SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN
Ngày 07/09/2017 08:39 | Lượt xem: 1808

BIẾN CHỨNG CỦA SUY VAN TĨNH MẠCH

Các biến chứng tại chỗ thường do sự kết hợp giữa tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch và giảm thải các chất chuyển hóa tế bào. Các biến chứng cùa CVI không điều trị bao gồm

BIẾN CHỨNG CỦA SUY VAN TĨNH MẠCH

Các biến chứng tại chỗ thường do sự kết hợp giữa tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch và giảm thải các chất chuyển hóa tế bào. Các biến chứng cùa CVI không điều trị bao gồm

-          Áp lực tĩnh mạch cao tạo lập hệ tĩnh mạch lân cận hình thành các vòng trào ngược (refluxing circuits)

-          DVT

-          Thuyên tắc phổi

-          Loét tĩnh mạch

-          Phù mạch bạch huyết thứ phát

Đau mạn tính, sưng nề, viêm mô tế bào tái phát và loét chân mạn tính không lành là những biến chứng hay gặp của suy tĩnh mạch, nhưng không phải là những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tĩnh mạch không được chẩn đoán thường gây tử vong do huyết khối tĩnh mạch, tử vong ít gặp hơn trong trường hợp bệnh tĩnh mạch không huyết khối do bệnh tiến triển chậm, chủ yếu gây giảm chất lượng cuộc sống và mất khả năng lao động.

Chú ý các chẩn đoán phân biệt khác, bao gồm cà suy gan và phù mạch bạch huyết

CẦN PHÂN BIỆT MỘT SỐ BỆNH

-          Ung thư biểu môtế bàođáy

-          Viêm mô tế bào

-          Viêm da, dị ứng

-          Các biểu hiện da củabệnhtim

-          Các biểu hiện da củabệnh thận

-          Viêm quầng

-          TelangiectasiaEssentialGeneralized

-          Hội chứng Klippel-Trenaunay-Weber

-          Ung thư biểu môtế bàovảy

-          Loétchấn thương

-          Chứng dãnTĩnh mạch vàtĩnh mạch mạng nhên (Spiderveins)

CẬN LÂM SÀNG CẦN LƯU Ý

Huyết khối tĩnh mạch tái phát mạn tính được tìm thấy tại nơi có ứ bất thường trên nhiều bệnh nhân bị suy tĩnh mạch. Những bệnh nhân này có nồng độ D-dimer máu cao, nên D-Dimer không mang lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cấp tính.

Xét nghiệm huyết học có ích trong các trường hợp suy van tĩnh mạch do hội chứng KTW do bệnh nhân có giảm tiểu cầu máu do tăng tiêu thụ.

SIÊU ÂM

Siêu âm Duplex đánh giá hội chứng suy tĩnh mạch. Hình ảnh màu dòng chảy dựa trên nguyên lý Doppler cho thấy dòng chảy trong mạch máu trên hình ảnh siêu âm 2 bình biện nhờ mã hóa màu. Trên hình ảnh, màu đỏ chỉ ra dòng chảy theo một hướng (hướng về đầu dò), và màu xanh biểu thị dòng chảy theo một hướng khác. Trên máy thế hệ mới, sắc độ (shade of the color) phản ánh tốc độ dòng chảy (ở chế độ Doppler) hoặc thể tích dòng chảy (ở chế độ Doppler năng lượng).

Siêu âm có độ chuyên và độ nhạy cao khi đánh giá trào ngược tĩnh mạch. Hình ảnh trào ngược trên siêu âm là yếu tố cần thiết để chẩn đoán hội chứng suy tĩnh mạch nông.

Một nghiên cứu ở Anh so sánh 27 bệnh nhân có dãn tĩnh mạch trên lâm sàng với 23 tình nguyện viên cho bằng chứng xuất hiện phổ dạng đập (pulsatile flow) trên GSV là dấu hiệu của suy tĩnh mạch mạn mức độ nặng.

Siêu âm hiệu quả hơn chụp tĩnh mạch cản quang trong chẩn đoán DVT. Siêu âm Duplex là phương tiện chẩn đoán ban đầu trên những bệnh nhân nghi ngờ DVT.

Trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), siêu âm đã được chứng minh là tốt hơn để tương phản venography, và nó đã thay thế venography trong hoàn cảnh này. Siêu âm Duplex là hình thức chẩn đoán ban đầu của sự lựa chọn ở những bệnh nhân bị nghi ngờ DVT.

CHỤP TĨNH MẠCH (Venography)

Chụp tĩnh mạch cộng hưởng (MRV) từ là xét nghiệm nhạy và đặc hiệu nhất để đánh giá bệnh lý tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch chậu (vùng không thể khảo sát bằng các phương tiện chẩn đoán khác). MRV đặc biệt hữu ích khi phát hiện các nguyên nhân đau và phù chân do nguyên nhân không phải mạch máu khi lâm sàng không biểu hiện rõ triệu chứng suy hay tắc nghẽn tĩnh mạch.

Chụp tĩnh mạch cản quang (direct contrast venography) là một kĩ thuật xâm lấn. Ở nhiều nơi, nó được sử dụng thay thế cho siêu âm doppler. Tuy nhiên, kĩ thuật này vẫn có nhiều lợi ích trong một số trường hợp khó chẩn đoán.

Đặt một catheter vào tĩnh mạch trên mu bàn chân và bơm chất cản quang. Cột garo quanh chân gây tắc tĩnh mạch nông, khi đó chất cản quang sẽ vào hệ thống tĩnh mạch sâu.

Đánh giá trào ngược bằng phương pháp chụp tĩnh mạch cản quang đòi hỏi cần một catherter luôn tĩnh mạch từ mắc cá chân lên tới háng và bơm chất cản quang vào từng đoạn của mạch máu.

Khoảng 15% bệnh nhân được phát hiện DVT với cục huyết khối mới thành lập sau chụp tĩnh mạch cản quang, Tỉ lệ huyết khối liên quan tới chất cản quang trên bệnh nhân chụp tĩnh mạch chưa được nghiên cứu.

PHÉP GHI BIẾN THIÊN TĨNH MẠCH (Venous plethysmography)

Phương pháp quang học ghi biến thiên thể tích tĩnh mạch (photoplethysmography) sử dụng ánh sáng hồng ngoại để đánh giá sự đổ đầy mao mạch trong suốt quá trình gắng sức. Tăng đổ đầy mao mạch gợi ý có trào ngược tĩnh mạch và mất chức năng tĩnh mạch (incompetent veins)

Bình thường, sau khi cột rồi tháo garô chi dưới, áp lực tĩnh mạch nhanh chóng trở về đường cơ bản. Nếu bất thường thì có trào ngược tĩnh mạch.

XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TĨNH MẠCH

Xét nghiệm sinh lý chức năng tĩnh mạch rất quan trọng trong đánh giá nguyên nhân và độ nặng suy tĩnh mạch. Các thông số sinh lý thường được đo lường là thời gian đổ đầy tĩnh mạch (venous refilling time, VRT), dòng chảy tĩnh mạch tối đa (maximum venous outflow, MVO) và phân suất tống máu của cơ bụng chân (the calf muscle pump ejection fraction, MPEF).

Thời gian đổ đầy tĩnh mạch (Venous refilling time VRT)

VRT là thời gian cần thiết để cẳng chân được đổ đầy máu sau khi bơm cơ bụng chân làm trống hết mức có thể. Bình thường, khi ngồi, sự đổ đầy các tĩnh mạch ở cẳng chân (lower leg) chỉ do máu từ động mạch trong thời gian ít nhất 120 giây.

Ở bệnh nhân suy tĩnh mạch nhẹ và không triệu chứng, đổ đầy tĩnh mạch do máu trào ngược từ các van bị rò rỉ. Những bệnh nhân này có VRT 40 – 120 giây.

Ở bệnh nhân suy tĩnh mạch nặng, đổ đầy tĩnh mạch xảy ra rất nhanh do dòng trào ngược có thể tích lớn. VRT nhanh bất thường 20 – 40 giây, phản ánh dòng chảy trào ngược qua các van bị suy ở hệ tĩnh mạch nông và xuyên. Mức độ trào ngược liên quan đến các triệu chứng điển hình của suy tĩnh mạch. Bệnh nhân thường than phiền chuột rút chân về đêm, chân không yên, đau rát, nhức chân và tê mỏi.

VRT ngắn hơn 20 giây là bất thường rõ rệt, do lưu lượng lớn dòng tĩnh mạch trào ngược qua các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xuyên lớn, hay các tĩnh mạch sâu. Với mức độ trào ngược này, bệnh nhân gần như luôn có triệu chứng. Khi VRT thấp hơn 10 giây, gần như không thể tránh khỏi loét tĩnh mạch.

DÒNG CHẢY TĨNH MẠCH TỐI ĐA (Maximum venous outflowMVO)

MVO có tác dụng phát hiện tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch từ phần thấp của chân do bất kì nguyên nhân nào, bằng cách đo vận tốc dòng máu chảy qua cẳng chân bị ứ huyết sau khi đột ngột tháo garo.

Ưu điểm chính của MVO là nó thiên về đánh giá chức năng hơn là giải phẫu, nhạy với các tắc nghẽn nội sinh hoặc ngoại sinh do bất kỳ nguyên nhân và mức độ nào. MVO giúp phát hiện huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch cẳng chân, tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ, những vùng mà siêu âm và chụp tĩnh mạch không nhạy. MVO có thể được dùng để phát hiện tắc tĩnh mạch do máu tụ ngoài mạch, u, hay các bệnh lý khác..

Nhược điểm chính của MVO là nó chỉ nhạy với những tắc nghẽn đáng kể và không nhạy với tắc nghẽn một phần, không hữu ích trong phát hiện dòng trào ngược do suy tĩnh mạch. MVO bình thường không loại trừ hoàn toàn huyết khối tĩnh mạch sâu.

PHÂN SUẤT TỐNG CỦA CƠ(Muscle pump ejection fraction MPEF)

MPEF là xét nghiệm phát hiện tình trạng suy bơm của cơ cẳng. Kết quả của MPEF có tính lặp lại cao (highly repeated), nhưng cần phẫu thuật viên có kinh nghiệm để có những vết rạch sạch và ý nghĩa (clean, meaningful tracing)

Bệnh nhân được yêu cầu đứng bằng đầu ngón chân 10 – 20 lần hay gập lưng bàn chân (dorsiflex his or her ankle). Sự thay đổi của các tham số vật lý phản ánh thể tích máu ở cẳng chân khi cơ bụng chân bơm.

Khi tĩnh mạch và bơm cơ bụng chân bình thường, 10 – 20 cử động đầu ngón hay gập lưng bàn chân sẽ làm trống tĩnh mạch cẳng chân. Những bệnh nhân có suy bơm cơ, tắc nặng đoạn gần, hay suy tĩnh mạch sâu nặng, các cử động đầu ngón chân hay gập lưng bàn chân ít hoặc không tác động đến lượng máu trong cẳng chân. Suy tĩnh mạch do nguyên nhân này khó điều trị.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua google bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua twitter bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua MySpace bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua LinkedIn bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua stumbleupon bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua icio bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua digg bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.6) - CẬN LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP