I. BỆNH NHÂN NỘI KHOA CHUNG
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) có tỷ lệ tử vong, bệnh tật cao và chi phí y tế lớn. Ước lượng khoảng 900 000 ca bệnh TTHKTM mỗi năm ở Mỹ gây ra 60 000 đến 300 000 ca tử vong mỗi năm
Một nghiên cứu ghi nhận thuyên tắc phổi là nguyên nhân tử vong 1/3 bệnh nhân nội khoa nhập viện[2].TTHKTMcũng được quan sát trong 24%-60% những ca tử thiết ở châu Âu và Mỹ, và 0,8% ở Nhật Bản[3]. Việt Namtuy chưa có số liệu chính xác, nhưng nghiên cứu INCIMEDI đã chứng minh trên siêu âm Duplex cóđến 22% bệnh nhân nội khoa nhập viện có huyết khối tĩnh mạch sâu không triệu chứng[4].
Khoảng 2/3 tổng số bệnh TTHKTMxảy ra trong 3 thángtừ lúc nhập viện do bệnh lý nội khoa hay đại phẫu[1]. Bệnh nhân nội khoa nhập viện tăng nguy cơ TTHKTM gấp 130 lần so với dân số chung dù đã được điều chỉnh yếu tố giới và tuổi. Nguy cơ này xuất hiện ngay cả nội viện và sau xuất viện, với 60% trường hợp TTHKTM xảy ra nội viện hay ngay sau xuất viện[2]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy 45% ca bệnh TTHKTM xảy ra trong 3 tháng sau xuất viện[2].
Dự phòng TTHKTM được chứng minh làm giảm TTHKTM ở bệnh nhân nội khoa và phẫu thuật. Trong khi dự phòng này làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ngoại khoa, nhưng chưa chứng minh được lợi ích hằng định giảm tử vong ở bệnh nhân nội khoabằng các nghiên cứu. Có thể bệnh nhân nội khoa trong các nghiên cứu kèm nhiều bệnh phối hợp làm tăngtăng nguy cơ xuất huyết, tăng nguy cơ tử vong[2]. Do đó, để tăng hiệu quả dự phòng cần cân nhắc các đối tượng có thể hưởng lợi từ việc dự phòng, giảm tai biến không cần thiết, cải thiện tử vong.
Tiếp cận dự phòng TTHKTM tiên phát dựa trên hướng dẫn của hội bác sỹ lồng ngực Hoa Kỳ(American College of Chest Physicians-ACCP); hội săn sóc tích cực thần kinh (Neurocritical Care Society); hội săn sóc tích cực (Society of Critical Care Medicine);khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam;hướng dẫn dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân hồi sức tích cực của Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam [2,5,6,7,8]
Tất cả bệnh nhân nội khoa điều trị nội trú cần được đánh giá nguy cơ TTHKTM và xem xét điều trị dự phòng theo các bước sau:
Bước1: đánh giá nguy cơ TTHKTM theo thang điểm dự báoPADUA (Padua Prediction Score:PPS)
Bước 2: đánh giá chống chỉ định, nguy cơ chảy máucủa điều trị chống đôngtheo thangđiểm IMPROVE
Bước 3: tổng hợp các nguy cơ, cân nhắc lợi ích củaviệc dự phòng và nguy cơ chảy máu khi phảidùng chống đông
Bước 4: lựa chọn biện pháp dự phòng, và thời gian dựphòng phù hợp
Bước 1: đánh giá nguy cơ TTHKTM
Thang điểm PADUA đánh giá nguy cơ TTHKTM xuất phát từ nghiên cứu trên 1180 bệnh nhân nội khoa nhập viện. Bệnh nhân được theo dõi 90 ngày để đánh giá TTHKTM có triệu chứng[9].
Nguy cơ thấp (điểm < 4): 0,3% bệnh nhân TTHKTM có triệu chứng
Nguy cơ cao (điểm≥4):
·Nếu có dự phòng TTHKTM trong nội viện:2,2% bệnh nhân TTHKTM có triệu chứng
·Nếu không dự phòng TTHKTM trong nội viện:11%bệnh nhân TTHKTM có triệu chứng
Bảng 1. Thang điểm PADUA dự báo nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
Yếu tố nguy cơ |
Điểm |
Ung thư tiến triển |
3 |
Tiền sử thuyên tắc HKTM (loại trừ HKTM nông) |
3 |
Bất động (do hạn chế của chính bệnh nhân hoặc do chỉ định của bác sĩ) |
3 |
Tình trạng bệnh lý tăng đông đã biết |
3 |
Mới bị chấn thương và/hoặc phẫu thuật (≤ 1 tháng) |
2 |
Tuổi cao (≥ 70 tuổi) |
1 |
Suy tim và/hoặc suy hô hấp |
1 |
NMCT cấp hoặc nhồi máu não cấp |
1 |
Nhiễm khuẩn cấp và/hoặc bệnh cơ xương khớp do thấp |
1 |
Béo phì (BMI ≥ 30) |
1 |
Đang điều trị hormone |
1 |
Nếu PPS < 4: Nguy cơ thấp bị TTHKTM: không cần điều trị dự phòng
Nếu PPS ≥ 4: Nguy cơ cao bị TTHKTM: cần điều trị dự phòng. Tiếp bước 2
Theo timmachhoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389