Phình động mạch chậu là tình trạng thay đổi đường kính của ống động mạch chậu, là nhánh mạch máu chính cung cấp máu cho toàn bộ vùng chi dưới (chân) và một phần cho các cơ quan cấu trúc trong vùng chậu (vùng tiểu khung).
Phình động mạch chậu sẽ liên quan, thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và liên quan mật thiết tới động mạch chủ bụng (nhánh động mạch chính của cơ thể, nhánh động mạch trước khi chia đôi để thành động mạch chậu). Phình động mạch chậu nguyên phát (không có nguyên nhân) thường rất ít gặp. Chiếm < 2% các trường hợp phình động mạch lớn trong bụng, trong đó có tới 70% các trường hợp là phình động mạch chậu chung, 25% là động mạch chậu trong. Kết hợp vừa chậu chung và chậu trong khoảng 30%, chậu chung và chậu ngoài khoảng 1-2%. Thường thấy ở Nam giới và tăng theo độ tuổi.
I. BIỂU HIỆN TRÊN LÂM SÀNG Thường các trường hợp phình động mạch chậu có đường kính <3cm sẽ không có dấu hiệu rõ ràng. Chủ yếu phát hiện tình cờ thông qua xét nghiệm hình ảnh học (siêu âm bụng tổng quát, CT scan bụng). Một số dấu hiệu dễ bị nhầm tưởng dẫn bệnh nhân đi khám ở các chuyên khoa khác như: phát hiện khối u vùng bụng dưới (vùng dưới rốn), chèn ép niệu quản gây dấu hiệu thận ứ nước, chèn ép ống tiêu hóa dưới gây rối loạn chức năng, hay chèn ép rễ thần kinh gây nên dấu hiệu đau thần kinh tọa. Trong các trường hợp khối phình có dấu hiệu bóc tách thành hay dọa vỡ thành động mạch sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội như đau bụng cấp và kèm theo dấu hiệu sốc do mất máu (xuất huyết ổ bụng). Nếu phình gây hẹp hoặc tắc lòng động mạch do cục máu đông (huyết khối động mạch) sẽ có hiện tượng giảm tưới máu một bên chân bằng dấu hiệu đau cách hồi (đau khi đi và giảm đau khi nghỉ chân) hoặc tình trạng cấp tính bằng biểu hiệu thiếu máu cấp tính (đau, tê, dị cảm, lạnh da và mất mạch ở chân).
II.NGUYÊN NHÂN
III.TIÊN LƯỢNG - ĐIỀU TRỊ Nếu bệnh nhân không có các dấu hiện như kể trên và đường kính phình động mạch chậu < 3cm:
|
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389