Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong?
Ngày 07/08/2020 04:49 | Lượt xem: 609

Nghiên cứu mới cho thấy: Tiêu thụ hai hoặc nhiều hơn hai khẩu phần các sản phẩm sữa nguyên kem mỗi ngày có liên quan với tỷ lệ bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong thấp hơn, so với tiêu thụ ít sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm sữa ít chất béo.

 

Các nhà điều tra đã phân tích dữ liệu từ hơn 136.000 người trưởng thành ở 21 quốc gia trong nghiên cứu dịch tễ học dân số đô thị (Population Urban Rural Epidemiology: PURE) và theo dõi những người tham gia trung bình là 9 năm.

So với chế độ ăn không có sữa, việc tiêu thụ hai hoặc nhiều hơn hai khẩu phần sữa tổng cộng mỗi ngày có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong toàn bộ kết hợp. Nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp đôi ở những người không tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

Sữa béo nguyên kemcũng liên quan đến tỷ lệ tử vong và bệnh tim mạch thấp hơn so với sữa ít chất béo, với sữa và sữa chua được xem là sản phẩm sữa gắn liền với lợi ích cao nhất.

Theo tác giả chính, Mahshid Dehghan-nghiên cứuviên, Chương trình dịch tễ học dinh dưỡng, Viện nghiên cứu sức khỏe dân số và nghiên cứu cao cấp, Khoa YĐại học McMaster, Hamilton, Ontario, Canada: Chúng tôi nhận thấy rằng tiêu thụ sữa nhiều hơn có liên quan đến nguy cơ tử vong và bệnh tim mạchthấp hơn, đặc biệt là đột quỵ.

Theo các tác giả nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm sữa nên được khuyến khích ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi tiêu thụ sữa thấp.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 11 tháng 9 trên tạp chí The Lancet.

Tác dụng phụ và lợi ích

Theo các tác giả: Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, với 80% gánh nặng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Các hướng dẫn về chế độ ăn uống đã khuyến cáo giảm tiêu thụ các sản phẩm sữa nguyên chất để phòng ngừa bệnh tim mạch vì các chất béo bão hòa này được cho là ảnh hưởng xấu đến lipidmáu và tăng bệnh tim mạch và tử vong.

Tuy nhiên, Dehghan giải thích: các sản phẩm từ sữa cũng có lợi, lưu ý rằng chúng chứa một loạt các hợp chất có lợi, bao gồm các axit amin đặc biệt, chất béo bão hòa chuỗi trung bình và lẻ, chất béo trans tự nhiên, vitamin K1,K2 và canxi.

Ngoài ra, các sản phẩm sữa có thể được lên men hoặc chứa probiotic, nhiều sản phẩm trong số đó cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe. 

Do đó, ảnh hưởngcủa sữa có thể không được xác định một cách đáng tin cậy bởi tác động của nó đối với mộtdấu ấnnguy cơ riêng lẽ, chẳng hạn nhưLDL-cholesterol hoặc các axit béo.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh tác dụng tích cực của các sản phẩm sữa, nhưng hầu hết đã được tiến hành ở Bắc Mỹ và châu Âu, nơi tiêu thụ sữa và hấp thụ các axit béo bão hòa phổ biến hơn ở các khu vực khác trên thế giới, và nơi bệnh mạch vànhnhiều hơn đột quỵ. Ngược lại, đột quỵ phổ biến hơn bệnh mạch vànhở các khu vực khác, chẳng hạn như Đông Á và Châu Phi.

Vì vậy, dữ liệu từ tất cả các khu vực trên thế giới là rất cần thiết để đưa ra các khuyến nghị chính sách toàn cầu, các tác giả tuyên bố.

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ giai đoạn đầu tiên và thứ hai của nghiên cứu, bao gồm 136.384 người tham gia (tuổi từ 35 – 70) từ 21 quốc gia.

Dữ liệu được thu thập ở cấp cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân sử dụng bảng câu hỏichuẩn, và mẫu báo cáo trường hợpbệnhchuẩn được sử dụng để ghi lại dữ liệu cho các biến cố tim mạch chính và tử vong trong thời gian theo dõi(trung bình 9,1 năm (khoảng tứ phân vị là 6,4 – 9,9 năm)).

Lượng thức ăn thường xuyên theo quốc gia cụ thể được ghi nhận tại thời điểm ban đầu cho mỗi người tham gia sử dụng bảng câu hỏi tần suất thức ăn đã được phê duyệt.

Những người tham gia được hỏi về mức độ thường xuyêncủa các loại thực phẩm hoặc đồ uống cụ thể trung bìnhhọ đã tiêu thụ trong năm qualà bao nhiêu, với các khẩu phần chuẩnđược chỉ định cho từng mặt hàng thực phẩm.

Tần suất tiêu thụ được ghi nhận cho mỗiloại thực phẩmsau đó được chuyển đổi thành lượng tiêu thụ hàng ngày và nhân với kích thước khẩu phần.

Các sản phẩm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, nhiều loại pho mát, và các món ăn hỗn hợp được chế biến từ sữa, được phân tách thành các thành phần của chúng. Sau đó, trọng lượng theo tỷ lệ được quycho từng thành phần và được bao gồm trong nhóm sữa có liên quan.

Các sản phẩm tiếp tục được nhóm lại thành các sản phẩm sữa nguyên chất và ít chất béo.

Một khẩu phần sữa tiêu chuẩn tương đương với một ly sữa (244 g), một cốc sữa chua (244 g), một lát pho mát (15 g), và một muỗng cà phê bơ (5 g).

Kết quả chính là tổng hợp tử vong hoặc các biến cố tim mạchchính(ví dụ: tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không tử vong, đột quỵ hoặc suy tim).

Các kết quả khác là tỷ lệ tử vongtoàn bộvà bệnh tim mạchnặng(nhồi máu cơ tim tử vong và không tử vong,đột quỵ tử vong và không tử vong,suy tim và tử vong tim mạch).

Những người tham gia được phânthành bốn nhóm: không có sữa (n = 28.674), ít hơn 1 phầnănmỗi ngày (n = 55.651), 1 đến 2 phần ăn mỗi ngày (n = 24.423), và hơn 2 phần ăn mỗi ngày (n = 27.636 ).

Tính nhất quán của kết quả

Trong thời gian theo dõi, 10.567 (7,7%) người đã tử vong (n = 6.796) hoặc có các biến cố tim mạch nặng(n = 5.855).

Các nước có lượng sữa cao hơn làở châu Âu và Bắc Mỹ, Trung Đông và Nam Mỹ. Lượng sữa chua cao nhất là ở Trung Đông, Châu Âu và Bắc Mỹ, và Nam Á, và lượng pho mát cao nhất là ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông. Lượng bơ cao nhất được tiêu thụ ở Nam Mỹ, Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông, nhưng mức tiêu thụ trung bình là vừa phải.

So với không uống, lượng sữa tiêu thụ cao (hơn 2 khẩu phần mỗi ngày,trung bìnhlà3,2 khẩu phần) có nguy cơ thấp hơn đối với kết quả tổng hợpnhưtử vong toàn bộ, tử vong không do tim mạch, tử vong tim mạch, bệnh tim mạch nặng và đột quỵ. Không có mối liên hệ nào đáng kể với nhồi máu cơ tim.

Hơn một khẩu phần ăn mỗi ngày so vớikhông uống sữa và sữa chua có liên quan với nguy cơ thấp hơn đối với kết quả tổng hợp, nhưng không có mối liên hệ đáng kể nào đối với phô mai. Lượng tiêu thụ bơ thì thấp và không liên quan đáng kể với kết cục lâm sàng.

Tổng lượng sữatiêu thụcao so với thấp, được xác định là hơn 2 khẩu phần mỗi ngày so với dưới 0,5 khẩu phần mỗi ngày có liên quan vớinguy cơ thấp hơn của kết quả tổng hợp, tử vong toàn bộ và bệnh tim mạch chính.

Lượngtiêu thụ cao so với thấp củacác sản phẩm sữa nguyên kemcó liên quan đến nguy cơ thấp hơn đối với kết quả tổng hợp, tỷ lệ tử vong toàn bộ và bệnh tim mạch chính.

Kết quả thì tương đồng ở các vùng có lượng sữa tiêu thụ thấp hoặc lượng sữa tiêu thụ cao nhưng mạnh nhấtlàở các vùng có lượng sữa trung bình thấp hơn (ví dụ: Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á và Châu Phi).

Chúng tôi đã điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn và đã được thiết lập của tử vong và bệnh tim mạch, cũng như đối với các biến số chế độ ăn uống khác, nhưng như với bất kỳ nghiên cứu quan sát nào, nhiễu cũng là một khả năng.

Tuy nhiên, các nhà lâm sàng khuyến khích bệnh nhân chỉ ăn nhiều sữa ít béo và nên “bám theo hướng dẫn hiện hành” vì cần nghiên cứu thêm để kiểm tra cụ thể xem sữa nguyên kemcó bảo vệ tốt hơn sữa tách béo hay không.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ đo mức tiêu thụ sữa ở thời điểm ban đầu, không tính đến những thay đổi trong lối sống và tiêu dùng theo thời gian hoặc tăng trưởng kinh tế ở các khu vực như Ấn Độ và Trung Quốc.

Hơn nữa, một giải thíchphầnnàocho những phát hiện này là những người tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa có thể có ý thức về sức khỏenhiềuhơnhoặc điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, cả hai đều có thể là những yếu tố gây nhiễu cho kết cục bệnh mạch vành- mặc dù một số tác động gây nhiễuđã được tính toán trong các mô hình điều chỉnh đa biến.

Dehghan nói thêm: Sự nhất quán về kết quả giữa các vùng với lối sống khác nhau rõ rệt khiến cho nó ít có khả năng là yếu tốgây nhiễu.

Hội Tim mạch Hoa Kỳ hiện khuyến nghị các sản phẩm sữa không béo và ít chất béo như một phần của một mô hình ăn uống lành mạnh, và cũng nhấn mạnh nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm không da và cá, hạt khôvà rau đậu và dầu thực vật.

Đây là nghiên cứu thú vị để bổ sung vào y văn về tính hữu ích của sữa trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Điều quan trọng cho các nhà lâm sàng Hoa Kỳ là các hướng dẫn hiện hành về sữa để phòng ngừa bệnh tim mạch vẫn không thay đổi: mọi người nên chọn các sản phẩm sữa ít béo vàtáchbéo, bất cứ khi nào có thể.

Theo timmachhoc.vn

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua google bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua twitter bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua MySpace bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua icio bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua digg bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua yahoo bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua yahoo bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua yahoo bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong? Chia sẽ qua yahoo bài: Uống nhiều sữa hơn sẽ giảm bệnh lý tim mạch và tử vong?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP