Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không
Ngày 07/01/1988 01:35 | Lượt xem: 346

Các biện pháp giúp làm giảm đau đớn về thể xác, mang đến sự giải tỏa về tâm lý, tinh thần cho người bệnh cũng như thân nhân người bệnh là những hoạt động của công tác chăm sóc giảm nhẹ.

Chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) là một khái niệm có bề dày lịch sử từ lâu, nhất là ở các nước phát triển. Khởi đầu bằng công tác chăm sóc cho những người bệnh không có người thân nuôi dưỡng, người vô gia cư trong những năm tháng cuối đời. Sau đó được phát triển trong các hệ thống bệnh viện lớn, nhất là các bệnh viện có các chuyên khoa có tỷ lệ bệnh nặng và tử vong cao như ung thư, bệnh mãn tính khó chữa.

Đối tượng đặc thù, phương thức đặc biệt

Tại Việt Nam, các hoạt động CSGN đã được các thầy thuốc, bác sĩ… áp dụng trong quá trình công tác, tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân nhiều bệnh từ rất nhiều năm trước. Khái niệm CSGN thực sự chính thức du nhập vào Việt Nam từ những năm 2007, theo chương trình kết hợp của đội ngũ do giáo sư Eric L.Krakauer dẫn đầu, với chương trình CSGN cho bệnh nhân ung thư, theo một phần ngân sách của chương trình CSGN cho bệnh HIV/AIDS.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, CSGN là chăm sóc đặc biệt cho các đối tượng thứ nhất gồm: bệnh nhân bệnh rất nặng, không thể vượt qua, hoặc thời gian sống chỉ còn dưới 6 tháng, có thể vượt qua bệnh tật, nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống trong tương lai. Đối tượng thứ hai là chăm sóc cho người nhà của nhóm đối tượng số một, khi họ gặp những khó khăn, đau khổ trong quá trình chăm sóc người bệnh. Đối tượng thứ 3 là những người đi CSGN, là sự an ủi về tâm lý ; sự chăm sóc về thể chất, niềm tin, để cải thiện chất lượng cuộc sống của những người được CSGN.

Người làm công tác CSGN không chỉ cung cấp tin tức tin xấu mà còn phải đảm trách nhiều công việc, các biện pháp tối ưu để mang đến những điều tốt nhất cho bệnh nhân. Khác với chăm sóc điều trị, CSGN sẽ giúp người bệnh giảm những nỗi đau về thể xác, tinh thần, giảm triệu chứng, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

CSGN không chỉ là một hoạt động dịch vụ y tế đơn thuần, mà đó còn là sự phối hợp của nhiều kiến thức chuyên môn như điều trị, tâm lý, giao tiếp,… đòi hỏi người bác sĩ hoặc cán bộ đảm trách cần được học tập, huấn luyện và đào tạo bài bản. Để có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình chống chọi lại bệnh tật vào những ngày cuối đời. Hay trong công tác chăm sóc người thân, bệnh nhân trong những ngày sắp tới.

Chăm sóc giảm nhẹ

Báo tin dữ - cần có sự đào tạo chuyên môn

Tin dữ hay là tin xấu có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực y tế. Đa phần xảy ra trong 3 dạng sau: 1. Tin tức về việc mắc phải một căn bệnh khó có thể chữa, hoặc không chữa được ở một mức độ, tiên lượng phục hồi khó khăn. 2. Đưa ra những quyết định trong trị liệu mà bản thân người bệnh không lường trước được. 3. Biết được một tiên lượng xấu, khả năng tử vong cao, khoảng thời gian sống còn ngắn ngủi trong vài tháng tới.

Trên thế giới, các bước trong quá trình cung cấp tin dữ thường được thực hiện theo cấu trúc SPIKES, viết tắt từ các từ tiếng Anh. 
Tương ứng là Set up (chuẩn bị), Perception (nhận thức), Invite (mời gọi), Information (thông tin), Knowlegde (hiểu biết), Emotion (cảm xúc), Empathic (đồng cảm), Strategize (chiến lược), Summarize (tổng hợp).
Người đảm nhiệm công tác cung cấp tin xấu, tin dữ cần hình thành thói quen, phản xạ để nhận biết và thực hiện từng bước truyền đạt thông tin, mà mục tiêu là tạo được hiệu quả cao nhất cho người nhận tin. Tiến trình SPIKES có thể xem là một nghệ thuật để biết khi nào cần bước lên bước tiếp theo, khi nào cần tạm hoãn đề người nhận tin có thời gian hòa hoãn.

 

Về mặt tâm lý, khi tiếp cận với các tin dữ, trạng thái tâm lý của con người thường chuyển biến theo năm giai đoạn: phủ nhận - giận dữ - hòa hoãn - buồn phiền - chấp nhận. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển biến tâm lý, con người có thể có những phản ứng khác nhau. Đó là sự nghi ngờ chẩn đoán ở giai đoạn phủ nhận, để rồi có những thái độ, hành vi tiêu cực ở giai đoạn giận dữ, sau đó dần chấp nhận ở các trạng thái tâm lý tiếp theo.

Tùy theo mức độ nhận thức, khả năng tư duy, trình độ văn hóa của mỗi cá nhân, cũng như mức độ của tin xấu; thời gian dài- ngắn, độ nặng-nhẹ của các giai đoạn chuyển biến tâm lý, các phản ứng trong mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Một người làm công tác CSGN cần được đào tạo bài bản, đầy đủ về kỹ năng thông báo tin dữ để nhận biết chính xác từng giai đoạn chuyển biến tâm lý của bệnh nhân. Để thấu hiểu, cảm thông và có những hành động phù hợp nhằm truyền đạt tốt nhất nội dung thông tin, nhưng cũng giúp giảm “sốc” cho người nhận tin dữ.

Ngôn ngữ là công cụ hàng đầu trong giao tiếp, việc lựa chọn câu chữ, cách thông tin, hình thức thông tin là vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp tin dữ. Người làm công tác CSGN cần có kiến thức chuyên môn, sự tinh tế và nhạy cảm để cân nhắc về thông tin nào nên cung cấp hay không cung cấp. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể cũng biểu lộ nhiều hàm nghĩa. Nếu không được đào tạo bài bản, thì một hành động hay cử chỉ vô tình, cũng có thể mang đến nhiều suy diễn thiếu tích cực từ người bệnh.

CSGN có những sự khác biệt so với chăm sóc điều trị. CSGN không thể điều trị hoàn toàn cho người bệnh, nhưng có thể giúp ích không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thời gian sống của người bệnh có thể không còn nhiều, chất lượng sống có thể không hoàn toàn bình thường, nhưng đó nên là khoảng thời gian sống có chất lượng, thư thái, an nhiên và có ích. Thay vì những ngày tháng đau đớn về mặt thể xác cũng như hứng chịu những gánh nặng về mặt tinh thần.

 

Trong thực tế có trường hợp bệnh nhân ung thư vú hóa trị và phẫu thuật, sau quá trình điều trị, bệnh nhân rơi vào tình trạng căng thẳng, âu lo về mặt tinh thần. Bệnh nhân có nỗi lo lớn vì sự đối mặt với nguy cơ tử vong do ung thư di căn, tái phát, về gánh nặng con cái, gia đình… Qua quá trình tư vấn và CSGN, bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực về tinh thần để tái hòa nhập cuộc sống mới sau điều trị.
 
Theo suckhoedoisong
PK Đức Tín
Print Chia sẽ qua facebook bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua google bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua twitter bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua MySpace bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua LinkedIn bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua stumbleupon bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua icio bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua digg bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không Chia sẽ qua yahoo bài: Chăm sóc giảm nhẹ: Để nỗi đau hóa thinh không

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP