HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
Hướng dẫn mang vớ áp lực thường xuyên, liên tục cho bệnh nhân CVI, trừ khi họ không dung nạp được, hoặc không thể mang vớ áp lực vì một lí do nào đó.
Tránh đứng hay ngồi lâu.
HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
Hướng dẫn mang vớ áp lực thường xuyên, liên tục cho bệnh nhân CVI, trừ khi họ không dung nạp được, hoặc không thể mang vớ áp lực vì một lí do nào đó.
Tránh đứng hay ngồi lâu.
Tăng cường đi bộ.
Tập các cơ bắp chân đều đặn.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG SUY TĨNH MẠCH MẠN
Triệu chứng của suy tĩnh mạch gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu, giảm nhẹ hơn ở giai đoạn giữa và trở nên trầm trọng hơn sau đó.
Dãn mao mạch nhỏ cũng gây nhiều khó chịu. Hơn 50% bệnh nhân bị dãn mao mạch < 1mm có triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng bao gồm:
- Nóng rát
- Sưng phù
- Dị cảm
- Vọp bẻ
- Đau nhức
- Cảm giác năng chân
- Hội chứng chân không yên
- Tê mỏi
Triệu chứng trên cũng hay gặp ở bệnh nhân bị dãn thân tĩnh mạch: 18% bệnh nhân bị thường xuyên, 50% bị từng đợt.
Ảnh hưởng thẫm mỹ, dãn tĩnh mạch là dấu hiệu của tăng áp lực tĩnh mạch, lí do phổ biến nhất bệnh nhân than phiền về CVI. Tăng áp lực tĩnh mạch trong bắp cơ chi dưới khi tập thề dục hoặc đứng lâu gây ra triệu chứng đau điển hình của CVI. Bệnh nhân thường mô tả là cảm giác đau, căng tức, nóng rát, ngứa, đau âm ỉ, nặng nề ở bắp chân hoặc cả chân.
Đau từng cơn và các triệu chứng khác liên quan tới suy tĩnh mạch có thể thoáng qua liên quan tới sự thay đồi nội tiết, tâm lý, thuốc. Một nửa phụ nữ mang thai than phiền đau, 17% không thể ngồi lâu quá 1-2 giờ vì đau.
Bệnh nhân suy tĩnh mạch sâu gần như luôn luôn có triệu chứng, hay gặp nhất là: ngứa, đau nhức, cảm giác nặng chân.
Đau do suy tĩnh mạch giảm khi đi lại, nâng cao hai chân và chườm lạnh. Chườm nóng làm nặng thêm tình trạng đau. Vớ áp lực giúp cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng đau.
Cách xử trí đau trong bệnh lý tĩnh mạch ngược với trong bệnh lý động mạch. Đau do bệnh động mạch thường nặng hơn khi đi lại, nâng cao chân, chườm lạnh và mang vớ áp lực, trong khi đó chườm nóng giúp cải thiện triệu chứng tốt.
Sưng nề do tắc nghẽn tĩnh mạch cấp tính (như DVT) hoặc do máu tĩnh mạch nông hoặc sâu trào ngược. Đôi khi, tình trạng sưng nề không liên quan tới hệ thống tĩnh mạch. Phù ấn lõm (pitting edema) thường gặp trong suy tĩnh mạch. Cần phân biệt với các trường hợp khác cũng gây phù ấn lõm như suy gan, suy thận, suy tim, nhiễm trùng, chấn thương …
Phù mạch bạch huyết có thể do tắc nghẽn mạch bạch huyết nguyên phát hoặc thứ phát sau tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch, còn gọi là hội chứng suy tĩnh mạch-bạch huyết (venolymphatic)
Sạm da, thay đổi màu da là dấu hiệu của ứ huyết tĩnh mạch, suy động mạch, nhiễm trùng mạn tính, chấn thương trước đó hoặc do các bệnh lý khác (xem hình 5, 6, 7, 8, 9) Đôi khi, sự thay đổi màu da này là đặc trưng của ứ huyết tĩnh mạch nếu nó nằm dọc theo giữa mắc cá chân hoặc giữa cẳng chân, nơi dễ bị tăng áp lực tĩnh mạch vì hệ thống dẫn lưu phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng, sự thông thoáng của tĩnh mạch hiển lớn và các tĩnh mạch xuyên.
Bình thường có thể nhìn thấy tĩnh mạch nổi lên ở chân và mắc cả chân, đôi khi thấy ở hố khoeo, nhưng không bao giờ thấy ở những nơi còn lại của chân. Da mỏng (Translucent skin) làm cho dễ dàng nhìn thấy các mạng lưới tĩnh mạch màu hơi xanh dưới da. Tĩnh mạch dãn trên mắc cá chân thường là bằng chứng của bệnh lý tĩnh mạch (xem hình bên dưới)
Hình 5: Thay đổi trên da ở bệnh nhân suy tĩnh mạch
Loét không lành có thể do suy tĩnh mạch nông,sâu hoặc do các nguyên nhân khác: suy động mạch, bệnh khớp, loạn dưỡng cục bộ, ung thư … Loét không lành ở giữa mắc cá chân hầu hết là do ứ huyết tĩnh mạch. Đôi khi, những thay đổi của da và vết loét vùng mắc cá chân là do chấn thương trước đó, bệnh lý động mạch…
Hình 6: Tĩnh mạch xuyên phồng lên dưới da
Loét tĩnh mạch lâu ngày hiếm khi chuyển thành ung thư. Vét loét tĩnh mạch có thể nằm chồng lên ung thư da tại cùng một vị trí.
Các bất thường nhìn thấy được trên da là dấu hiệu gợi ý quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy trong bệnh tĩnh mạch ngoại biên vì có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác. Chỉ khám lâm sàng thôi thì chưa đủ để đánh giá toàn bộ hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Do đó, các xét nghiệm chẩn đoán luôn có vai trò quan trọng trong việc loại trừ các tắc nghẽn tĩnh mạch, đánh giá trào ngược tĩnh mạch và hướng dẫn lên kế hoạc điều trị.
Hình 7: Loét do suy tĩnh mạch
Hình 8: Loét ứ huyết tĩnh mạch mạn tính
Hình 9: loét ứ huyết tĩnh mạch và loạn dưỡng mô xung quanh
Nghiệm pháp Trendelenburg
Nghiệm pháp Trendelenburg giúp phân biệt tình trạng sung huyết tĩnh mạch do trào ngược tĩnh mạch nông với bất thường chức năng van tĩnh mạch sâu.
Nâng cao chân bệnh nhân cho đến khi không còn ứ máu trong tĩnh mạch nữa. Dùng lực bên ngoài ép vào tĩnh mạch nông (bằng tay hoặc garo) ngay dưới nơi nghi ngờ có trào ngược máu từ hệ thống tĩnh mạch sâu sang tĩnh mạch nông, thường hay đè ép ở tĩnh mạch hiển lớn đoạn dưới chỗ nối hiển-đùi.
Sau đó cho bệnh nhân đứng lên. Nếu đoạn tĩnh mach xa còn trống hoặc được đổ đầy chậm, thì nhanh chóng thả tay hoặc tháo garo ra. Trong trường hợp, đổ đầy tĩnh mạch chậm khi còn ép garo và sau đó đổ đầy nhanh khi tháo garo thì ta xác định được điểm có áp lực tĩnh mạch cao gây trào ngược máu vào tĩnh mạch nông.
Nếu đổ đầy tĩnh mạch nhanh chóng khi còn garo thì ta không xác định được vị trí có trào ngược máu tĩnh mạch hoặc có nhiều con đường trào ngược máu tĩnh mạch khác. Đổ đầy nhanh chóng khi còn đè ép gợi ý tình trang suy chức năng van tĩnh mạch sâu.
Nếu nghiệm pháp trên xác định bệnh nhân có suy van tĩnh mạch sâu thì việc lựa chọn các biện pháp điều trị bị giới hạn đi nhiều.
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389