Cường lách có nguy hiểm?
Ngày 22/04/1988 01:12 | Lượt xem: 331

Cường lách là một trạng thái sinh lý bệnh trong đó lách tăng cường khả năng thu gom và tiêu hủy các tế bào máu (không những các tế bào già cỗi mà cả các tế bào bình thường).

Lách thường to ra khi cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng (ví dụ: trong viêm nội tâm mạc Osler, sốt rét...).

Cường lách thường xảy ra trong trường hợp lách to do bất cứ nguyên nhân gì. Ngoài các kháng thể hữu ích “chống ngoại xâm” nói trên, lách có thể sản xuất các kháng thể “có hại” chống lại các huyết cầu lưu hành và hủy hoại các huyết cầu này.

Về huyết động học, lách là bộ phận quan trọng của hệ thống tĩnh mạch môn (tĩnh mạch môn là nơi hội tụ máu được tĩnh mạch lách đưa về từ lách và các tĩnh mạch treo tràng trên, tràng dưới đưa về từ ruột. Tĩnh mạch môn đưa khối lượng máu đó về các xoang trong gan để gan làm nhiệm vụ chuyển hóa rồi tập hợp lại thành tĩnh mạch trên gan để trở về tim rồi phân bổ đi nuôi dưỡng cơ thể), có thể coi như “một bể chứa”. Khi tĩnh mạch môn bị ứ trệ lưu thông gây ra hội chứng tăng áp lực môn (TALM), trong đó lách to là một triệu chứng chính khởi đầu bệnh cảnh.

Hội chứng TALM

Hội chứng TAML được chia ra làm 3 khu vực:

Trước xoang: Nguyên nhân thường có nhất là các bệnh tích ngay trong tĩnh mạch môn hoặc tĩnh mạch lách: viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch hoặc các tĩnh mạch đó bị chèn ép từ ngoài, cũng có khi do bệnh lý gan mạn tính.

Trong xoang: Nguyên nhân thông thường nhất là các bệnh gan mạn tính: gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn, xơ gan...

Sau xoang: Kinh điển nhất là nguyên nhân ở tĩnh mạch trên gan thường gọi là hội chứng Budd chiari, cũng có khi do bệnh lý gan mạn tính.

Lách thường to hơn khi cơ thể bị nhiễm trùng, ký sinh trùng.

Lách thường to hơn khi cơ thể bị nhiễm trùng, ký sinh trùng.

Biểu hiện của cường lách và TALM

Hiện tượng cường lách thường biểu thị bởi 2 triệu chứng chính:

Lách to từ 2-3cm dưới bờ sườn trái có khi đến gần rốn, lúc đầu mềm sau to và chắc dần. Có khi tự bệnh nhân phát hiện và thầy thuốc cũng dễ dàng xác định bằng việc sờ nắn hạ sườn trái.

Giảm 1-2 hoặc cả 3 dòng huyết cầu thể hiện trên lâm sàng bởi: Trạng thái thiếu máu (do giảm hồng cầu). Trạng thái dễ chảy máu da hoặc niêm mạc (do giảm tiểu cầu). Trạng thái dễ nhiễm trùng, mất khả năng đề kháng (do giảm bạch cầu).

Các hiện tượng trên được xác định dễ dàng bởi xét nghiệm huyết học, thấy rõ sự giảm các huyết cầu và bao giờ cũng phải khẳng định bằng tủy đồ: các dòng tế bào tủy vẫn bình thường cũng có thể tăng sinh để đối phó với sự hủy hoại ngoại biên.

Đây là yếu tố cơ bản để phân biệt sự giảm huyết cầu ngoại biên là do cường lách chứ không phải do suy tủy.

Ngoài lách to, TALM có thể có các biểu hiện:

Về gan: Gan có thể to hay nhỏ tùy theo nguyên nhân. Trong TALM sau xoang, gan bao giờ cũng to ít hoặc nhiều, mềm và tức. Trong TALM xoang và trước xoang lúc đầu gan có thể hơi to, chắc (xơ gan to) rồi nhỏ, teo dần theo quá trình xơ hóa (xơ gan teo).

Về hệ thống môn: Lúc đầu chỉ có lách to, về sau khi quá trình xơ gan phát triển sẽ xuất hiện các biểu hiện khác: tuần hoàn hệ dưới bờ sườn phải, cổ trướng thẩm thấu và đặc biệt giãn tĩnh mạch thực quản phát hiện dễ dàng khi nội soi ống tiêu hóa trên cùng hậu quả nguy hiểm: chảy máu tiêu hóa ồ ạt, đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không xử lý kịp thời.

Các biểu hiện nói trên thường đủ để chẩn đoán TALM trên lâm sàng. Để xác minh đánh giá mức độ và phân loại TALM, có thể chọc lách để đo áp lực tĩnh mạch lách, đồng thời qua kim chọc lách bơm thuốc cản quang có iode để chụp hệ thống môn nhận định mức độ rắn của tĩnh mạch môn và cản trở cơ giới nêu có (cục máu đông, chèn ép từ ngoài vào).

Hiện nay, có thể sử dụng siêu âm doppler để kiểm tra tĩnh mạch môn, tĩnh mạch lách.     

Theo suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua google bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua twitter bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua MySpace bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua LinkedIn bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua stumbleupon bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua icio bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua digg bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua yahoo bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua yahoo bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua yahoo bài: Cường lách có nguy hiểm? Chia sẽ qua yahoo bài: Cường lách có nguy hiểm?

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP