Suy tĩnh mạch mạn tính
Ngày 03/01/2015 07:32 | Lượt xem: 4131

Với lối sống vội vả, lao động trong môi trường áp lực cao, thời gian lao động kéo dài đã đẩy con người đến bờ vực của bệnh tật mà không hề hay biết. Suy tĩnh mạch xảy ra trên những bệnh nhân có lối sống đứng nhiều, đi nhiều và ngồi nhiều...Đặc biệt, cơ địa có huyết khối tĩnh mạch là một trong những yếu tố thúc đẩy diễn tiến của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

Suy tĩnh mạch mãn tính là gì?

Động mạch đưa máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể và tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy trở lại trái tim. Khi mạch máu ở chân không thể bơm đủ máu trở lại tim của bạn, tình trạng này kéo dài, bạn bị suy tĩnh mạch mạn tính (CVI – chronic venous insufficiency). CVI cũng đôi khi được gọi là bệnh tĩnh mạch mãn tính, hoặc bệnh tim mạch mạn. Bạn có ba loại tĩnh mạch: tĩnh mạch nông, nằm gần với da. Tĩnh mạch sâu, nằm trong nhóm các cơ bắp. Và tĩnh mạch xuyên, kết nối các tĩnh mạch sâu và nông. Tĩnh mạch sâu dẫn máu đến tĩnh mạch chủ, là tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể, mà chạy trực tiếp đến trái tim của bạn.

Khi bạn đang ở vị trí thẳng đứng, máu trong tĩnh mạch chân của bạn phải chống lại trọng lực để quay trở lại trái tim. Để thực hiện điều này, cơ bắp chân của bạn ép các tĩnh mạch sâu của chân và bàn chân để giúp di chuyển máu trở lại tim của bạn. Bên cạnh đó, tĩnh mạch có các van một chiều giữ cho máu chảy đúng hướng. Khi cơ bắp chân nghĩ, nhờ các van tĩnh mạch giữ cho máu không chảy theo chiều ngược lại.

Khi bạn đi bộ và cơ bắp chân của bạn bóp, bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi bạn ngồi hoặc đứng, đặc biệt là trong một thời gian dài, máu trong tĩnh mạch chân của bạn có thể ứ lại và tăng huyết áp tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên thường ít có khả năng chịu được áp lực lớn trong thời gian dài. Tuy nhiên, ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài có thể kéo dài thành tĩnh mạch, vì nó rất đàn hồi. Theo thời gian, ở những người nhạy cảm, điều này có thể làm suy yếu thành của các tĩnh mạch và làm hỏng các van tĩnh mạch, gây suy tĩnh mạch mạn.

Triệu chứng là gì?

Nếu bạn có CVI, mắt cá chân của bạn có thể sưng lên và bắp chân của bạn có thể cảm thấy bóp chặt. Hai chân của bạn cũng cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, bồn chồn, hoặc đau nhức. Bạn có thể cảm thấy đau khi đi bộ hoặc ngay sau khi ngừng đi.

CVI có thể liên quan với bệnh giãn tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch có thể thấy các tĩnh mạch giãn dưới da. Các tĩnh mạch dãn thường có màu xanh, phồng lên, và xoắn. Giãn tĩnh mạch lớn có thể dẫn đến những thay đổi về da như phát ban, mẩn đỏ, và các vết loét.

CVI cũng có thể gây ra chân sưng vì áp lực máu trong tĩnh mạch tang do ứ máu. Hệ thống bạch huyết của bạn cũng có thể sản xuất chất lỏng, được gọi là bạch huyết, để bù đắp cho lượng dịch bị ứ lại khi có CVI. Và thoát dịch ra mô kẻ ở chân tăng xu hướng sưng lên. Trong trường hợp nghiêm trọng, CVI và sưng chân có thể gây viêm loét hình thành trên phần dưới của chân.

Nguyên nhân gây CVI?

Về lâu dài, huyết áp tĩnh mạch chân gây CVI là cao hơn so với bình thường. Điều này có thể dẫn đến tổn hại cho van tĩnh mạch, có thể làm trầm trọng thêm nhiều triệu chứng. Trong một số trường hợp, các van tĩnh mạch ngăn máu chảy "ngược", bị khiếm khuyết bẩm sinh. Những nguyên nhân khác bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT – Deep Vein Thrombosis) và viêm tĩnh mạch (Phlebitis), cả hai đều gây áp lực cao trong tĩnh mạch bằng cách cản trở dòng chảy tự do của máu qua các tĩnh mạch.

DVT xảy ra khi một cục máu đông (gọi đúng là huyết khối), khối máu chảy về phía trung tâm, trong một tĩnh mạch sâu hoặc tĩnh mạch xuyên. Máu cố gắng để vượt qua chỗ bị chặn do huyết khối làm tăng huyết áp trong tĩnh mạch, quá tải van tĩnh mạch của bạn. Van tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả được gọi là không đủ năng suất bởi vì van giãn căng và góp phần gây CVI. DVT là một tình trạng nghiêm trọng tiềm tàng gây sưng chân và cần chú trọng điều trị ngay lập tức bởi vì đôi khi các cục máu đông trong tĩnh mạch có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi gây thuyên tắc, được gọi là thuyên tắc phổi.

Viêm tĩnh mạch xảy ra khi một mạch máu nông hay sâu trở nên sưng và viêm. Tình trạng gây hình thành cục máu đông, mà cũng có thể dẫn đến DVT.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cho CVI bao gồm một tiền sử có giãn tĩnh mạch, thừa cân, đang mang thai, không tập thể dục đủ, hút thuốc, và đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Mặc dù CVI có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, tuổi tác và giới tính của bạn cũng có thể là những yếu tố có thể làm tăng xu hướng phát triển CVI; phụ nữ trên 50 tuổi thường gặp nhất.

Tôi sẽ cần phải kiểm tra những gì?

Đầu tiên bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn những câu hỏi về sức khỏe nói chung, tiền sử y khoa trước đây, và các triệu chứng hiện tại. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng. Bác sĩ của bạn có thể đo huyết áp ở chân của bạn và sẽ xem xét giãn tĩnh mạch. Để xác định chẩn đoán của CVI, các bác sĩ có thể yêu cầu một bài kiểm tra  như siêu âm duplex hoặc đôi khi chụp tĩnh mạch đồ (venogram).

Siêu âm Duplex sử dụng sóng âm thanh không đau cao hơn so với thính giác của con người có thể phát hiện. Siêu âm Duplex cho phép bác sĩ của bạn để đo tốc độ của dòng chảy máu và để xem cấu trúc của tĩnh mạch chân của bạn.

Một venogram là chụp hệ thống tĩnh mạch của chân bằng một chất cản quang bơm vào tĩnh mạch, cho phép bác sĩ xem giải phẫu của tĩnh mạch.

CVI được điều trị như thế nào?

CVI thường không được coi là một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Bác sĩ của bạn sẽ tập trung điều trị về giảm đau và tàn tật của bạn.

Vớ y khoa

Đối với các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên mang vớ y khoa. Vớ y khao là vớ đàn hồi ép tĩnh mạch của bạn và ngăn chặn máu chảy ngược. Bằng cách này, vớ y khoa thường cũng có thể giúp chữa lành vết lở loét trên da và ngăn ngừa chúng quay trở lại. Bạn có thể cần phải mang vớ y khoa trong các sinh hoạt hàng ngày.

Bạn có thể tránh chân sưng và các triệu chứng khác khi thỉnh thoảng nâng chân cao, tránh đứng trong thời gian dài để giảm áp lực trong các tĩnh mạch. Khi bạn cần phải đứng trong một thời gian dài, bạn có thể uốn cong cơ bắp chân của bạn để tiếp tục chảy máu. Bạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng của CVI bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng hoặc giảm cân nếu bạn đang thừa cân.

Trường hợp nghiêm trọng, có thể được điều trị bằng thuốc tiêm, được gọi là chích xơ tĩnh mạch, hoặc phẫu thuật. Chỉ có ít hơn 10% những người có CVI cần phải phẫu thuật để khắc phục sự cố. Phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm cắt bỏ, loại bỏ tĩnh mạch, phẫu thuật bắc cầu, sửa chữa van, và nong mạch hoặc đặt stent tĩnh mạch.

Chích xơ

Trong chích xơ, bác sĩ tiêm một hóa chất vào tĩnh mạch bị suy của bạn. các hóa chất lấp đầy long tĩnh mạch và tắc tĩnh mạch bị suy yếu. Khi đó máu sẽ trở về tim bằng các tĩnh mạch khác.

Loại bỏ tĩnh mạch ( bằng nhiệt – RFA hoặc Lazer )

Loại bỏ tĩnh mạch (Ablation) sử dụng một ống soi mềm mỏng gọi là ống thông đưa vào tĩnh mạch giãn. Điện cực nhỏ xíu ở đầu ống tỏa nhiệt làm các tĩnh mạch giã bị phá hủy. Giống như chích xơ bằng hoá chất, các tĩnh mạch giãn không còn khả năng vận chuyển máu, và cuối cùng nó được hấp thụ bởi cơ thể của bạn.

Loại bỏ tĩnh mạch (phầu thuật stripping)

Rạch những vết rạch da nhỏ, ngắn dọc đường đi của tĩnh mạch giãn để lấy tĩnh mạch ra khỏi cơ thể. Đôi khi chỉ cần hai vết rạch da ở đầu và cuối tĩnh mạch giãn để lấy tĩnh mạch ra. Tuy nhiên, phương pháp này ngày nay ít được dung khi mà khuynh hướng xâm lấn tối thiểu, khuynh hướng bảo tồn đang ngày càng được đề cao.

Cầu nối

Đối với những vấn đề rộng lớn hơn, phẫu thuật cầu nối có thể được tiến hành trên những đoạn tĩnh mạch bị suy 

 

ở vùng bắp đùi hoặc xương chậu. Ví dụ, bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể nối một tĩnh mạch nhân tạo, được gọi là mạch ghép, qua vị trí bị suy, hoặc huyết khối để giúp máu lưu thông từ chân về tim không bị ảnh hưởng. Phẫu thuật tĩnh mạch nhất có thể 

Sửa chữa vanđược thực hiện thông qua các vết rạch nhỏ. Phầu thuật cầu nối nên được cân nhắc trong một số trường hợp riêng biệt. Vấn đề nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng mạch ghép cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Sửa chữa van, phẫu thuật sữa chữa các lá van bên trong tĩnh mạch để cải thiện chức năng của van. Sau khi thực hiện một vết rạch nhỏ, bác sĩ phẫu thuật cắt thành các tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Bác sĩ phẫu thuật tiến hành tái tạo lá van, có thể đặt vòng van để cố định lá van, duy trì chức năng của van.

Nong mạch và đặt mạch ghép nhân tạo

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn của CVI, bác sĩ phẫu thuật có thể nong mạch hoặc đặt mạch ghép nhân tạo. Tuy nhiên, đây là những phẫu thuật đòi hỏi sự cân nhắc vì có thể có nhiều biến chứng. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu của bạn sẽ giúp bạn quyết định lựa chọn điều trị tốt nhất cho tình hình cụ thể của bạn.

Ths.Bs.Lê Đức Tín dịch 

( theo VascularWeb.org)

Print Chia sẽ qua facebook bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua google bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua twitter bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua MySpace bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua LinkedIn bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua stumbleupon bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua icio bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua digg bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch mạn tính Chia sẽ qua yahoo bài: Suy tĩnh mạch mạn tính

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP