Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt
Ngày 30/10/2020 09:08 | Lượt xem: 487

Như thông lệ hàng năm, sốt xuất huyết (SXH) gia tăng nhanh từ tuần thứ 30 và đạt đỉnh vào tháng 10-11. Miền Trung đang trải qua đợt lũ lịch sử, đồng thời hình thái thời tiết cả nước mưa nhiều đang thuận lợi cho muỗi Dengue sinh sôi và gây bệnh. Vì vậy, mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Bài viết này cung cấp kiến thức về phân biệt SXH và các dạng sốt do virus khác để khi thấy có dấu hiệu SXH thì nên đi khám kịp thời. 
 

SXH là một loại bệnh dịch nguy hiểm, do virus Dengue gây ra. SXH thường có sốt cao liên tục 3-4 ngày, ho, sổ mũi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt paracetamol trong 3 ngày đầu và khi sốt bắt đầu giảm, từ ngày thứ 4 từ khi sốt, sẽ bắt đầu xuất huyết, biểu hiện như da sung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi... do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh. Thông thường, từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu, bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.

 

 
Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt trong 3 ngày đầu...

 

Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt trong 3 ngày đầu...

 

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số, bao gồm: virus sởi, virus gây bệnh Rubella, Adenovirus, nhóm Entervirus... Đây chính là lý do trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần trong đời. Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39-40 độ C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn và phát ban đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau, có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt... Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn). Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3-5 ngày rồi lặn.

Sốt siêu vi là trường hợp sốt do nhiễm các virus khác nhau. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày. Biểu hiện của sốt siêu vi là sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao từ 38-39 độ C, thậm chí có lúc là 40-41 độ C. Người bị sốt siêu vi thường chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, mắt đỏ, chảy nước mắt...

SXH có biểu hiện tương tự như sốt phát ban vì có những ban xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là SXH.

Không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần thì lần sau không mắc nữa bởi vì SXH ở nước ta có 4 týp khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại. Vì vậy, 1 người có thể bị mắc SXH nhiều lần.

Người bệnh mắc SXH, sốt siêu vi và sốt phát ban cần được đưa đi bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa được chẩn bệnh. Việc dùng thuốc bừa bãi dễ làm bệnh nặng hơn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua google bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua twitter bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua MySpace bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua LinkedIn bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua stumbleupon bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua icio bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua digg bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua yahoo bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua yahoo bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua yahoo bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt Chia sẽ qua yahoo bài: Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP