Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da?
Ngày 31/08/2020 03:23 | Lượt xem: 806

Điều hầu như không thể tránh khỏi là bạn sẽ có một lần trong đời bị vết bầm ở da trong một thời gian, nhưng nếu bạn có những vết bầm tím xuất hiện thường xuyên và không thể tìm ra lý do tại sao, thì có thể là có một lý do tiềm ẩn.

Bất kể loại vết đau do chấn thương nào, như khi bị ngã chẳng hạn, đều có thể là nguyên nhân khiến các mao mạch (mạch máu nhỏ) gần bề mặt của làn da bị phá vỡ và rò rỉ các tế bào máu màu đỏ. Điều này gây ra sự xuất hiện màu tím hơi đỏ hoặc “màu đen và xanh” của những vết thâm tím trên da của bạn. Với tên gọi y học là những vết đụng giập, bầm tím có thể là kết quả từ hầu như bất kỳ tổn thương mạch máu nào nằm trong da của bạn. Khi cơ thể bắt đầu lành lại và chuyển hóa các tế bào máu, thì vết bầm thường sẽ mờ dần đến một màu xanh lá cây, màu vàng, hoặc màu nâu trước khi biến mất hoàn toàn.

Bệnh tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường có thể biến đổi màu da thành ngăm đen, thường ở những vùng tại đó da thường xuyên tiếp chạm vùng da khác. Những biến đổi màu này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím, nhưng nguyên nhân ẩn giấu thực ra là do đề kháng insulin;

Căng thẳng quá mức trong quá trình tập thể dục: Việc bắt cơ bắp của bạn căng thẳng quá mức, chẳng hạn như có thể xảy ra trong quá trình nâng vật nặng, có thể làm các mạch máu sẽ vỡ và dẫn đến bầm tím. Những vết rách cực nhỏ trong thớ sợi cơ bắp của bạn do tập thể dục cũng có thể gây ra các vết bầm tím. Ngoài ra, nếu bạn tham gia vào các môn thể thao hoặc các bài tập thể dục mạnh mẽ, da của bạn có thể va đập và có các chấn thương nhỏ, chúng là nguyên nhân gây ra vết bầm tím mà ta không nhớ được độ mạnh va đập thực tế lúc đó;

Cơ thể trẻ phát triển quá mức so với lứa tuổi: là các hình ảnh vết bầm máu di chuyển song song hoặc ngoằn nghèo giống như rắn bò trên thân mình của các trẻ phát triển cơ thể quá mức, hay gặp các vết này tại vị trí thắt lưng, nách, vai gáy, đùi, và cẳng chân. Các vết này dễ nhầm với hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do ký sinh trùng.

Dược phẩm: Các thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu và các chất chống tiểu cầu làm giảm khả năng đông máu của bạn và khiến cho có nhiều khả năng thâm tím hơn. Những thuốc như aspirin, prednisone, prednisolone, thuốc tránh thai và những thứ khác cũng có thể làm suy yếu các mạch máu, điều này làm gia tăng khả năng xuất hiện các vết bầm tím.

 

ảnh minh họa

Tuổi tác: Khi có tuổi, da của bạn sẽ mất một số các lớp mỡ bảo vệ có tác dụng làm lớp đệm chống lại hậu quả khi bị va đập và ngã. Làn da của bạn cũng trở nên mỏng hơn trong khi việc sản xuất collagen chậm đi. Điều này có nghĩa rằng với người có tuổi thì nói chung thường chỉ cần đụng một chút xíu là đã gây một vết bầm chứ không như người đang còn trẻ.

Bệnh xuất huyết dưới da: Tình trạng thuộc về mạch máu (vốn phổ biến hơn ở người già) này gây ra hàng ngàn vết bầm nhỏ li ti, thường trên ống quyển của bạn, nhìn từ xa chúng giống như ớt bột cay. Các vết bầm tím là do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ.

Rối loạn máu: Những rối loạn máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu có thể gây bầm tím da không rõ nguyên nhân, thường là do máu không đông lại đúng cách. Nếu bạn thường xuyên có vết bầm nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, thì tốt nhất là đi khám bác sĩ để loại trừ các bệnh như vậy, đặc biệt là nếu nó có vẻ xuất hiện một cách đột ngột.

Tiền sử và di truyền trong gia đình: Nếu bạn có các thành viên gần gũi trong gia đình có xu hướng dễ bị thâm tím, thì có nhiều cơ hội bạn cũng sẽ bị như vậy (mặc dù luôn có những biện pháp giúp bạn có thể khắc phục khuynh hướng di truyền tiềm tàng này).

Nước da nhợt nhạt: Làn da xanh xao nhợt nhạt cũng không làm cho bạn dễ bị bầm tím hơn, nhưng nó làm cho bất kỳ vết thâm tím nào trên da bạn dễ bị nhìn thấy rõ hơn so với vết bầm tím ở trên người có làn da tối màu hơn.

Tác hại từ ánh nắng mặt trời: Trong khi cơ thể của bạn cần phơi nắng thường xuyên để sản xuất vitamin D (và nhận được một loạt các lợi ích khác nữa), thì việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều, đặc biệt là kiểu nắng đến cháy da, có thể khiến da bạn mất đi tính mềm mại và đàn hồi của nó. Điều này làm da dễ bầm tím hơn và dễ nhận thấy hơn.

Lý do tại sao hầu hết mọi người bị bầm tím là các ống mao mạch của họ quá mong manh và về bản chất chúng dễ bị rách vỡ. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng các mao mạch của bạn vẫn mạnh mẽ và linh hoạt là phải đảm bảo bạn có một nguồn các vitamin P tuyệt vời trong chế độ ăn uống. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. Những nguồn thực phẩm tuyệt vời có các sinh tố P gồm những quả mọng sẫm màu, rau có màu lá xanh đậm, tỏi và hành tây. Nếu tình trạng thường xuyên hoặc có kèm theo những dấu hiệu bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể. 

 Theo suckhoedoisong

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua google bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua twitter bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua MySpace bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua icio bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua digg bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua yahoo bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua yahoo bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua yahoo bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da? Chia sẽ qua yahoo bài: Nguyên nhân nào khiến xuất hiện bầm tím trên da?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP