Giãn tĩnh mạch
Ngày 13/05/2014 07:33 | Lượt xem: 4740

Ở các nước tiên tiến như tại châu Âu, Mỹ..., bệnh lý tĩnh mạch có một ý nghĩa y tế - xã hội khá quan trọng vì rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Động mạch đưa máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan của cơ thể và tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy trở về trái tim của bạn.

Giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị sưng mà bạn có thể nhìn xuyên qua làn da của bạn. Tĩnh mạch dãn nhìn có màu xanh, phồng lên, và ngoằn ngoèo. Nếu không điều trị, giãn tĩnh mạch có thể xấu đi theo thời gian. Giãn tĩnh mạch có thể gây ra đau và cảm giác mệt mỏi cũng như những thay đổi da như phát ban, mẩn đỏ. Có đến 40 triệu người Mỹ, hầu hết là phụ nữ, có giãn tĩnh mạch.

Bạn có ba loại tĩnh mạch ở chân: các tĩnh mạch nông
( nằm gần nhất với làn da của bạn), các tĩnh mạch sâu (nằm trong nhóm cơ bắp) và tĩnh mạch xuyên ( kết nối các tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu). Các tĩnh mạch sâu dẫn đến tĩnh mạch chủ, là tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể, chạy trực tiếp đến trái tim của bạn. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở các tĩnh mạch nông ở chân .

Khi bạn đang ở vị trí thẳng đứng, máu trong tĩnh mạch chân của bạn phải làm việc chống lại trọng lực để quay trở lại trái tim của bạn. Để thực hiện điều này, cơ bắp chân của bạn ép các tĩnh mạch sâu của chân và bàn chân. Van một chiều trong tĩnh mạch của bạn giữ cho máu chảy đúng một hướng. Khi cơ bắp chân co, các van trong tĩnh mạch mở. Khi cơ bắp chân thư giãn, các van đóng. Điều này ngăn cản máu chảy ngược trở lại xuống chân. Toàn bộ quá trình máu trở về tim được gọi là bơm tĩnh mạch.

Khi bạn đi bộ và cơ bắp chân co, máy bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi bạn ngồi hoặc đứng, đặc biệt là trong một thời gian dài, máu trong tĩnh mạch chân dồn lại và áp lực trong tĩnh mạch của bạn có thể tăng. Tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên thường chỉ có khả năng chịu được thời gian ngắn khi áp lực tăng lên. Tuy nhiên, tĩnh mạch của bạn có thể kéo dài thời gian chịu áp lực tăng nếu bạn liên tục ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Nếu tình trạng áp lực trong tĩnh mạch tăng kéo dài có thể làm suy yếu các van tĩnh mạch và làm hỏng van tĩnh mạch của bạn, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch giãn hình mạng nhện là giãn tĩnh mạch nhẹ, dạng mạng lưới màu đỏ hoặc màu xanh dưới làn da của bạn. Tĩnh mạch hình mạng nhện có thể gây ra các triệu chứng của đau đau và ngứa, không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng chúng có thể là mối quan tâm về thẩm mỹ cho một số người.

Các triệu chứng là gì?

Nếu bạn có giãn tĩnh mạch, chân của bạn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, khó chịu, hay đau nhức. Đứng hoặc ngồi quá lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Bạn cũng có thể gặp chuột rút bắp chân vào ban đêm.

Bạn có thể thấy các nhóm nhỏ tĩnh mạch dãn quanh co trên chân, mềm hoặc nốt đỏ của tĩnh mạch. Da ở chân có thể thay đổi màu sắc, bị kích thích, hoặc thậm chí tạo thành vết loét .

Nếu có giãn tĩnh mạch nặng, bạn đã tăng nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) . DVT có thể gây ra sưng chân đột ngột. DVT là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch ?

Huyết áp cao tĩnh mạch nông của bạn gây ra giãn tĩnh mạch.

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch bao gồm có tiền căn gia đình giãn tĩnh mạch, thừa cân, tập thể dục không đủ, hút thuốc lá, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, hoặc có DVT . Phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới phát triển giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 30 và 70 tuổi.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phát triển giãn tĩnh mạch, nhưng các tĩnh mạch thường trở lại bình thường trong vòng 1 năm sau khi sinh con. Phụ nữ có đa thai có thể phát triển giãn tĩnh mạch vĩnh viễn.

Bạn sẽ cần kiểm tra những gì?

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về sức khỏe của bạn nói chung, tiền căn, và các triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng với những nghiệm pháp lâm sàng xác định có giãn tĩnh mạch hay không. Ví dụ, có thể áp dụng garô áp lực tay trực tiếp để quan sát tĩnh mạch của bạn. Để xác định chẩn đoán, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm, siêu âm.

Siêu âm sử dụng sóng tần số cao khác với tần số của người nghe. Bác sĩ sử dụng siêu âm duplex để đo tốc độ của dòng máu và để xem cấu trúc của tĩnh mạch chân của bạn. Kiểm tra có thể mất khoảng 20 phút cho mỗi chân. Bên cạnh việc thấy giãn tĩnh mạch, siêu âm còn có thể giúp bác sĩ quyết định giãn tĩnh mạch của bạn có thể liên quan đến một số bệnh lý khác chứ không phải chỉ đơn thuần tại các tĩnh mạch của bạn.

Làm thế nào điều trị được giãn tĩnh mạch?

Giãn tĩnh mạch thường trầm trọng hơn nếu không điều trị. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thử các phương pháp mà không cần phải phẫu thuật để giảm các triệu chứng của bạn. Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch mức độ nhẹ đến trung bình, nâng cao chân giúp giảm sưng và các triệu chứng khác. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn để chống đỡ bàn chân lên cao hơn mức tim khoảng 15 phút, làm 3 hoặc 4 lần trong một ngày. Khi bạn cần phải đứng trong một thời gian dài, bạn có thể co chân của bạn lại, điều đó làm cho máu di chuyển về tim nhờ bơm tĩnh mạch của bạn.

Vớ áp lực

Bác sĩ sẽ chỉ định mang vớ áp lực nếu giãn tĩnh mạch nặng. Vớ áp lực là vớ đàn hồi mà ép tĩnh mạch và ngăn chặn máu dư thừa chảy ngược lại từ tim. Khi mang vớ cũng có thể giúp chữa lành vết thương da và ngăn cản trở về. Bạn có thể được yêu cầu phải mang vớ áp lực hàng ngày trong suốt thời gian sinh hoạt. Đối với nhiều bệnh nhân, vớ áp lực có hiệu quả điều trị giãn tĩnh mạch và làm giảm đau, sưng cũng như ngăn ngừa các vấn đề khác trong tương lai.

Khi các loại phương pháp điều trị một mình không làm giảm giãn tĩnh mạch, bạn có thể yêu cầu điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp tối thiểu, điều đó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các tĩnh mạch giãn. Các phương pháp điều trị bao gồm liệu pháp chích xơ, phẫu thuật loại bỏ, cắt bỏ và điều trị laser.

 Chích xơ

Trong liệu pháp chích xơ, bác sĩ tiêm một hóa chất vào các tĩnh mạch giãn của bạn. Các kích thích hóa học và sẹo tĩnh mạch từ trong ra ngoài làm tĩnh mạch giãn không còn đầy máu. Từ đó, máu trở về tim qua các đường khác. Các tĩnh mạch bị chích xơ sẽ tự tiêu hủy và hấp thu bởi cơ thể bạn.

Phẫu thuật loại bỏ

Để thực hiện loại bỏ tĩnh mạch, bác sĩ đầu tiên rạch một vết nhỏ ở vùng bẹn và một vết ở bắp chân dưới đầu gối. Sau đó, dùng dụng cụ luồng trong lòng tĩnh mạch, rút ngược để lấy hết toàn bộ tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch nông ở chân của bạn. Ngoài ra, bằng những đường rạch da nhỏ để loại bỏ các cụm tĩnh mạch giãn ở chân. Cũng có thể lấy từng đoạn tĩnh mạch giãn bởi những dụng cụ như móc câu kết hợp rạch da nhỏ từng đoạn. Ngoài ra, có thể hút tĩnh mạch giãn qua một ống thông để loại bỏ. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp tốt nhất cho tình hình cụ thể của bạn.

Cắt bỏ và điều trị Laser

Cắt bỏ sử dụng ống thông đưa vào trong lòng tĩnh mạch ở chân. Và điện cực nhỏ xíu ở mũi của ống thông phát nhiệt làm nóng các tĩnh mạch và tiêu diệt nó. Tương tự như vậy, điều trị bằng laser sử dụng dùng một sợi nhỏ được đặt trong ống thông để vào trong lòng tĩnh mạch. Sợi dây phát ra năng lượng laser có thể tiêu diệt các thành phần tĩnh mạch và tắc tĩnh mạch. Hai phương pháp này dần thay thế các phương pháp được thực hiện ở trên. Mục tiêu của các phương pháp là tiêu diệt các tĩnh mạch giãn. Bác sĩ phẫu thuật mạch máu sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp tốt nhất cho tình hình cụ thể của bạn.

 

Ths.Bs.Lê Đức Tín dịch 

( theo VascularWeb.org)

Print Chia sẽ qua facebook bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua google bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua twitter bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua MySpace bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua LinkedIn bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua stumbleupon bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua icio bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua digg bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua yahoo bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua yahoo bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua yahoo bài: Giãn tĩnh mạch Chia sẽ qua yahoo bài: Giãn tĩnh mạch

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP