Dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) là bất thường bẩm sinh mạch máu trong não, xuất hiện do quá trình phát triển bất thường của hệ thống mạch máu, tạo ra sự thông thương trực tiếp giữa các động mạch não với tĩnh mạch não.
Dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) là bất thường bẩm sinh mạch máu trong não, xuất hiện do quá trình phát triển bất thường của hệ thống mạch máu, tạo ra sự thông thương trực tiếp giữa các động mạch não với tĩnh mạch não1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là chảy máu não và động kinh. Dấu hiệu thần kinh khu trú và đau đầu có thể tiến triển độc lập với chảy máu não2. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi chẩn đoán hình ảnh thần kinh ở não, AVM ngày càng được phát hiện nhiều3.
Có bốn phương pháp điều trị đã được đồng thuận trong điều trị AVM: phẫu thuật, xạ phẫu (radisurgery), nút mạch và điều trị bảo tồn. Vẫn chưa có đồng thuận (concesus) về phương pháp điều trị tốt nhất, và tuỳ thuộc vào việc bệnh nhân đến khám ở chuyên khoa nào mà có quyết định điều trị theo hướng của chuyên khoa đó4. Quyết định điều trị trên lâm sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước, vị trí và chi tiết giải phẫu5.
Bài này tổng kết về dị dạng động tĩnh mạch não, với đặc trưng là một nidus với các mạch máu bất thường nối thông trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch mà không có giường mạch máu nối tiếp. Bài này đã loại trừ các dò động tĩnh mạch vỏ não (cortical arterovenous fistula), dị dạng tĩnh mạch, cavernoma malformation, và các dò động tĩnh mạch màng cứng (dural arterovenous fistula).
NGUY CƠ CHẢY MÁU NÃO
Nguy cơ chảy máu hàng năm của AVM là khoảng 3%, song phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và giải phẫu của khối dị dạng, nguy cơ này có thể thấp khoảng 1% hoặc rất cao khoảng 33%. Nguy cơ chảy máu tăng lên nếu bệnh nhân đã có đợt chảy máu trước đó (HR, 3.2; 95% CI, 2.4-4.3) hoặc nếu dị dạng nằm sâu trong não hoặc thân não (HR, 2.4; 95% CI, 1.1-3.8) hoặc đặc điểm dẫn lưu vào hệ thống tĩnh mạch sâu (HR, 2.4; 95%CI, 1.1-3.8)6. Dựa trên những tiêu chí đó, bệnh nhân nếu không có yếu tố nguy cơ nào có tỉ lệ chảy máu rất thấp (< 1% hàng năm), bệnh nhân có một trong các yếu tố nguy cơ trên có tỉ lệ chảy máu thấp (3-5%/năm), và những bệnh nhân có hai yếu tố nguy cơ có tỉ lệ chảy máu trung bình (8-10%/năm) và những bệnh nhân có cả ba yếu tố nguy cơ ở trên có tỉ lệ chảy máu cao (>30%/năm).
Các đặc điểm giải phẫu khác đi kèm với chảy máu bao gồm các phình mạch dạng quả dâu nằm ở động mạch nuôi khối AVM (HR 1.8; 95%CI, 1.6-2.0) và các tĩnh mạch dẫn lưu đi ra khỏi khối AVM rất hẹp5. Hẹp tĩnh mạch dẫn lưu thường ở dạng hẹp hoặc thắt của một hoặc nhiều tĩnh mạch dẫn lưu chính của khối dị dạng động tĩnh mạch. Hậu quả của hiện tượng hẹp tĩnh mạch dẫn lưu là nguy cơ chảy máu cao, và nguy cơ này cao nhất khi chỉ có một tĩnh mạch dẫn lưu khối máu tụ7.
Biểu hiện lâm sàng của chảy máu não từ khối AVM phụ thuộc vào mức độ tổn thương các cấu trúc não lân cận. Tổn thương các vùng của não chi phối vận động, cảm giác, thị giác và chức năng ngôn ngữ (thuật ngữ “eloquent”), tổn thương các đường dẫn truyền thần kinh ở sâu trong chất trắng và các hạch xám trung tâm, và thứ phát là tăng áp lực nội sọ thường dẫn đến kết quả điều trị tồi. Với những bệnh nhân sống sót sau lần chảy máu đầu tiên, khoảng 25% hoàn toàn không có tổn thương thần kinh, 30% có tổn thương mức độ nhẹ-vừa và 45% có tổn thương nặng8. 3 tháng sau chảy máu, khoảng 20% số bệnh nhân sống được sau chảy máu tử vong, và 1/3 số bệnh nhân còn lại tàn phế mức độ vừa8.
Đặc điểm giải phẫu của khối AVM tạo thành một số tiêu chí được sử dụng trong thang điểm được sử dụng để tiên lượng kết quả điều trị AVM. Thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất cho mục đích này là phân độ Spetzler-Martin (bảng 1), ban đầu dùng để tiên lượng kết quả điều trị phẫu thuật song cũng có thể được sử dụng trong tiên lượng kết quả điều trị xạ phẫu9. Phân độ thay đổi từ 1-5 điểm với 3 tiêu chí của khối AVM: đường kính của khối AVM (< 3cm [1 điểm], 3-6 cm [2 điểm], > 6cm [3điểm]), tĩnh mạch hồi lưu (hệ tĩnh mạch nông [0 điểm], hệ tĩnh mạch sâu [1điểm]), và khối AVM nằm ở vùng eloquent (vận động, cảm giác, ngôn ngữ, thị giác, nhân xám trung ương [1 điểm]). Điểm phân độ càng thấp thì nguy cơ điều trị càng thấp. Bảng phân độ tiên lượng chi tiết hơn đối với kết quả điều trị xạ phẫu đã được đưa ra là VRAS (Virginia Radiosurgery AVM Scale)10,11. VRAS gắn vào 1 trong 5 độ dựa vào các tiêu chí: thể tích khối AVM ( <2cm3 [0đ], 2-4cm3 [1đ], > 4cm3 [2đ]), vị trí eloquent (1đ), tiền sử chảy máu (1đ). AVM độ I có 0đ và AVM độ V: 4 điểm.
Đặc điểm của khối AVM |
Điểm |
Kích thước (đường kính) |
|
Nhỏ ( < 3 cm) |
1 |
Trung bình (3-6cm) |
2 |
Lớn (> 6cm) |
3 |
Vị trí |
|
Eloquent |
1 |
Non-eloquent |
0 |
Tĩnh mạch dẫn lưu |
|
Hệ tĩnh mạch nông |
0 |
Hệ tĩnh mạch sâu |
1 |
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389