Vì sao người già hay bị loãng xương?
Ngày 31/03/2023 04:44 | Lượt xem: 1092

Loãng xương ở người cao tuổi thường không có biểu hiện rõ ràng. Hiện nay có nhiều cách để chữa loãng xương ở người cao tuổi.

 
 

Vì sao người cao tuổi hay bị loãng xương?

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa. Vì vậy, mức độ loãng xương ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. Bệnh diễn biến âm thầm và thường gây ra các cơn đau, làm giảm khả năng vận động

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi được chia làm 2 loại thứ phát và nguyên phát. 

Vì sao người già hay bị loãng xương - Ảnh 1.

ThS.BS Nguyễn Thị Bảo Thoa - Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai.

- Nguyên phát: Đa phần những người trên 50 tuổi, nhất là ở phụ nữ mãn kinh đều có nguy cơ mắc loãng xương. 

Theo thời gian, xương dần trở nên mỏng hơn bên cạnh đó quá trình tái tạo xương giảm do người cao tuổi thường ít vận động, hạn chế ra ngoài làm giảm khả năng tổng hợp vitamin Dtừ ánh nắng mặt trời. 

Ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể cũng dần lão hóa, khả năng hấp thụ canxi kém hơn. 

Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với nam giới. Do ở độ tuổi này, thường diễn ra quá trình suy giảm nội tiết estrogen, suy giảm hormon tuyến cận giáp, tăng thải canxi niệu. 

Thứ phát: Một số nguyên nhân thứ phát như:

+ Do dùng thuốc. Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai hoặc những bệnh nhân phụ thuộc corticoid có nguy cơ loãng xương rất cao. 

+ Những người từng bị chấn thương về xương khớp thường có nguy cơ loãng xương. 

+ Mắc một số bệnh mãn tính như bệnh thận nặng (tăng đào thải canxi), một số các bệnh nội tiết liên quan tới tuyến giáp bắt buộc phải sử dụng thuốc thường xuyên từ đó làm giảm khả năng hấp thụ canxi. 

Đa phần ở người già nguyên nhân dẫn tới loãng xương thường là nguyên phát. 

Loãng xương ở người cao tuổi có biểu hiện gì?

Biểu hiện loãng xương ở người cao tuổi thường không rõ ràng do bệnh diễn biến thầm lặng. Ở giai đoạn đầu loãng xương thường không có triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thường sẽ có một số biểu hiện như:

  • Đau nhức xương khớp, cột sống, thường là ở các khớp như khớp gối, khớp háng, thắt lưng…
  • Chiều cao giảm, cột sống gù hoặc vẹo. 
  • Thường gặp tình trạng chuột rút, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi.
  • Khi gặp va chạm hoặc ngã nhẹ dễ bị gãy xương
Vì sao người già hay bị loãng xương - Ảnh 2.

Mức độ nặng, nhẹ của loãng xương ở từng bệnh nhân khác nhau.

Loãng xương ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Nhiều người nghĩ rằng loãng xương không nguy hiểm vì không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị loãng xương có thể gây ra các biến chứng. 

Ở mức độ nhẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. 

Ở mức độ nặng có thể gây tàn phế hoặc thậm chí tử vong. 

Một số biến chứng thường gặp ở người cao tuổi mắc loãng xương là:

- Mất ngủ, trầm cảm: Những cơn đau xương khớp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều này khiến những người cao tuổi vốn đã khó ngủ càng khó ngủ hơn. Những cơn đau dai dẳng cũng dễ khiến người cao tuổi rơi vào tình trạng trầm cảm. 

- Dễ gãy xương mà không phải do va chạm hay hoạt động mạnh. Lúc này người cao tuổi sẽ gặp khó khăn hơn trong vấn đề điều trị. Nếu không điều trị kịp thời hoặc đúng cách có thể sẽ tàn phế.

- Gia tăng nguy cơ tử vong. Có tới 30-50% trường hợp tử vong trong vòng một năm sau khi bị gãy cổ xương đùi

Cách chữa loãng xương ở người cao tuổi

Có nhiều phương pháp để điều trị loãng xương ở người cao tuổi. 

Điều trị loãng xương ở người cao tuổi không dùng thuốc: 

- Bổ sung bằng chế độ ăn uống. Tăng cường các loại rau xanh đậm như các loại rau nhà họ cải, hải sản có vỏ. Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin C và vitamin D. Nên duy trì uống sữa hay các chế phẩm từ sữa hàng ngày.

Vì sao người già hay bị loãng xương - Ảnh 3.

Loãng xương ở người cao tuổi nếu không được điều trị sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

- Chế độ luyện tập. Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đi bơi…. Luyện tập vừa tăng cường vững chắc cho xương khớp, vừa giảm thoái hóa xương khớp.

Điều trị loãng xương ở người cao tuổi bằng cách dùng thuốc: 

Đây là một trong những phương pháp chính trong điều trị loãng xương ở người cao tuổi. Bên cạnh thuốc giảm đau còn có một số loại thuốc giúp tái tạo xương như: Bổ sung canxi 1000mg/ngày, vitaminD 1000-1200ml/ngày. 

Các thuốc điều trị loãng xương, chống hủy xương. Các loại thuốc có thể bổ sung qua đường uống hoặc tiêm/truyền, thời gian điều trị tùy thuộc vào liệu trình điều trị của từng bệnh nhân. 

Loãng xương có điều trị dứt điểm được không?

Loãng xương không điều trị dứt điểm được. Các phương pháp điều trị loãng xương giúp tăng mật độ xương, tránh bệnh tiến triển nặng hơn và giảm nguy cơ gãy xương.

Những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao như phụ nữ sau mãn kinh, bệnh nhân có tiền sử gãy xương… không cần phải đo mật độ xương mới tiền hành điều trị. Có thể bổ sung canxi trong thực đơn hàng ngày để hạn chế nguy cơ loãng xương.

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua google bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua twitter bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua MySpace bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua icio bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua digg bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua yahoo bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua yahoo bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua yahoo bài: Vì sao người già hay bị loãng xương? Chia sẽ qua yahoo bài: Vì sao người già hay bị loãng xương?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP