NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC
Ngày 06/04/2016 08:13 | Lượt xem: 3885

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc kháng đông uống (kháng vitamin K và kháng đông đường uống mới-NOAC) dùng để điều trị bệnh nhân có nguy cơ cao biến cố huyết khối thuyên tắc do rung nhĩ, thuyên tắc tĩnh mạch, thuyên tắc phổi,có dùng van nhân tạo và huyết khối thất trái (NOAC chưa được chỉ định).

Sử dụng các thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu, và chảy máu nặng có thể đe dọa tính mạng. Thuốc kháng vitamin K đã được sử dụng hơn 50 năm nay, và chúng ta cũng đã quen với cách xử trí biến chứng chảy máu do thuốc gây ra. NOAC là thuốc mới sử gần đây và biến chứng chảy máu do thuốc đang được quan tâm vì thuốc ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng lại chưa có thuốc giải độc (antidote), ngoại trừ dabigatran đã có nhưng chưa có ở Việt nam. Ngoài ra, các xét nghiệm đông máu thông thường không được sử dụng để xác định mức độ của thuốc chống đông máu, làm cho nó khó khăn hơn để xác định khi nào tác dụng kháng đông đã được giải quyết.

Tại Việt Nam, NOAC đã được dùng trong vài năm gần đây với tỉ lệ sử dụng ngày càng tăng, đặc biệt khi thuốc đã được chấp thuận cho chỉ định ngay từ giai đoạn đầu thuyên tắc tĩnh mạch và thuyên tắc phổi nếu phù hợp. Dù chưa có báo cáo trường hợp nào chảy máu nặng đe dọa tính mạng, nhưng chúng tôi nghĩ các BS lâm sàng cũng cần phải chuẩn bị để đối mặt với tình huống này.  Bài viết nhằm cập nhật và hướng dẫn xử trí biến chứng chảy máu do NOAC.

II.CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG, HIỆU QUẢ, ĐỘ AN TOÀN VÀ NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG NOAC

1. Cơ chế tác động

Các thuốc kháng đông đường uống mới(NOAC) là thuốc uống ức chế một enzym đặc biệt trong dòng thác đông máu.

Trên dòng thác đông máu, yếu tố Xa là nơi gặp gỡ của 2 con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh,và yếu tố IIa là khâu cuối cùng của tiến trình này. Vì vậy, các thuốc NOAC hiện tại có 2 đích nhắm trên dòng thác này với chỉ ức chế một khâu quan trọng nhất trong quá trình đông máu là Xa (rivaroxaban, apixaban) hoặc IIa (dabigatran) (hình 1). Điều này khác hẳn với VKA (warfarin, acenocumarol) ức chế nhiều khâu trong quá trình đông máu do nó làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K.

                                                          

                                                                Hình 1: Cơ chế tác động của các thuốc NOAC trên dòng thác đông máu

2.Hiệu quả và độ an toàn:

Thành công từ 3 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) so sánh không kém hơn, đối đầu với warfarin: RE-LY (Dabigatran 110mg, 150 mg x 2 lần/ngày), ROCKET-AF (Rivaroxaban 20mg X 1 lần/ngày) và ARISTOTLE (Apixaban 5mg x 2 lần/ngày), đã đưa các thuốc NOAC vào thực hành lâm sàng. Kết quả phân tích gộp từ 3 RCT này với tổng số gồm 44.563 BN (22.327 cho NOAC; 22.326 cho warfarin) và theo dõi trung bình 657 - 730 ngày, càng cho thấy NOAC hiệu quả hơn warfarin trong phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống (RR 0,78; 95% CI 0,67-0,92%), tử vong do mọi nguyên nhân (RR 0,88; 95% CI 0,82-0,95), và đặc biệt giảm tỷ lệ chảy máu nội sọ (RR 0,49; 95% CI 0,36-0,66). Hiệu quả và độ an toàn cũng tương tự như trong dự phòng và điều trị DVT/PE(hình 2).

                                              

                                                         Hình 2: Hiệu quả và độ an toàn của NOAC trong các thử nghiệm lâm sàng

3.Nguy cơ chảy máu từ NOAC:

Mối liên quan giữa nguy cơ chảy máu của NOAC so với thuốc kháng đông khác (ví dụ, warfarin, heparin trọng lượng phân tử thấp) đã được đánh giá trong nghiên cứu lâm sàng khác nhau. Nguy cơ chảy máu từ NOACs nói chung thấp hơn hoặc tương tự so với các thuốc khác, trừ một số trường hợp ngoại lệ (ví dụ, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao hơn trên bệnh nhân trên 65 tuổi điều trị dabigatran 150 mg hai lần mỗi ngày so với warfarin).

Các nguy cơ chảy máu của NOAC so với thuốc kháng vitamin K được xem xét trong một phân tích tổng hợp của 12 thử nghiệm ngẫu nhiên bao gồm 102.607 bệnh nhân rung nhĩ hoặc huyết khối tĩnh mạch. So với thuốc đối kháng vitamin K, NOAC có giảm nguy cơ chảy máu nặng (nguy cơ tương đối [RR] 0,72; 95% CI 0,62-0,85), gây tử vong chảy máu (RR 0,53; 95% CI 0,43-0,64), và chảy máu nội sọ (0,43; 95% CI 0,37-0,50); xuất huyết tiêu hóa nặng không tăng (RR 0,94; 95% CI 0,75-1,99). Việc giảm thấp hơn nguy cơ chảy máu gây tử vong với NOAC là đáng chú ý vì không có thuốc giải độc có sẵn trong các thử nghiệm lâm sàng.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cần quan tâm là: tuổi cao (đặc biệt >80 tuổi), chức năng thận giảm, nhẹ cân (<60 kg), dùng kèm NSAID, kháng tiểu cầu, corticoide toàn thân, mới phẫu thuật lớn gần đây, thang điểm HAS-BLEED >=3, giảm tiểu cầu (do hóa trị…).

                                                                                                                                                         PK ĐỨC TÍN

 

Print Chia sẽ qua facebook bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua google bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua twitter bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua MySpace bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua LinkedIn bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua stumbleupon bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua icio bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua digg bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua yahoo bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua yahoo bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua yahoo bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC Chia sẽ qua yahoo bài: NGUY CƠ CHẢY MÁU KHI DÙNG THUỐC KHÁNG ĐÔNG ĐƯỜNG UỐNG MỚI - NOAC

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP