Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có xu hướng ăn ít hơn, khó ăn hơn và kén ăn hơn nên dễ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe, kiểm soát bệnh tốt hơn.
Tăng cường đạm và chất béo
Sử dụng các chất béo có lợi cho bệnh nhân bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...), các loại nội tạng động vật…
Đối với các chất béo có chứa cholesterol (trứng, phủ tạng, mỡ động vật...) không nên dùng quá 300mg/ngày.
Tăng cường chất đạm từ thịt, trứng... để cung cấp năng lượng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Người bệnh nên ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E giúp tăng cường các yếu tố dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trung bình, bệnh nhân cần lượng xơ 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả).
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên uống nhiều nước
Điều này rất quan trọng với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng (trung bình khoảng 2 - 3 lít/ngày).
Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người bệnh không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
Uống nhiều nước giúp hạn chế tình trạng táo bón ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các thực phẩm nên tránh
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389