Đôi lúc, chúng ta có thể gặp phải trạng thái mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi ăn. Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng những cơn buồn ngủ này có thể dự báo sớm các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ tâm thần để khám và có thể khắc phục sớm vấn đề trên.
Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng những cơn buồn ngủ này có thể dự báo sớm các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ tâm thần để khám và có thể khắc phục sớm vấn đề trên.
Vì sau bị buồn ngủ sau ăn?
Mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn là vấn đề sinh lý khá bình thường, bởi khi chúng ta ăn no, cơ thể sẽ tăng cường máu/năng lượng tới hệ tiêu hóa, giảm máu/năng lượng đến não và các cơ quan khác, cùng với hàng loạt các sản phẩm chuyển hóa khi tiêu hóa thức ăn được giải phóng, dẫn đến tăng buồn ngủ.
Tuy nhiên những cơn buồn ngủ sau khi ăn no cũng có thể là những tín hiệu dự báo các trục trặc về sức khỏe như: rối loạn tâm thần (trầm cảm, stress), Alzheimer, suy nhược thần kinh; đột quỵ; các vấn đề về chuyển hóa như đái tháo đường; các bệnh hệ thống, dị ứng, bệnh tuyến giáp; thiếu máu/thiếu các chất dinh dưỡng...
Về điều trị, phương pháp hiệu quả nhất là kiểm soát giấc ngủ, điều chỉnh lại chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Hạn chế thức ăn quá nhiều tinh bột, đường, hoặc những thực phẩm dễ chuyển hóa thành tryptopan (nguyên liệu tổng hợp serotonin gây buồn ngủ) như: gà tây, rau chân vịt, đậu nành, trứng, phô mai, đậu phụ, cá...
Về thuốc điều trị, tùy thuộc nguyên nhân những bệnh lý kể trên, các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Khi bệnh lý ổn, hiện tượng buồn ngủ sẽ được cải thiện.
Cần thận trọng với chứng buồn ngủ sau ăn.
Các thuốc thường dùng và lưu ý khi sử dụng
Các thuốc được sử dụng để điều trị các cơn buồn ngủ cần phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần và có nhiều lưu ý khi sử dụng:
Nhóm amphetamine (bao gồm dextroamphetamine và methylphenidate) có tác dụng tăng cường tỉnh táo, tập trung, tuy nhiên có nguy cơ cao gây lệ thuộc (được quản lý thuốc hướng thần).
Pemoline: Cho thấy hiệu quả giúp tăng cường tỉnh táo và chống lại các cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, do tác dụng độc tính lớn với gan (1-2%) nên thuốc hiện chỉ còn được chấp thuận tại một số nước như Nhật Bản. Pemoline có thể làm tăng men gan mạnh nên đã không còn được lưu hành tại Hoa Kỳ.
Modafinil/armodafinil: Với nhiều khác biệt về mặt dược lý, dẫn đến ít gây lệ thuộc, và cho hiệu quả rõ rệt trên các thang lâm sàng trong những nghiên cứu nhãn mở, mù đôi, có đối chứng. Khi được kê đơn các thuốc này, người bệnh cần được theo dõi định kỳ về huyết áp. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tránh thai do tác động đến các enzym. Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và không phụ thuộc liều.
Cafein, thein: Là các chất kích thích tự nhiên có trong cà phê/trà, cũng có hiệu quả trong kiểm soát các cơn buồn ngủ. Các chất này cũng có thể gây tình trạng lệ thuộc.
Melatonin: Là một chất có trong não bộ, có tác dụng duy trì các hoạt động có tính chu kỳ, nhịp sinh học. Các nghiên cứu sử dụng melatonin cho thấy hiệu quả ngay lập tức trong việc kiểm soát cơn buồn ngủ, một số có cải thiện trong điều hòa nhịp thức-ngủ.
Các thuốc thuộc nhóm tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ tế bào não như stugeron, cavinton, duxin, piracetam, citicolin, gingko biloba... cũng có tác dụng tốt đối với các trường hợp buồn ngủ sau ăn do suy nhược thần kinh hoặc các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, stress... Nhóm thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai, do có khả năng dẫn tới sảy thai.
Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm amphetamine, pemoline, modafinil có thể gây thay đổi tính cách, run, nhức đầu, gây tăng huyết áp, trào ngược dạ dày - thực quản.
Các thuốc điều trị trạng thái buồn ngủ nói chung và buồn ngủ sau ăn no nói riêng có khả năng tương tác với các nhóm thuốc tác động thần kinh trung ương như các nhóm benzodiazepin, bacbiturates, các thuốc chống động kinh, các thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, các thuốc gây mê/gây tê, một số thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm... Vì vậy, khi sử dụng các thuốc này cần được theo dõi và khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua về dùng.
Theo suckhoedoisong
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389