Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh
Ngày 02/09/2017 07:59 | Lượt xem: 1292

DỊCH TỂ HỌC SUY VAN TĨNH MẠCH MẠN

Việt Nam

Chưa có thống kê chính thức. Ước đoán không ít hơn thế giới. Một nghiên cứu quan sát đa trung tâm 2011 do Công ty Servier tài trợ năm 2011 gần 4.500 bệnh nhân được chẩn đoán suy tĩnh mạch có trên 50% BN ở tuổi lớn hơn 50 và gần 70% là phụ nữ.

DỊCH TỂ HỌC SUY VAN TĨNH MẠCH MẠN

Việt Nam

Chưa có thống kê chính thức. Ước đoán không ít hơn thế giới. Một nghiên cứu quan sát đa trung tâm 2011 do Công ty Servier tài trợ năm 2011 gần 4.500 bệnh nhân được chẩn đoán suy tĩnh mạch có trên 50% BN ở tuổi lớn hơn 50 và gần 70% là phụ nữ.

Trên thế giới

Suy tĩnh mạch gặp nhiều ở các nước phương Tây và các nước phát triển hơn các nước đang phát triển, có thể liên quan tới sự khác biệt trong lối sống và sinh hoạt .

Ở Hoa Kì, CVI là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại Hoa Kì. Ước tính  khoảng 2-5% người Mỹ có những thay đổi liên quan tới CVI. Dự đoán tỉ lệ dãn tĩnh mạch trong dân số trưởng thành khoảng 7-60%, với hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy trào ngược tĩnh mạch có trong 40% dân số. Loét tĩnh mạch ứ huyết ảnh hưởng ít nhất 500000 người, trung bình có 92 trường hợp CVI trên 100,000 trường hợp nhập viện.

Tuổi

Tỉ lệ suy tĩnh mạch tăng theo tuổi, phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 40-49 và nam giới trong độ tuổi 70-79.

Tĩnh mạch lưới (recular vein) xuất hiện sớm ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành trẻ tuổi, một số ít trường hợp mới phát hiện sau sinh đẻ. Dãn thân tĩnh mạch (Varicosities Truncal) và dãn mao mạch (talangiectatic) hiếm gặp ở người ở người trẻ.

Nghiên cứu Bochum trên số lượng lớn trẻ em trong độ tuổi 10-12 tại một thời điểm (Bochum I) và sau đó 4 năm (Bochum II), cho thấy rằng triệu chứng và các bất thường trên cận lâm sàng xuất hiện trước khi có các dấu hiệu nhìn thấy được trên da. Tĩnh mạch lưới bất thường xuất hiện đầu tiên, các tĩnh mạch xuyên và thân tĩnh mạch suy giảm chức năng sau đó vài năm.

Giới

Tỉ lệ mắc bệnh tĩnh mạch nông và sâu thay đổi theo tuổi và giới, nhưng nhìn chung ở mọi lứa tuổi, nữ giới luôn mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Ở tuổi 30, tỉ lệ nam giới mắc bệnh là 10% so với 30% ở nữ giới. Ở độ tuổi trên 50, tỉ lệ này ở nam giới là 20% so với nữ giới là 50%.

TIÊN LƯỢNG VỀ SUY VAN TĨNH MẠCH MẠN

Các triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch và do giảm thải chất chuyển hóa tế bào là nguyên nhân gây bệnh tật và tàn phế ở bệnh nhân dãn tĩnh mạch. (xem phần biến chứng)

Nếu không điều trị được căn nguyên gây bệnh, thì suy tĩnh mạch tiến triển không phục hồi. Các triệu chứng nặng dần theo thời gian.

Ở nhiều bệnh nhân, tổn thương da dẫn đến loét mạn tính tiến triển không lành. Nghiên cứu của Abbade cho thấy loét tái phát, kéo dài là biến chứng chính của bệnh nhân có loét tĩnh mạch. Các yếu tố nguy cơ bao gồm xơ hóa mỡ trên da nặng, tiền căn loét, thời gian trên hai năm kể từ lần loét đầu tiên.

Khoảng 1 triệu người Mỹ có ít nhất một vết loét do suy tĩnh mạch nông và khoảng 100,000 người bị tàn phế. Không cần giải quyết tình trạng trào ngược tĩnh mạch triệt để để điều trị loét. Vét loét sẽ lành nếu thể tích máu và áp lực trào ngược giảm xuống dưới một ngưỡng nào đó. Mô teo và vết sạm da thường không phục hồi.

CVI tăng nguy cơ DVT và thuyên tắc phổi (PE). Nghiên cứu của Tsai 1988-2000 trên các bệnh nhân nội trú cho thấy DVT ảnh hưởng 1,3% bệnh nhân và bắt buộc phải đoạn chi 1,2% số đó, tỉ lệ tử vong chung là 1,6%

Khoảng 50% bệnh nhân dãn tĩnh mạch không điều trị sẽ tiến triển thành viêm tắc tĩnh mạch nông. Điều này rất quan trọng, vì có tới 45% bệnh nhân viêm tĩnh mạch nông bị DVT nhưng không được chẩn đoán. Nguy cơ DVT cao gấp 3 lần ở những bệnh nhân có dãn tĩnh mạch nông so với dân số chung.

Bất động tại giường và nhiều bệnh lý đồng thời với suy tĩnh mạch tăng nguy cơ DVT. Viêm tĩnh mạch có ở 60% bệnh nhân nhập viện có dấu hiệu lâm sàng của suy tĩnh mạch nông, và gần một nửa số này bị DVT. Chỉ có khoảng 50% bệnh nhân bị thuyên tắc phổi do DVT được phát hiện, và tỉ lệ tử vong ở nhóm này vượt quá 1/3.

Hội chứng suy tĩnh mạch có thể gây tử vong do xuất huyết. 23 trường hợp tử vong do xuất huyết được báo cáo tại Anh và xứ Wales năm 1973. Mặc dù chưa có thống kê tần suất xảy ra, nhưng xuất huyết không phải là biến chứng hiếm gặp và chưa được quan tâm đúng mức.

Kết quả của mỗi phương pháp điều trị đã có nhiều thay đổi. Ví dụ như liệu pháp tiêu sợi huyết với urokinase hoặc yếu tố hoạt hóa plasminogen mô và thủ thuật lấy bỏ huyết khối (thrombectomy) đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng phần lớn không đươc quan tâm do tỉ lệ tái phát cao.

Ghép bắc cầu tĩnh mạch hiển với tĩnh mạch chậu đùi có tỉ lệ thất bại cao (20%), do đó ghép PTFE (polytetrafluoroethylene) đang được sử dụng hiện nay. Hiệu quả thông tĩnh mạch dài hạn chưa được xác định. Bắc cầu Husni cho tắc tĩnh mạch đùi nông có tỉ lệ thất bại cao hơn (40%) nên không được sử dụng phổ biến.

Phẫu thuật cho CVI do suy giảm chức năng tĩnh mạch sâu bao gồm tạo hình van tĩnh mạch (Valvoloplasty) và cấy ghép tự thân hoặc cấy ghép từ mô người hiến. Tạo hình van cho các bệnh nhân khiếm khuyết chức năng van tĩnh mạch, kết hợp với thắt các tĩnh mạch xuyên mang lại hiệu quả vượt trội cho 80% trường hợp sau 5 năm. Việc ghép mô tự thân hoặc mô từ người hiến chưa được đánh giá rõ rang và cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua google bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua twitter bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua MySpace bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua LinkedIn bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua stumbleupon bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua icio bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua digg bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch: Góc nhìn lão khoa - P4 - Tiên lượng của bệnh

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP