Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng
Ngày 09/09/2020 02:21 | Lượt xem: 2556

Tỷ lệ DVT sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối cho thấy rất cao đến 40 – 60% ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong.

 

 

Tỷ lệ bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho thấy rất cao đến 40 – 60% theo các báo cáo nghiên cứu dịch tễ không những ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được biết là rất nguy hiểm như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong, ngoài ra huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có gây một số biến chứng tại chỗ.

Các phẫu thuật chỉnh hình như phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối thường đi kèm với các tiến trình tiền huyết khối. Các biến cố này là các thành phần trong tam giác Virchow bao gồm: ứ trệ tĩnh mạch, tổn thương nội mô, và tăng tính đông máu.

Các phẫu thuật chỉnh hình thay toàn bộ khớp háng và toàn bộ khớp gối sử dụng xi măng xương và/hoặc băng garo làm tăng đáng kể VTE (DVT/PE) vì chúng có thể hoạt hóa dòng thác đông máu.

Các nghiên cứu về sự hình thành các cục máu đông trong thời gian phẫu thuật đã phát hiện tác động đục ống tủy xương và cả xi măng đều làm gia tăng sự đông máu. Các ứ trệ tuần hoàn do bơm phồng garo kết hợp với tác dụng huyết học của xi măng xương có thể gây tăng tần suất xuất hiện VTE sau mổ khớp háng và khớp gối.

Guidelines lần thứ 8 của ACCP năm 2008 cũng đã nêu lên những bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cho VTE. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các nhà phẫu thuật chỉnh hình vẫn cho rằng tần suất hiện mắc VTE ở người châu Á cũng như ở Việt Nam không cao, trừ trường hợp bệnh nhân có những bệnh lý liên quan đến tăng lipid máu và các nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch xảy ra thường do mỡ nhiều hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Geerts WH và cộng sự (2008) đã cho thấy tần suất hiện mắc DVT không có triệu chứng trên bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là từ 40 – 60% và DVT có triệu chứng thì thấp hơn nhiều (2 – 5%). Các kết quả của nghiên cứu ENDORSE năm 2008 cũng cho thấy hình ảnh của tần suất ở nhiều nước trong đó có Thái Lan đều không khác biệt, tuy nhiên việc điều trị phòng ngừa VTE ở các nước châu Á vẫn còn chưa được quan tâm.

Trong phân tích của Leizorovicz A. và cộng sự (nghiên cứu SMART) trên các nghiên cứu cho thấy tần suất xuất hiện DVT không có triệu chứng trên bệnh nhân châu Á phẫu thuật thay khớp háng lên đến hơn 60% và trong thay khớp gối là khoảng 70%.

Một nghiên cứu khác (nghiên cứu AIDA) của tác giả Piovella F. và cộng sự trên 19 trung tâm ở các quốc gia châu Á bao gồm Trung quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Thái Lan cho thấy tần suất hiện mắc của tổng DVT không có triệu chứng trên những bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối không có phòng ngừa thuyên tắc huyết khối chiếm hơn 40%.

Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ DVT hiện mắc trên bệnh nhân phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối và khớp háng tại Việt Nam. Vì vậy một nghiên cứu trên tần suất hiện mắc VTE có triệu chứng và không có triệu chứng trên người Việt Nam là cần thiết nhằm hướng đến việc có nên phòng ngừa thường quy cho những bệnh nhân này hay không.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tầm soát trên cỡ mẫu là 102 bệnh nhân thay khớp háng là nhóm bệnh nhân được thay khớp chủ yếu ở chi dưới với mục tiêu chính là nhằm thu thập dữ liệu về tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh Viện chợ Rẫy từ tháng 11/2011 đến cuối tháng 1/2013.

Ngoài ranghiên cứu còn thu thập dữ liệu về tỉ lệ DVT một tuần và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp, đánh giá VTE về lâm sàng sau ba tháng phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng. 

Việc khảo sát DVT trên bệnh nhân sau phẫu thuật được thực hiện bằng siêu âm Duplex có nén ép hai bên chi với sự đánh giá độc lập và mù của hai chuyên viên siêu âm.

 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đây là nghiên cứu tiến cứu dịch tễ học quan sát lâm sàng về tỉ lệ hiện mắc DVT trên bệnh nhân phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng không dùng thuốc phòng ngừa huyết khối qua siêu âm Duplex tầm soát hai bên chi dưới một tuần và ba tuần sau phẫu thuật. Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Chấn thương chình hình kết hợp với khoa Tim mạch can thiệp của bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8 năm 2011 cho đến tháng 01 năm 2013.

 

Đối tượng bệnh nhân

102 bệnh nhân mổ chương trình thay toàn bộ khớp háng, không có điều trị phòng ngừa bằng thuốc kháng đông được chọn vào nghiên cứu.

Tiêu chuẩn nhận vào là các bệnh nhân nam và nữ ≥ 18 tuổi  nhập viện để phẫu thuật thay khớp háng và  không có dùng thuốc kháng đông. Các bệnh nhân này phải đồng ý tham gia vào nghiên cứu và ký vào bản đồng ý sau khi đã được giải thích về mục đích nghiên cứu, xét nghiệm siêu âm Duplex và thời gian theo dõi. Bệnh nhân vào nghiên cứu đều nhận tờ thông tin nghiên cứu để tham khảo và hoàn toàn có quyền quyết định tham gia vào nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu cho các bệnh nhân có hồ sơ bệnh sử DVT hay PE trong vòng 12 tháng qua, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ có khả năng mang thai hoặc không dùng biện pháp ngừa thai đầy đủ  trong thời gian nghiên cứu, bệnh nhân đang uống thuốc chống đông hay muốn uống thuốc chống đông.

 

Tiến trình nghiên cứu

Mỗi bệnh nhân khi có đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, sẽ được bác sĩ nghiên cứu giải thích về mục đích nghiên cứu, siêu âm Duplex và thời gian theo dõi. Bệnh nhân chỉ được nhận vào nghiên cứu và được tiến hành siêu âm Duplex một tuần và ba tuần sau khi phẫu thuật thay khớp khi đã ký vào bản đồng ý tham gia. Trường hợp không đồng ý tham gia, bệnh nhân vẫn được theo dõi thường quy theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Dữ liệu về nhân khẩu học, khám thực thể, các dấu hiệu sinh tồn và các đặc điểm khác như hút thuốc, uống rượu, tiểu đường, ung thư và bệnh sử thuyên tắc huyết khối đều được ghi nhận lại.

Bệnh nhân sẽ được theo dõi đến 3 tháng sau phẫu thuật bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nghi huyết khối tĩnh mạch sâu/ thuyên tắc phổi (DVT/PE) sau khi phẫu thuật chỉnh hình, tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc các thủ thuật.

Phân tích số liệu thống kê sẽ được thực hiện tại Bộ môn Thống kế, Trường Đại học Y dược Tp HCM, các số liệu được phân tích gồm nhân khẩu học, chi tiết bệnh, thuốc dùng trước và sau phẫu thuật và các dữ liệu ban đầu khác.

Dữ liệu đáp ứng tiêu chí chính gồm tỉ lệ xuất hiện DVT sau phẫu thuật một tuần và ba tuần. Ngoài ra tỉ lệ PE qua đánh giá dấu hiệu lâm sàng cũng được xem xét. Khi phát hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có phác đồ điều trị huyết khối thích hợp.

 

Khám một tuần sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật một tuần  (7 ± 3 ngày),  bác sĩ nghiên cứu sẽ đánh giá  và ghi lại tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc thủ thuật của bệnh nhân. Bệnh nhân được làm siêu âm Duplex, ACR 2010 (theo khuyến cáo của Trường Môn Điện Quang Học Hoa Kỳ 2010). Siêu âm Duplex, ACR 2010, có nén ép được hai chuyên viên về siêu âm ở Khoa tim mạch can thiệp thực hiện ở hai bên chi dưới để đánh giá tình trạng có huyết khối tĩnh mạch sâu hay không. Các dữ liệu sẽ được chuyên viên siêu âm đánh giá và phân tích mù một cách độc lập với sự nhận dạng bệnh nhân, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Khi phát hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có phác đồ điều trị thích hợp

 

Khám ba tuần sau phẫu thuật.

Ba tuần (20 ± 3 ngày) sau phẫu thuật, Bác sĩ nghiên cứu cũng đánh giá  và ghi lại tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc thủ thuật của bệnh nhân. Bệnh nhân được làm siêu âm Duplex, ACR 2010, lần 2. Các dữ liệu sẽ được chuyên viên siêu âm đánh giá và phân tích mù một cách độc lập với sự nhận dạng bệnh nhân, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Khi phát hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có phác đồ điều trị thích hợp

Báo cáo nghiên cứu giữa kỳ cho Hội đồng Đạo đức bệnh viện vào 29/8/2012 và đã được phê duyệt tiếp tục thực hiện. Bệnh nhân cuối cùng được khám vào tháng 1/2013 để bắt đầu thực hiện phân tích các dữ liệu. Nghiên cứu đã được báo cáo nghiệm thu và báo cáo sơ bộ tại Hội Nghị Chấn Thương Chỉnh hình toàn quốc vào tháng 8/2013.

 Còn tiếp

Theo timmachhoc

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua google bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua twitter bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua MySpace bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua icio bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua digg bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng Chia sẽ qua yahoo bài: Nghiên cứu quan sát dịch tễ học tỷ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP