Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa
Ngày 29/08/2017 04:28 | Lượt xem: 3812

ĐẠI CƯƠNG VỀ SUY TĨNH MẠCH

Suy tĩnh mạch là tình trạng máu tĩnh mạch không theo dòng chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết. 

Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng suy tĩnh mạch là do bất thường chức năng van tĩnh mạch nông hoặc van tĩnh mạch sâu (hiếm gặp hơn là cả hai). Nguyên nhân khác nữa là khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh. Ngoài ra còn phải kể đến do bất thường trương lực và chun dãn của thành tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch nông hoặc sâu không điều trị sẽ tiến triển thành hội chứng suy tĩnh mạch mạn tính (Chronic venous insufficiency – CVI). Trước đây. CVI được biết như là hội chứng hậu viêm tĩnh mạch (postphlebitic syndrome) và hội chứng sau huyết khối (postthromnotic syndrome), những thuật ngữ này bao gồm các hầu hết các nguyên nhân gây bệnh, nhưng không được đồng thuận vì thiếu một nguyên nhân phổ biến khác là khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh.

Ngoài ảnh hưởng thẫm mỹ, CVI có thể dẫn tới nhiễm trùng chi dưới mạn tính đe dọa tính mạng. Đau khi đi lại là một dấu hiệu của bệnh, các dấu hiệu đặc trưng khác như xơ hóa chất béo trên da (lipodermasclerosis) ở chi dưới dễ hình thành vết loét.

Suy tĩnh mạch là bệnh phổ biến và không lành tính. Điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, và chỉnh sửa các bất thường giải phẫu nếu có thể.  Vớ điều chỉnh áp lực ( Graduated compression) là điều trị cơ bản hiện nay. Suy van tĩnh mạch sâu đáp ứng kém với điều trị. Suy van tĩnh mạch nông có thể điều trị bằng phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch trào ngược (ablating the refluxing vessels), mà không để lại di chứng nào.

SỰ XƠ CỨNG TĨNH MẠCH VÀ GIẢM CHỨC NĂNG TĨNH MẠCH LIÊN QUAN ĐẾN TÍCH TUỔI HỌC

Tĩnh mạch, cũng giống như những động mạch lớn, cũng bị xơ cứng theo tuổi. Khoảng 70% lượng máu của cơ thể được chứa ở hệ thống tĩnh mạch. Cả sức chứa và sự chun giãn của các tĩnh mạch có mối tương quan lớn với các động mạch, do vậy toàn bộ sức chứa của mạch máu phụ thuộc phần lớn vào cấu trúc và chức năng của hệ tĩnh mạch. Vì vậy, sự điều hòa của hệ tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự kiểm soát hệ tim mạch.

Ở người, đánh giá sự “cứng” của tĩnh mạch thường dựa vào sự chun giãn của tĩnh mạch chi. Sự chun giãn là độ cong của đường biểu diễn mối tương quan giữa thể tích và áp suất. Mối tương quan này phụ thuộc vào áp suất và không tuyến tính.

Về mặt cấu trúc, tĩnh mạch của người trẻ gồm 3 lớp áo  riêng biệt, lớp áo trong mỏng bao gồm những tế bào cơ trơn, lớp áo giữa dày bao gồm những bó tế bào cơ trơn được phân tách nhau bởi những sợi collagen và sợi đàn hồi, lớp áo ngoài cùng của tĩnh mạch thì không được định nghĩa rõ ràng. Những tĩnh mạch ở người lớn tuổi biểu hiện sự dày lên của các sợi dưới nội mạc, sự xơ hóa của 3 lớp áo, sự giảm của mô đàn hồi, có sự gia tăng của các sợi collagen liên kết chéo, và sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn. Ngoài ra, tương tự như sự lão hóa của hệ động mạch ở người cao tuổi cũng có sự xơ cứng của các động mạch lớn và vì vậy làm giảm sự chun giãn của động mạch. Trong khi những cơ chế bên dưới về mặt tế bào và phân tử giảm sự chun giãn của động mạch cũng không được hiểu rõ hoàn toàn. Người ta cho rằng đó là kết quả của sự thay đổi cấu trúc động mạch như sự gia tăng các sợi collagen bắt chéo, sự mỏng đi và sự phân mảnh của các sợi đàn hồi, sự gia tăng các sợi liên kết, cũng như những bất thường về chức năng bao gồm sự tăng trương lực cơ trơn mạch máu và rối loạn chức năng nội mô mạch máu. Do đó, khi đề cập đến những ngyên nhân tiềm ẩn bên dưới gây giảm độ chun giãn của động mạch do tuổi, cũng tương tự như sự giảm độ chun giãn của tĩnh mạch do tuổi.

Sự lão hóa có thể gây tổn thương van tĩnh mạch, van trở nên dày hơn và kém đàn hồi hơn. Và sự giảm chức năng của van cũng dẫn đến sự dội ngược của dòng máu và dễ gây hình thành HKTMS.

GIẢI PHẨU HỌC VỀ HỆ TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Hệ tĩnh mạch chi dưới ( hính 1) được chia làm 3 hệ thống:

-          Hệ thống tĩnh mạch nông:bao gồm tĩnh mạch hiển lớn (GSV- Great saphenous vein), tĩnh mạch hiển bé (SSV- Small saphenous vein) và các nhánh con của nó.

-          Hệ thống tĩnh mạch sâu:bao gồm tĩnh mạch trước xương chày, tĩnh mạch chày sau, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch đùi sâu, tĩnh mạch đùi nông và tĩnh mạch chậu

-          Tĩnh mạch nhánh xuyên(perforating vein) và các tĩnh mạch nhánh nối (communicating vein) ( hình 3)

 Bình thường, mỗi cử động của chân sẽ giúp bơm máu vào tĩnh mạch và lên trên qua hàng loạt các van tĩnh mạch (xem hình bên dưới). Trong thời gian đi lại, áp lực bình thường trong hệ thống tĩnh mạch của bắp chần gần như bằng không. Sau dừng lại, áp lực đứng trong chân cũng ở mức thấp. Máu động mạch sẽ lấp đầy tĩnh mạch một cách chậm rãi, và áp lực thủy tĩnh là nguồn gốc duy nhất của áp lực tĩnh mạch.

Trong suy tĩnh mạch, khi bệnh nhân đứng lâu, các tĩnh mạch được đổ đầy hoàn toàn, tất cà van tĩnh mạch mở. Lúc này, áp lực thủy tĩnh trong tĩnh mạch cao do cột máu liên tục từ đầu tới chân.Van tĩnh mạch bị suy là cho các cột máu này vẫn xuất hiện nga y cà khi đi lại. Sư tăng áp

lực thủy tĩnh liên tục trong và sau khi đi lại gây ứ trệ máu trong tĩnh mạch.

Hình 1: Hệ thống tĩnh mạch chi dưới

Hình 2: Van tĩnh mạch. Huyết khối hình thành do chuyển động hỗn loạn của dòng máu làm cho tiểu cầu bị bắt giữ ở xoang van hình thành huyết khối

 

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua google bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua twitter bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua MySpace bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua LinkedIn bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua stumbleupon bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua icio bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua digg bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP