SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ
Ngày 13/09/2017 04:26 | Lượt xem: 1447

Liệu pháp xơ hóalà tiêm hay truyền một chất gây xơ hóa vào tĩnh mạch trào ngược để phá hủy nội mô và sợi hóa mạch máu. Tiêm trực tiếp chất gây xơ vào tĩnh mạch thường dành cho các tổn thương mao mạch (telangiectatic lesions) hơn là CVI. Gây độc tĩnh mạch (phlebotonics) chưa được chứng minh có ích trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính.

Liệu pháp xơ hóalà tiêm hay truyền một chất gây xơ hóa vào tĩnh mạch trào ngược để phá hủy nội mô và sợi hóa mạch máu. Tiêm trực tiếp chất gây xơ vào tĩnh mạch thường dành cho các tổn thương mao mạch (telangiectatic lesions) hơn là CVI. Gây độc tĩnh mạch (phlebotonics) chưa được chứng minh có ích trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính.

Liệu pháp laser nội mạch(EVLT) là phương pháp luồn sợi laser nội mạch từ gối lên háng. phát ra năng lượng laser dọc theo đường đi tĩnh mạch, sợi hóa mạch máu và sau đó là phá hủy thành mạch. Phương pháp này đã được chứng minh là có kết quả dài hạn tốt (> 5 năm) và tỷ lệ các biến chứng thấp, thay đổi theo bước sóng của tia laser.

Cắt bằng sóng vô tuyến(RFA) được thực hiện bằng cách luồn một catheter sóng vô tuyến đặc biệt từ gối đến háng và đốt các mạch máu mục tiêu cho đến khi tổn thương co rút lại vì nhiệt. Quá trình này được lặp lại mỗi 7 cm dọc theo đường đi tĩnh mạch. Mạch máu bị tổn thương vì nhiệt và sau đó hóa sợi. Cắt bằng sóng vô tuyến có hiệu quả với tỷ lệ biến chứng thấp. Phương pháp này có kết quả tốt đến hơn 10 năm theo dõi.

Phẫu thuật nội soi cắt tĩnh mạch xuyêndưới cân (subfascial endoscopic perforator surgery) cũng được dùng để điều trị suy tĩnh mạch mạn, nội soi tìm và thắt các tĩnh mạch bị thủng. Báo cáo sơ bộ cho thấy sau điều trị, thời gian lành loét trung bình là 42 ngày, với tỷ lệ tái phát khoảng 3%, và  lành nhanh gấp 4 lần so với điều trị cổ điển. Hơn nữa, tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật này cũng thấp hơn đáng kể các thủ thuật truyền thống.

Nói chung, khoảng 8% bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính cần được can thiệp ngoại khoa. Chọn lựa phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh (xem bên dưới). Theo dõi sát  tình trạng tim mạch và sinh hiệu của bệnh nhân rất quan trọng. Hơn nữa, theo dõi định kỳ hemoglobin và hematocrit mang lại những thông tin thiết yếu cho phẫu thuật.

Xuất huyết tĩnh mạch dãn (varicose bleeding)

Bệnh nhân chảy máu tĩnh mạch dãn thường đến khoa cấp cứu, nơi hay sử dụng phương pháp khâu mạch máu để điều trị. Bệnh nhân mất máu nên được nhập viện, đặc biệt là chảy máu tĩnh mạch lớn và tổn thương mô xung quanh. Khâu mạch máu chỉ kiểm soát ngắn hạn, và có thể gây chảy máu tái phát trong thời gian ngắn vì không lấy bỏ những mạch máu nông có thành mỏng, dãn đã vỡ.

Liệu pháp xơ hóa thì đầu với sodium tetradecyl sulfate là phương pháp điều trị tốt nhất cho xuất huyết tĩnh mạch dãn. Tretbar đã báo cáo một loạt các trường hợp đã điều trị thành công trên 3 năm bằng liệu pháp xơ hóa áp lực thì đầu (primary compression sclerotherapy).

Suy tĩnh mạch nông

Đối với tĩnh mạch nông, phẫu thuật thì đầu có tỷ lệ tái phát sớm thấp hơn, trong khi liệu pháp xơ hóa thì ít biến chứng hơn và mức độ hài lòng của bệnh nhân cao hơn. Phẫu thuật mạch máu có tỉ lệ biến chứng cao nhưng tỉ lệ tái phát sớm lại thấp hơn.

Bóc tách tĩnh mạch với cột chỗ nối hiển đùi (Vein stripping with ligation of the saphenofemoral junction) từ lâu là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong các trường hợp suy tĩnh mạch nông. Hiện nay, nó đang dần được thay thế bằng kỹ thuật cắt đoạn nội mạch bằng sóng vô tuyến hay tia laser. 

Thắt tĩnh mạch nông là loại bỏ hoàn toàn hệ tĩnh mạch hiển lớn; phương pháp này phần lớn được thay thế bởi kỹ thuật cắt bằng dao (stad evulsion) với vài đường rạch 2 – 3 mm đè lên tĩnh mạch hiển lớn ở nhiều vị trí khác nhau. Tĩnh mạch được tách khỏi mô bên dưới, và các đoạn thủng được cột lại. Dùng một móc nhỏ hoặc kim đầu tù để tách càng nhiều tĩnh mạch nếu có thể.

Cắt bằng dao bị giới hạn ở hệ tĩnh mạch hiển lớn trên gối do tránh tổn thương thần kinh hiển hay thần kinh cẳng chân. Kỹ thuật này dành cho suy tĩnh mạch mạn mà dòng trào ngược ở hệ tĩnh mạch hiển gây ra triệu chứng nặng. Vì vậy, bắt buộc phải có chẩn đoán trước thủ thuật.

Thắt đơn giản (simple lidation) và phân chia các mạch máu mất chức năng không phải là cách điều trị hiệu quả các tĩnh mạch xuyên bị suy, vì tỷ lệ tái phát sớm cao khi tiến hành ở tĩnh mạch hiển lớn.

Không cần ghép da nếu suy tĩnh mạch chưa được điều trị. Vết loét sẽ lành nhanh mà không cần phải ghép da nếu tĩnh mạch suy bị cắt bỏ.

Suy tĩnh mạch sâu

Phẫu thuật tắc nghẽn tĩnh mạch sâu chỉ nên thực hiện sau khi đánh giá cẩn thận mức độ triệu chứng và đo lường trực tiếp áp lực tĩnh mạch ở cả tay và chân. Chỉ chụp tĩnh mạch thôi thì chưa đủ, vì nhiều bệnh nhân tắc mạch có tuần hoàn bàng hệ (extensive collateral circulation) làm giảm thiểu triệu chứng. Tiêu huyết khối (ví dụ, với urokinase hay TPA) và phẫu thuật lấy huyết khối đã được nghiên cứu nhưng phần lớn bị bác bỏ vì tỷ lệ tái phát cao.

Đối với vùng chậu đùi, thì phẫu thuật ghép bắc cầu tĩnh mạch hiển được chọn lựa. Trong thủ thuật này, tạo đường hầm nối đầu tận xa của tĩnh mạch hiển đối bên với tĩnh mạch đùi bị suy (xem hình bên dưới). Kết quả là dòng máu tĩnh mạch đi trệch qua đường nối vào hệ tĩnh mạch nguyên vẹn đối bên. Vì tỷ lệ thất bại tương đối cao (20%) nên ghép polytetrafluoroethylene (PTFE) được sử dụng. Kết quả lâu dài chưa được chứng minh.

Hình 11: Thủ thuật Palma. Tạo đường hầm nối tĩnh mạch hiển ở chân đối bên với tĩnh mạch đùi bị suy; tỷ lệ tắc tích lũy 5 năm là 75%. Thủ thuật làm giảm tình trạng đi khó khăn khi đi lại nhưng không lành loét hay giảm phù.

Trong trường hợp tắc tĩnh mạch đùi nông, nên xem xét bắt cầu Husni, (Warren năm 1954 và Husni năm 1983). Trong thủ thuật này, tĩnh mạch hiển lớn cùng bên được sử dụng như cầu nối tĩnh mạch đùi – khoeo (an in-situ popliteal-femoral vein bypass), tỉ lệ thất bại cao (khoảng 40%) nên thủ thật Husni không được sử dụng thường xuyên. Một kỹ thuật ít xâm lấn hơn sử dụng stent đã được mô tả.

Tạo hình van(valvuloplasty) dành cho bệnh nhân khiếm khuyết chức năng van bẩm sinh. Phẫu thuật tĩnh mạch (phlebotomy) được thực hiện, và mỏm (cusps) van được uốn nếp. Để đảm bảo kết quả, khuyến cáo uốn nếp 20 – 25% mỗi mỏm van. Sử dụng 1 ống bọc (sleeve) polytetrafluoroethylene để duy trì tính toàn vẹn của van được thực hiện thường quy. Khi kết hợp với thắt các tĩnh mạch bị thủng, phẫu thuật tạo hình van cho kết cục sau năm vượt trội ở 80% trường hợp.

Với chuyển vị đoạn tĩnh mạch, chọn một tĩnh mạch chức năng bình thường ở gần đoạn mạch bệnh. Tĩnh mạch mất chức năng được bóc tách và di chuyển lên phần xa tĩnh mạch bình thường để làm một van chức năng.

Với ghép van tĩnh mạch, sử dụng đoạn tĩnh mạch có van bình thường của tĩnh mạch nách hoặc tĩnh mạch cánh tay ghép vào hệ tĩnh mạch đùi hay tĩnh mạch khoeo. Đoạn tĩnh mạch chân mất chức năng được cắt và thay bằng đoạn ghép. Dị ghép hoặc ghép tĩnh mạch từ người hiến đang được đánh giá, kết quả lâu dài còn chưa xác định

Biến chứng

Các biến chứng của phẫu thuật cắt đoạn tĩnh mạch trào ngược bao gồm:

-          Nhiễm trùng.

-          Tổn thương thần kinh (ví dụ, thần kinh hiểu hay thần kinh cẳng chân).

-          Tổn thương động mạch .

-          Không có tính thẫm mỹ.

Các biến chứng của liệu pháp xơ hóa bao gồm:

-          Dị ứng chất gây xơ

-          Hoại tử da do thoát mạch

-          Nhiễm trùng động mạch do sơ ý (inadvertent) (có thể gây mất chi)

Biến chứng của cắt đoạn bằng sóng vô tuyến và laser nội mạch bao gồm:

-          Bỏng da

-          Tổn thương mô lân cận do nhiệt

-          Tổn thương tĩnh mạch sâu do sơ ý

Chăm sóc sau thủ thuật

Khuyến cáo sử dụng kháng đông với heparin (hay heparin trọng lượng phân tử thấp) ngay sau phẫu thuật và dự phòng lâu dài với warfarin.

Theo dõi thường xuyên vết thương nhiễm trùng sau khi xuất viện, khoảng 1 tuần sau phẫu thuật. Nghỉ ngơi 2 – 4 tuần sau khâu/kẹp mạch máu, tùy thuộc tình trạng vùng da thủ thuật.

Siêu âm duplex những trường hợp tăng đau hay phù chi để loại trừ DVT.

Vận động

Vận động thường xuyên là yếu tố cải thiện tiên lượng quan trọng cho bệnh nhân CVI nhẹ và giai đoạn sớm. Tránh ngồi và đứng lâu. Bệnh nhân bị suy tĩnh mạch nặng thường kém dung nạp với vận động.

Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe là những hoạt động tốt cho những bệnh nhân có cơ bắp chân còn hoạt động tốt. Bệnh nhân có tắc nghẽn tĩnh mạch thường đau và sưng phù nhiều hơn khi vận động. Bệnh nhân suy chức năng bơm máu của cơ bắp chân thường dung nạp kém với vận động do tình trạng mỏi cơ sớm.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua google bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua twitter bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua MySpace bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua LinkedIn bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua stumbleupon bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua icio bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua digg bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ Chia sẽ qua yahoo bài: SUY TĨNH MẠCH - GÓC NHÌN LÃO KHOA (P.8) - ĐIỀU TRỊ

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP