Theo tổ chức ung thư toàn cầu ước tính năm 2018, Việt Nam có khoảng 14.000 người mắc ung thư đại trực tràng và hơn 7.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Cũng theo thống kê năm 2015, có khoảng 20% người mắc viêm đại tràng có thể biến chứng sang ung thư. Viêm đại tràng tưởng chừng là căn bệnh “không cần điều trị” trong nhận thức của nhiều người lại là căn bệnh khi đã tiến triển nặng và gây biến chứng thì dù có điều trị cũng đã muộn.
Những dấu hiệu không nên bỏ qua của đại tràng
Nguy cơ ung thư đại tràng có thể tích lũy theo thời gian và bắt đầu xuất hiện khi kéo dài dai dẳng từ 7-10 năm. Niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng. Một trong các nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng có thể kể đến đó là viêm đại tràng, đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
Theo các chuyên gia, viêm đại tràng tái đi tái lại nếu không được xử lý dứt điểm sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc đại tràng, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, từ đó, tế bào ung thư bắt đầu phát triển.
Từ những dấu hiệu kêu cứu của đại tràng, nếu người bệnh bỏ qua, thì những biến chứng mà họ phải đối mặt sau này tương đối nặng nề.
Đừng chủ quan với những triệu chứng tái đi tái lại của viêm đại tràng, người bệnh chủ động đi khám và có kế hoạch điều trị sớm. Đây là cách bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình và bảo vệ tương lai của con cái, vợ/chồng bạn.
… và những cảnh báo sớm
Nếu đang gặp các dấu hiệu sau, người bệnh hãy cảnh giác với bệnh lý viêm đại tràng:
- Đau bụng: Tình trạng đau bụng ở người mắc viêm đại tràng có thể là các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng dưới bụng kèm theo cảm giác chướng bụng, đầy hơi,...
- Rối loạn đại tiện: Khi đi đại tiện phân có thể rắn hoặc lỏng (không theo một hình dạng nào). Số lần đi đại tiện ở bệnh nhân viêm đại tràng thường nhiều, trong khoảng 2 - 6 lần một ngày. Sau khi đi đại tiện xong, có thể thường có cảm giác mót và muốn đi tiếp.
- Một số trường hợp bị viêm đại tràng có xuất hiện triệu chứng ra máu tươi và chất nhầy kèm theo phân.
- Người mắc viêm đại tràng có thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, cân nặng sụt giảm nhanh chóng. Nhiều người đang trong độ tuổi “sung sức” vì mải làm việc nên thường bỏ qua các dấu hiệu này.
- Khi ăn đồ ăn nóng, tái (sống) người bệnh viêm đại tràng xuất hiện triệu chứng đau bụng và đi đại tiện thường xuyên, khiến người bệnh bị mất nước.
Triệu chứng của viêm đại tràng có xu hướng tái – phát thuyên giảm liên tục. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ cảm thấy đôi lúc những dấu hiệu như dịu đi, có khi lại trở nên tồi tệ hơn. Tình trạng này xảy ra ở mỗi người bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, liệu trình điều trị cũng sẽ có điểm khác biệt ở mỗi cá nhân, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh đã phát triển đến.
Người bệnh cần làm gì khi bị viêm đại tràng?
Khi có các dấu hiệu, triệu chứng của viêm đại tràng, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa của các cơ sở y tế để các chuyên gia thông qua thăm khám và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng có thể kết luận chính xác bệnh và mức độ, tình trạng bệnh.
Một số xét nghiệm thường được chỉ định trong chẩn đoán viêm đại tràng bao gồm:
- Xét nghiệm máu: giúp đánh giá tình trạng thiếu máu gây ra do tình trạng viêm nhiễm hay chảy máu đại tràng (nếu có).
- Xét nghiệm mẫu phân: Phương pháp xét nghiệm viêm đại tràng này giúp loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn, siêu vi hay kí sinh trùng gây ra. Hiện diện bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán bệnh.
- Nội soi đại tràng: Phát hiện dấu hiệu của viêm loét đại tràng.
- Chụp X-quang: Kiểm tra tổn thương ở vùng bụng và các cơ quan lân cận để loại trừ các nguyên nhân gây triệu chứng khác ngoài viêm đại tràng.
- Chụp CT: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện CT để xác định được các biến chứng nếu có.
Phương pháp điều trị bệnh
Căn cứ kết quả chẩn đoán đã có, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, việc dùng thuốc trong điều trị viêm đại tràng cần cân nhắc tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tùy theo các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, các bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để chống nhiễm trùng, chống nhiễm nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau và chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn...
Người bệnh có thể cân nhắc dùng các thuốc thảo dược được cấp phép điều trị để làm ổn định công năng đại tràng, từ từ nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, bệnh dần dần tiến triển.
Theo các bác sĩ y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc đông y, thảo dược điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, nổi bật nhất phải kể tới 2 bài thuốc cổ phương nghìn năm tuổi “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử”. Đây là hai bài thuốc cổ phương rất nổi tiếng gồm các thành phần quý như Mộc hương, Hoàng đằng, Bạch truật, Bạch thược, Hoài sơn.. Hai bài thuốc này khi được phối hợp sẽ vừa có tác dụng tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.
Theo suckhoedoisong
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389