
Bệnh nền |
Nam (n=39) |
Nữ (n=63) |
Cả hai giới |
|
% (n) |
% (n) |
% (n) |
Suy tim |
3( 1) |
2 ( 1) |
2 ( 2) |
Do suy tim |
0 ( 0) |
2 ( 1) |
1 ( 1) |
Bệnh đông máu |
0 ( 0) |
2 ( 1) |
1 ( 1) |
Lóet tiêu hóa |
5 ( 2) |
5 ( 3) |
5 ( 5) |
Đột quy |
3 ( 1) |
0 ( 0) |
1 ( 1) |
Viêm gan |
0 ( 0) |
2 ( 1) |
1 ( 1) |
Đai tháo đường |
3 ( 1) |
2 ( 1) |
2 ( 2) |
Dấu hiệu sinh tồn được phân tích theo giới tính theo Bảng 4 dưới đây cho thấy trong tất cả các bệnh nhân thì 98 người đều có nhịp thở 20 lần/phút.
Trọng lượng, chiều cao của Nam cao hơn Nữ. BMI, Mạch, Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp thở của Nam không khác với nữ.
Bảng 3: Dữ liệu ban đầu về dấu hiệu sinh tồn
Trung bình |
n |
Nam |
Nữ |
Cả hai giới |
Giá trị P |
Cân nặng |
102 |
58.1±5.8 |
52.5±6.2 |
54.6±6.6 |
P<0.001 |
Chiều cao |
102 |
162.6±4.8 |
154.3±5.8 |
157.5±6.8 |
P<0.001 |
BMI |
102 |
21.98±2.23 |
22.1±2.4 |
22.03±2.32 |
P=0.878 |
Mạch |
102 |
80.28±2.57 |
80.13±1.30 |
80.19±1.89 |
P=0.32 |
Huyết áp tâm thu |
101 |
121.32±11.66 |
123.5±18.2 |
122.7±16.1 |
P=0.936 |
Huyết áp tâm trương |
101 |
75.3±8.3 |
75.9±8.9 |
75.6±8.7 |
P=0.673 |
Nhịp thở |
98 |
20.0±0.0 |
20.0±0.3 |
20.0±0.2 |
P=0.429 |
Trong tổng số 102 bệnh nhân được thay khớp háng có 4 bệnh nhân được thay khớp háng toàn phần trong đó có một bệnh nhân nam và 3 bệnh nhân nữ. Khác biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa. Chỉ có 7 người có thông tin về cách cố đinh là ciment. Không có thông tin về biến chứng (chỉ trừ 1 bệnh án)
Bảng 4: Loại phẫu thuật thay khớp dùng cho 102 bệnh nhân được phân tích theo giới tính
|
Nam |
Nữ |
Cả hai giới |
|
% (n) |
% (n) |
% (n) |
Loại phẫu thuật |
|
|
|
Bán phần |
98% (39) |
95% (59) |
96% (98) |
Toàn phần |
2% ( 1) |
5% ( 3) |
4% ( 4) |
Cách cố định (n=7) |
|
|
|
Ciment |
100% (1) |
100% (6) |
100% (7) |
Những loại kháng sinh dùng nhiều nhất là amikacin (85%), ceftriaxon (40%), betazidime (30%) và fortum (17%). Các thuốc sử dụng khác là loại thuốc giảm đau thường được sử dụng là paracetamol (39%), tramadol (68%), seduxen (22%).
Kết quả lần khám 2
Trung vị của khoảng cách giữa lần khám thứ 2 và lần khám 1 là 6,5 ngày. Tuy nhiên có 2 người có khoảng cách này là âm và có 19 người có khoảng cách là ≥ 11 ngày, cá biệt có người có lần khám 2 cách lần khám 1 lên đến 37 ngày.
Chỉ có 23 người có ghi nhận dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở) ở lần khám 2. Khoảng 76% có tổng trạng tốt và 24% có tổng trạng trung bình. Tình trạng vết mổ tốt là 99%. Không thấy có trường hợp nào nghi ngờ thuyên tắc phổi, chỉ có 1 trường hợp có viêm chi dưới. Khác biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa.
Kết quả lần khám 3
Trung vị của khoảng cách giữa lần khám thứ 3 và lần khám 1 là 13 ngày. Tuy nhiên có 1 người có khoảng cách này là âm và có 7 người có khoảng cách là ≥21 ngày, cá biệt có người có lần khám 3 cách lần khám 1 lên đến trên 40 ngày.
Chỉ có 2 người có ghi nhận dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở) ở lần khám 3. Có Khoảng 74% có tổng trạng tốt và 26% có tổng trạng trung bình ở lần khám 3 (so với khoảng 76% có tổng trạng tốt và 24% có tổng trạng trung bình ở lần khám 2). Tình trạng vết mổ tốt là 97% (so với 99% ở lần khám 2). Ở lần khám 3, không có trường hợp nào nghi ngờ thuyên tắc phổi, không có khó thở, không có có viêm chi dưới và không có phù chi dưới .
Phân tích kết quả siêu âm Duplex
Trong tất cả 102 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tất cả đều được siêu âm lần 1, trong số này có 28 người bị huyết khối tĩnh mạch sâu chiếm tỉ lệ 27% (KTC 95%: 19% – 27%). Trong những người không bị huyết khối tĩnh mạch sâu có 35 người được siêu âm lần 2 (chiếm tỉ lệ 47% trong số cần được siêu âm lần 2) và trong số này có 12 trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu chiếm tỉ lệ 34% (KTC 95%: 19% – 52%). Nếu tính chung cả hai lần siêu âm có số người bị huyết khối tĩnh mạch sâu ghi nhận bằng siêu âm là 40 người (28 trong lần 1 và 12 trong lần 2) chiếm tỉ lệ 39% (KTC 95%: 30% – 49%). Con số này là con số ước lượng non bởi vì siêu âm lần 2 chỉ chiếm tỉ lệ 47% trong số cần được siêu âm. Nếu giả định tỉ lệ bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở người không siêu âm lần 2 cũng tương tự như người được siêu âm lần 2 thì tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ là 52% (53/102).
Bảng 5. Tỉ lệ có huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) theo giới tính
|
n |
Nam |
Nữ |
Cả hai giới |
Giá trị P |
|
|
% (n) |
% (n) |
% (n) |
|
Siêu âm DVT lần 1 |
102 |
20 ( 8) |
32 (20) |
27 (28) |
0.176 |
Siêu âm DVT lần 2 |
35 |
18 ( 3) |
50 ( 9) |
34 (12) |
0.044 |
Tổng siêu âm DVT qua 2 lần |
|
28 (11) |
47 (29) |
39 (40) |
0.052 |
Phân tích mối liên quan giữa thuyên tắc tĩnh mạch trong lần siêu âm 1 và yếu tố liên quan
Xét mối liên quan giữa thuyên tắc tĩnh mạch trong lần siêu âm 1 và với các yếu tố liên quan cho thấy huyết khối tĩnh mạch sâu không khác biệt theo giới, tuổi, béo phì, tình trạng hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc (p>0,05). Mặc dù tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu lần 1 ở nhóm có dùng seduxen so với nhóm không dùng seduxen (41% so với 24%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Phân tích mối liên quan giữa thuyên tắc tĩnh mạch trong lần siêu âm 2 và yếu tố liên quan
Xét mối liên quan giữa thuyên tắc tĩnh mạch trong lần siêu âm 2 và với các yếu tố liên quan cho thấy huyết khối tĩnh mạch sâu ở lần 2 cao hơn ở Nữ so với ở Nam (50% so với 18%) có khác biệt về mặt thống kê (p = 0,044). Huyết khối tĩnh mạch sâu ở lần 2 không khác biệt theo tuổi, béo phì, tình trạng hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc.
Phân tích mối lien quan giữa tổng DVT sau 2 lần siêu âm Duplex và yếu tố liên quan
Xét mối liên quan giữa tổng huyết khối tĩnh mạch sâu sau 2 lần siêu âm Duplex và với các yếu tố liên quan cho thấy huyết khối tĩnh mạch sâu không khác biệt theo giới, tuổi, béo phì, tình trạng hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc (p>0,05).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu quan sát theo dõi dọc của chúng tôi trên 102 bệnh nhân thay toàn bộ khớp háng tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ DVT một tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 27% và tỉ lệ DVT ba tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 39%. Tỉ lệ DVT mới xảy ra trong khoảng từ tuần 1 sau phẫu thuật đến hết tuần 3 không khác biệt so với tỉ lệ DVT trong tuần 1 sau phẫu thuật (34% so với 27%). Nghiên cứu này không tìm được sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến cố DVT nói chung và tuổi, giới tính, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu và thuốc sử dụng sau phẫu thuật. Biến cố DVT trong khoảng thời gian từ tuần 1 đến tuần 3 sau phẫu thuật cao ở bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam (50% vs 18%, p=0.044). Tỉ lệ DVT trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu khác trên các bệnh nhân thay khớp chi dưới ở thế giới,13 có thể là do tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng ở Việt Nam thường thấp hơn so với các bệnh nhân trên thế giới và tương đối có ít yếu tố nguy cơ. Các bệnh nhân này có tuổi trung bình > 65 tuổi, số người thừa cân /béo phì rất thấp (8,8%), BMI Trung bình là 22.
Về dấu hiệu DVT sau lần khám thứ 2 chỉ có 1% là viêm chi dưới, nhưng sau lần khám thứ ba là 0%. Tỉ lệ bệnh nền trên những bệnh nhân này là thấp, đa số đều không có bệnh lý mạn tính. Mặc dù tỉ lệ DVT trong nghiên cứu này có thấp hơn tỉ lệ DVT được báo cáo trong các nghiên cứu trên thế giới nhưng kết quả này gần với kết quả của các tác giả Geerts WH và cs (2008) và các tác giả ở khu vực Châu Á và vẫn một tỉ lệ khá cao cần được quan tâm. Có thể cho rằng phẫu thuật thay khớp là yếu tố nguy cơ cao cho huyết khối tĩnh mạch. Điều đáng nói ở đây là tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật thay khớp toàn phần chiếm một tỉ lệ chỉ có 4% trong nghiên cứu này, hơn nữa tỉ lệ 39% là con số ước lượng non bởi vì siêu âm lần 2 chỉ chiếm có 47% trong số bệnh nhân cần được siêu âm lần 2. Nếu giả định tỉ lệ bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở người không siêu âm lần 2 cũng tương tự như người được siêu âm lần 2 (34%) thì tỉ lệ tổng huyết khối tĩnh mạch sâu cho cả 2 lần siêu âm sẽ là 52% (53/102), nghĩa là cứ 2 bệnh nhân phẫu thuật thay khớp thì có thể có một bệnh nhân có DVT gợi ý nhu cầu điều trị dự phòng DVT ở các bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng.
Mặc dù nghiên cứu có tìm mối liên quan của các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, giới nữ, béo phì, hút thuốc lá nhưng do tỉ lệ bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp và nghiên cứu được thực hiện trên mẫu nhỏ nên mặc dù bệnh nhân có yếu tố nguy cơ có khuynh hướng có biến cố DVT cao hơn bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nhưng sự liên quan này là không có ý nghĩa thống kê gợi ý nên điều trị dự phòng DVT vì bản thân phẫu thuật thay khớp đã là một nguy cơ cao. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguy cơ của DVT không chỉ tập trung trong tuần lễ đầu tiên sau phẫu thuật mà còn kéo dài ít nhất đến tuần thứ ba sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Nguy cơ DVT ở bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng là quan trọng và có thể kéo dài trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tuần. Vì vậy đặt ra nhu cầu điều trị dự phòng DVT cho bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng trong thời gian nằm viện và ngay cả sau khi xuất viện.
Theo timmachhoc
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389