Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*).
Ngày 26/11/2015 02:11 | Lượt xem: 3572

Phương pháp can thiệp nội mạch đơn thuần đã thành công khi tái tưới máu chi dưới đạt kết quả cao, với tỷ lệ thành công 95.9%. Kết quả ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, lần lượt chiếm 95.45% và 91.17%.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI.

Ts.Bs.Lâm Văn Nút,  Ths.Bs.Lê Đức Tín.

 

I.   ĐẶT VẤN ĐỀ

Tắc động mạch mạn tính chi dưới là bệnh lý thường gặp, bệnh thường diễn tiến âm thầm và không triệu chứng nên khi bệnh nhân đến khám và điều trị thường là ở giai đoạn muộn. Do đó việc điều trị bệnh tắc động mạch chi dưới thật sự là thách thức đối với phẫu thuật viên mạch máu. Theo thống kê, hiện nay ở Châu Âu và Bắc Mỹ có khoảng 27 triệu người bị mắc bệnh này. Tại Mỹ, theo nghiên cứu của John W. York và Spence M. Taylor (2010) mỗi năm có hơn 10 triệu người mắc bệnh tắc động mạch chi dưới, trong đó bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỉ lệ 14,5%. Mỗi năm có trên 100.000 bệnh nhân cần phải điều trị tái lưu thông mạch máu, trong đó cắt cụt chi chiếm tỉ lệ từ 1 đến 7% tất cả các trường hợp [10;12;]

Hiện nay điều trị tắc động mạch mãn tính chi dưới nhằm tái lưu thông mạch máu bằng phẫu thuật bắc cầu hay can thiệp nội mạch. Phẫu thuật bắc cầu động mạch bằng mạch máu tự thân hoặc ống ghép nhân tạo (Dacron hay PTFE). Tuy nhiên, đây là phẫu thuật xâm lấn, trong quá trình phẫu thuật đòi hỏi phải gây mê hoặc tê tủy sống, đôi khi cần phải truyền máu trong quá trình phẫu thuật. Do đó thời gian phẫu thuật dài, chậm hồi phục và nhiều biến chứng, tỉ lệ tử vong đối với phẫu thuật bắt cầu từ 1 đến 3% [6;7;9;13]. Đặc biệt, đối với bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nội khoa nặng, nguy cơ cao và nhiều bệnh phối hợp thì không thích hợp cho phương pháp điều trị này.

Việc áp dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch nhằm tái lưu thông mạch máu trong điều trị tắc động mạch mãn tính chi dưới hiện nay được các phẫu thuật viên chuyên ngành mạch máu khắp nơi trên thế giới ủng hộ vì những lợi ích mà kỹ thuật này mang lại cho bệnh nhân như: kỹ thuật ít xâm lấn, trong quá trình can thiệp chỉ cần gây tê tại chỗ, thời gian can thiệp ngắn nên bệnh nhân hồi phục nhanh và ít biến chứng [6;7].

Ở Việt Nam, thời gian gần đây bắt đầu áp dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mãn tính chi dưới. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, năm 2012 khoa Phẫu thuật Mạch máu của chúng tôi đã bước đầu điều trị bệnh nhân tắc động mạch mãn chi dưới bằng can thiệp nội mạch: Nong tạo hình lòng mạch qua da (PTA: percutaneous transluminal angioplasty), đặt giá đỡ nội mạch (Stent) bước đầu cho kết quả khả quan [1;2;6;8;10;16]. Số lượng bệnh nhân tắc động mạch mãn tính chi dưới đến điều trị bằng kỹ thuật này ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay tại nước ta vẫn còn ít công trình nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật can thiệp nội mạch. Do đó, mục tiêu đề tài nghiên cứu của chúng tôi là: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới. 

II.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1.  Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả.

2.2.  Thời gian nghiên cứu: lấy mẫu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013, theo dõi đến tháng 06 năm 2015.

2.3.  Địa điểm nghiên cứu: bệnh viện Chợ Rẫy.

2.4.  Đối tượng nghiên cứu:

Tiêu chuẩn chọn mẫu:

Tất cả những trường hợp có bệnh tắc hẹp động mạch mạn tính chi dưới điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, bệnh viện Chợ Rẫy.

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Phẫu thuật tái thông động mạch đơn thuần.
  • Phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch (hybrid).

2.5.  Đánh giá kết quả điều trị:

- Đánh giá kết quả can thiệp dựa vào: lâm sàng, cận lâm sàng [4;5;11;13;15].

Lâm sàng ( phân loại Rutherford )

Tăng ít nhất 1 độ

Siêu âm

Đường kính tái hẹp lòng < 70 %

ABI

Tăng > 0.15

- Đánh giá kết quả can thiệp tại 3 thời điểm: 01 tháng, 12 tháng và 24 tháng[6;7;9].

III.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :Mẫu có 73 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh.

3.1.  Tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp:

Bảng 3.1. Tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp

 

N (%)

Trung bình

Tuổi

73 (100%)

72.5 ± 12.18 ( 43 – 95)

Nam

53 (72.6%)

70.2 ± 0.32 (43 – 95)

Nữ

20 (27.4%)

78.6 ± 0.44 (49 – 92)

Hút thuốc lá

56 (76.7%)

 

Tăng huyết áp

41 (56.2%)

 

Đái tháo đường

6 (8.2%)

 

RLCH lipid máu

45 (61.6%)

 

Bệnh mạch vành

12 (16.4%)

 

Tai biến mạch máu não

6 (8.2%)

 

Suy thận mạn

2 (2.7%)

 

Suy tim

5 (6.8%)

 

Xơ gan

3 (4.1%)

 

 

3.2.  Phân loại Rutherford và TASC II:

Bảng 3.2. Phân loại theo Rutherford và TASC II

Giai đoạn

Độ

N (%)

TASC II

N (%)

0

0

0 (0%)

A

0 (0%)

I

1

3 (3.8%)

B

2 (2.7%)

2

6 (8.2%)

3

10 (13.7%)

C

25 (34.2%)

II

4

27 (37%)

III

5

17 (23.3%)

D

46 (63%)

IV

6

10 (13.7%)

Tổng

 

73 (100%)

 

73 (100%)

 

3.3.  Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp với triệu chứng lâm sàng:

Bảng 3.3. Tương quan giữa yếu tố nguy cơ, bệnh phối hợp với lâm sàng

 

Đau cách hồi

Thiếu máu chi nghiêm trọng

P

Tuổi

19 (26%)

54 (74%)

0.823

Nam

16 (21.9%)

37 (50.7%)

0.829

Nữ

3 (4.1%)

17 (23.3%)

0.825

Hút thuốc lá

15 (20.5%)

41 (56.2%)

0.789

Tăng huyết áp

8 (11%)

33 (45.2%)

0.158

Đái tháo đường

2 (2.7%)

4 (5.5%)

0.670

RLCH lipid máu

19 (26%)

26 (35.6%)

0.000

Bệnh mạch vành

1 (1.4%)

11 (15.1%)

0.126

Tai biến mạch máu não

3 (4.1%)

3 (4.1%)

   0.162

Suy thận mạn

0 (0%)

2 (2.7%)

0.395

Suy tim

0 (0%)

5 (6.8%)

0.169

Xơ gan

0 (0%)

3 (4.1%)

0.294

 

3.4.  Mối tương quan giữa TASC II với triệu chứng lâm sàng:

Bảng 3.4. Mối tương quan giữa TASC II với triệu chứng lâm sàng

 

 

Đau cách hồi

Thiếu máu chi nghiêm trọng

 

TASC II

B

1 (1.4%)

1 (1.4%)

C

11 (15%)

14 (19.2%)

D

7 (9.6%)

39 ( 53.4%)

Tổng (%)

 

19 (26%)

54 (74%)

 

3.5.  Mối tương quan giữa TASC II với phương pháp can thiệp:

Bảng 3.5. Mối tương quan giữa TASC II với phương pháp can thiệp

 

 

Nong bóng

Đặt giá đỡ

Cả hai

P

TASC II

A

0 (0%)

0 (0%)

0(0%)

 

B

0 (0%)

0 (0%)

2 (2.7%)

0.746

C

2 (2.7%)

4 ( 5.5%)

19 (26%)

0.902

D

3 (4.1%)

9 (12.4%)

34 (46.6%)

0.701

Tổng

 

5 (6.8%)

13 (17.9%)

55 (75.3%)

 

 

3.6.   Chỉ số ABI

Bảng 3.6. ABI trước và sau phẫu thuật.

ABI

N

 

P

ABI trước PT

73

0,24 ± 0,18

P<0.001

ABI sau PT

73

0,65 ± 0,21

 

3.7  Kết quả:

3.7.1      Phương pháp vô cảm :

Bảng 3.7. Phương pháp vô cảm.

 

N

%

Mê nội khí quản

5

6.9

Gây tê tuỷ sống

25

34.2

Gây tê tại chỗ

43

58.9

Tổng

73

100

3.7.2 Phương pháp can thiệp nội mạch

Bảng 3.8. Phương pháp can thiệp.

 

N

%

Nong bóng

5

6.8

Đặt giá đỡ

13

17.9

Nong + đặt giá đỡ

55

75.3

Tổng

73

100

 

 

3.7.3 Số chi can thiệp

Bảng 3.9. Chi can thiệp.

Chi can thiệp

N

%

1 chi

62

84.9

2 chi

11

15.1

Tổng

73

100

  3.7.4 Tầng can thiệp

Bảng 3.10. Tầng can thiệp.

Tầng can thiệp

N

%

Tầng chậu

43

58.9

Tầng đùi khoeo

26

35.6

Tầng dưới gối

0

0

Chậu + đùi khoeo

4

5.5

Đùi khoeo + dưới gối

0

0

Tổng

73

100

3.7.5 Thời gian nằm viện

Bảng 3.11. Thời gian can thiệp, thời gian nằm viện.

Thời gian

Trung bình

Thời gian can thiệp ( phút )

135.41±23.47 ( 90 – 195 )

Thời gian nằm viện ( ngày )

5.93 ±3.30 ( 1- 20 )

3.7.6 Biến chứng can thiệp

Bảng 3.12. Biến chứng can thiệp.

Biến chứng can thiệp

N

%

Tắc mạch

1

1.4

Tụ máu

2

2.74

Cắt cụt

1

1.4

Dò động mạch

0

0

Giả phình

0

0

Thủng

0

0

Nhồi máu cơ tim

0

0

Tử vong

1

1.4

3.7.7 Kết quả can thiệp

 

Bảng 3.13.  Kết quả can thiệp

Kết quả

Thành công

Thất bại

Sau can thiệp ( N= 73)

95.90% ( 70 )

4.1% ( 3 )

Ngắn hạn ( N= 66)

95.45% (63 )

4.5% ( 3 )

Trung hạn ( N= 34)

91.17% ( 31 )

8.82% ( 3 )

 

-       Thất bại sau can thiệp có 03 trường hợp: 01 trường hợp phải can thiệp lại, 01 trường hợp  tắc mạch phải cắt cụt sau 1 tuần, 01 trường hợp tắc mạch chuyển sang làm cầu nối đùi – khoeo phải, sau đó biến chứng suy hô hấp do viêm phổi và tử vong sau 20 ngày điều trị tại ICU.

-       Theo dõi ngắn hạn có 03 trường hợp thất bại: 02 trường hợp tắc giá đỡ nội mạch qua kiểm tra siêu âm và chụp cắt lớp điện toán mạch máu, 01 trường hợp tử vong ở tuyến trước do hoại tử chi dẫn đến suy đa cơ quan.

-       Theo dõi trung hạn có 03 trường hợp thất bại:  02 trường hợp tắc giá đỡ nội mạch phải can thiệp lại bằng nong bóng, 01 trường hợp tắc tại vị trí nong bóng phải nong và đặt giá đợ nội mạch lại.

BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, tỷ lệ 3:1,mức độ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ở nam nặng hơn nữ. Mẫu chúng tôi ghi nhận hút thuốc lá có 56 trường hợp (76.7%), rối loạn chuyển hóa lipid máu có 45 trường hợp (61.6%), bệnh đái tháo đường type 2 có 06 trường hợp (8.2%) và bệnh mạch vành có 12 trường hợp (16.4%). Theo các tài liệu khác [11;13;14], hút thuốc lá và rối loạn chuyển hoá lipid máu trở thành yếu tố thúc đẩy quá trình bệnh lý thành mạch máu, làm tăng độ nặng của bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới.

Bệnh nhân nhập viện có biểu hiện lâm sàng nặng, ghi nhận hầu hết các trường hợp có phân độ 4,5,6 theo Rutherford, chiếm tới 74%. Trong đó, có 27 trường hợp, chiếm 37% mẫu nghiên cứu có biểu hiện loét hoặc hoại tử chi.  Trong mẫu nghiên cứu, ghi nhận sang thương TASC II C và D chiếm lần lượt 34.2 % và 63 %. Theo khuyến cáo của hội SVS ( society of vascular surgery – Mỹ), thì những sang TASC II C có thể phẫu thuật hoặc can thiệp, còn những sang thương TASC II D nên phẫu thuật. Tuy nhiên, ở nhóm này, bệnh nhân đều lớn tuổi, kết hợp nhiều bệnh nội khoa nặng, có nguy cơ cao không thể thực hiện phẫu thuật. Do đó, chúng tôi tiến hành can thiệp cho nhóm bệnh nhân này, bước đầu cho kết quả khả quan.

Phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ có 43 trường hợp (58.9%), tê tuỷ sống 25 trường hợp ( 34.2%) và 5 trường hợp mê nội khí quản ( 6.8%). Chúng tôi nhận thấy rằng, có tỷ lệ gây tê tại chỗ thấp hơn so với các tác giả khác vì trước đây khi mới bắt đầu can thiệp chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, có 5 trường hợp, bệnh nhân không hợp tác trong quá trình can thiệp nên chúng tôi phải dung phương pháp mê nội khí quản. Hiện nay, tất cả các trường hợp can thiệp điều trị tắc mạch mạn hai chi dưới chúng tôi đều sử dụng phương pháp vô cảm tê tại chỗ.

Phươg pháp can thiệp: Hầu hết là dùng phương pháp nong bóng kết hợp đặt giá đỡ, chiếm 75.3% mẫu nghiên cứu. Nong bóng tạo hình lòng mạch chiếm tỷ lệ thấp hơn 5 trường hợp ( 6.84%), trong đó nong bóng 4 trường hợp tầng chậu và 1 trường hợp tần đùi đều cho kết quả tốt. Chúng tôi can thiệp chủ yếu là tầng chậu và tầng đùi khoeo, chiếm 58.9% và 35.6%, không có trường hợp nào dưới gối. Do trang thiết bị và kỹ thuật còn hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi chẳng những can thiệp tầng chậu - đùi khoeo mà còn cả tầng dưới gối. Chúng tôi có 73 trường hợp, 62 trường hợp ( 84.9%) can thiệp 1 chi, và 11 trường hợp can thiệp 2 chi (15.1%). Thời gian can thiệp trung bình là 135 phút, thời gian nằm viện trung bình 06 ngày.

Biến chứng can thiệp: của chúng tôi có 04 trường hợp chiếm tỷ lệ 5.47%. Trong đó có 02 trường hợp tụ máu tại vị trí chọc kim, chúng tôi phải tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ; có 01 trường hợp tắc mạch sau can thiệp dẫn đến cắt cụt 1/3 dưới đùi trái và 01 trường hợp tắc mạch sau can thiệp, chúng tôi tiến hành phẫu thuật cầu nối đùi - khoeo phải, bệnh nhân bị suy hô hấp do viêm phổi và tử vong sau 3 tuần điều trị tích cực tại khoa ICU.  

Đánh giá kết quả: Phương pháp can thiệp nội mạch đơn thuần đã thành công khi tái tưới máu chi dưới đạt kết quả cao, với tỷ lệ thành công 95.9%. Kết quả ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, lần lượt chiếm 95.45% và 91.17%. Chúng tôi nhận thấy rằng thời gian can thiệp và thời gian nằm viện trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so với các tác giả khác. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu chúng tôi tiến hành can thiệp nên chưa có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị còn hạn chế. Hiện nay, khoa Phẫu thuật Mạch máu của chúng tôi đã có những bước tiến đáng kể về kinh nghiệm chuyên môn cũng như bổ sung nhiều thiết bị hiện đại. Do đó, thời gian can thiệp và thời gian nằm đã rút ngắn đáng kể. Phương pháp can thiệp nội mạch đã cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn. Thêm một lần nữa khẳng định về hiệu quả của phương pháp này đối với những bệnh nhân có bệnh tắc động mạch mạn tính chi dưới. Đặc biệt là nhóm bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nội khoa nặng, yếu tố nguy cơ cao.

IV. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 73 trường hợp tắc động mạch mạn tính chi dưới được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch, chúng tôi có kết luận sau:

  • Bệnh nhân với đa số là nam giới, lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ và bệnh phối hợp.
  •  Bệnh có biểu hiện lâm sàng nặng với triệu chứng thiếu máu chi nghiêm trọng, TASC II C, D chiếm ưu thế.
  • Can thiệp nội mạch là phương pháp ít xâm lấn; kết quả sau phẫu thuật, ngắn hạn và trung hạn với tỷ lệ thành công cao lần lượt là 95.9%, 95.45% và 91.17% đã mở ra hướng mới trong điều trị bệnh lý tắc mạch mạn tính hai chi dưới.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alencherry B. P., Pannu S., Ashby B. & Sarin S. (2015), "Are Guidelines Effective In Increasing Awareness And Detection Of Peripheral Arterial Disease (PAD)?", JACC: Cardiovascular Interventions, Vol 8(2), S32.
  2. Brodmann M., Zeller T., Scheinert D., Schulte K.-L., Bosiers M., Peeters P., et al. (2015), "Passeo-18 Lux Drug Releasing Balloon: 12-month Update From The Biolux P-I And Biolux P-II Studies And The Biolux P-III All-comers Study Design", JACC: Cardiovascular Interventions, Vol 8(2), S2.
  3. Cooke J. P. & Chen Z. (2015), "A compendium on peripheral arterial disease", Circ Res, Vol 116(9): pp.1505-1508.
  4. Davies A. H. (2006), ""Lower Limb Ischemia"", Vascular Surgery, Springer, USA, Chap 9, 91 - 104.
  5. DE Allie C. H., EV Mitran, CM Walker, and RR Patlola (2008), "Critical limb ischemia", Textbook of Peripheral Vascular Interventions (2 ed.), Informa UK, UK, pp. 639 - 646.
  6. DeRubertis B. G., Faries P. L., McKinsey J. F., Chaer R. A., Pierce M., Karwowski J., et al. (2007), "Shifting paradigms in the treatment of lower extremity vascular disease: a report of 1000 percutaneous interventions", Ann Surg, 246(3): pp.415-422; discussion pp. 422-414.
  7. Gaines D. G. a. P. (2007), ""Complications of aorto-iliac intervention "", Complications in Peripheral Vascular Interventions, informa UK, UK.
  8. Hadidi O., Mohammad A., Sarode K., Pershwitz G., Thomas R., Vinas A., et al. (2014), "Comparison of Peripheral Arterial Chronic Total Occlusion Crossing Strategies in the XLPAD Registry", JACC: Cardiovascular Interventions, 7(2), S35.
  9. Hideaki Aihara Y. S., Osamu IidaKenji Suzuki., et al. (2014), "Long-Term Outcomes of Endovascular Therapy for Aortoiliac Bifurcation Lesions in the Real-AI Registry ", J endovasc ther, Vol 21: pp.25 - 33.
  10. Jongkind V., Akkersdijk G. J., Yeung K. K. & Wisselink W. (2010), "A systematic review of endovascular treatment of extensive aortoiliac occlusive disease", J Vasc Surg, 52(5): pp.1376-1383.
  11. Judith G Regensteiner W. R. H., Joseph R Coll, Michael H Criqui., et al. (2008), ""The impact of peripheral arterial disease on health-related quality of life in the Peripheral Arterial Disease Awareness, Risk, and Treatment: New Resources for Survival (PARTNERS) Program"", Vascular Medicine,Vol 13: pp.15 - 24.
  12. Klein A. J., Feldman D. N., Aronow H. D., Gray B. H., Gupta K., Gigliotti O. S., et al. (2014), "SCAI expert consensus statement for aorto-iliac arterial intervention appropriate use", Catheter Cardiovasc Interv, 84(4): pp.520-528.
  13.  Mills J. L., Sr., Conte M. S., Armstrong D. G., Pomposelli F. B., Schanzer A., Sidawy A. N., et al. (2014), "The Society for Vascular Surgery Lower Extremity Threatened Limb Classification System: risk stratification based on wound, ischemia, and foot infection (WIfI)", J Vasc Surg, Vol 59(1): pp.220-234.
  14. Sluijter J. P. & Doevendans P. A. (2013), "Circulating microRNA profiles for detection of peripheral arterial disease: small new biomarkers for cardiovascular disease", Circ Cardiovasc Genet, 6(5): pp.441-443.
  15. Sobieszczyk P. & Eisenhauer A. (2013), "Management of patients after endovascular interventions for peripheral artery disease", Circulation, Vol 128(7): pp.749-757.
  16. Werner M., Micari A., Cioppa A., Vadala G., Schmidt A., Sievert H., et al. (2014), "Evaluation of the biodegradable peripheral Igaki-Tamai stent in the treatment of de novo lesions in the superficial femoral artery: the GAIA study", JACC Cardiovasc Interv, Vol 7(3): pp.305-312.

(*): Đề tài nghiên cứu được báo cáo tại hội nghị Mạch Máu Châu Á lần 16, Thái Lan. http://www.asvs2015.com/content.php?slug=program_freepaper

Print Chia sẽ qua facebook bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua google bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua twitter bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua MySpace bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua LinkedIn bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua stumbleupon bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua icio bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua digg bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*). Chia sẽ qua yahoo bài: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị tắc động mạch mạn tính chi dưới (*).

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP