I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh nhân (BN)trải qua các cuộcphẫu thuật (PT), đặc biệt PT chỉnh hình sẽ có nguy cơ phát triển thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (venous thromboembolism - VTE).
Nguy cơ này tăng không những tùy thuộc vào các yếu tố liên quan đến BN như tuổi, béo phì, bệnh ác tính, tiền sử bản thân hoặc gia đình bị VTE, bệnh lý tăng đông di truyền hay mắc phải, ≥1 tình trạng bệnh lý nội khoa kèm (bệnh tim, nhiễm trùng, tình trạng viêm, stroke gần đây, NT huyết trước PT)..mà còn tùy thuộc vào các yếu tố liên quan đến PT như bản chất và thời gian PT, loại vô cảm, bất động, tình trạng thiếu nước...Ngược với suy nghĩ là BN Châu Á sẽ có huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis – DVT)sau mổ thấp, những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ suất mới mắc DVT cũng gần tương tự như người da trắng. Bảng 1 cho thấy tần suất DVT sau mổ khi không dùng các biện pháp dự phòng, trong đó tần suất cao nhất ở BN trải qua PT chỉnh hình.
Dựa trên tần suất bị DVT và PE ở BN ngoại khoa, năm 2013 đồng thuận quốc tế về dự phòng VTE đã định nghĩa nhóm nguy cơ VTE như bảng 2
Theo đó trong tiếp cận đánh giá và dự phòng VTE, chúng ta cần thực hiện các bước sau (bảng 3):
II. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VTE Ở BN NGOẠI KHOA
Trên lâm sàng có 2 cách đánh giá nguy cơ VTE ở BN ngoại khoa thường được sử dụng:
Theo khuyến cáo ACCP-2012: dựa trên bảng điểm Caprini rồi phân nhóm nguy cơ VTE .
Theo đồng thuận quốc tế dự phòng VTE-2013và của HTMQG Việt nam: phân nhóm nguy cơ dựa trên tuổi, loại PT và hiện diện các YTNC.
1.Đánh giá nguy cơ VTE theo khuyến cáo ACCP-2012 qua bảng điểm Caprini
Ghi chú:
Phẫu thuật nhỏ là PT có thời gian thực hiện < 45 phút, phẫu thuật lớn là bất kỳ PT trong ổ bụng nào hoặc các PT khác có thời gian thực hiện ≥ 45 phút hoặc.
YTNC chủ yếu gồm: ung thư, tiền sử VTE, béo phì, suy tim, liệt, nhiễm trùng quanh phẫu thuật, có tình trạng tăng đông (thiếu hụt protein C,S…)
Theo timmachoc.vn
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389