Tăng đường huyết làm suy yếu hệ miễn dịch và gây nhiều biến chứng tim mạch, tăng huyết áp, suy thận… Điều này khiến cho người bệnh đái tháo đường nhiễm COVID-19 dễ bị biến chứng nặng và tử vong. Chính vì vậy, kiểm soát đường huyết tốt và ổn định có vai trò rất quan trọng…
Biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột và tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân như: Hôn mê tăng đường máu, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu...
Biến chứng mạn tính ở các cơ quan như tổn thương võng mạc do đái tháo đường (chỉ phát hiện khi soi đáy mắt), biến chứng thận, tim mạch, huyết áp, chi...
Biến chứng tổn thương thận phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn tính do đái tháo đường ngày càng nhiều.
Tổn thương thần kinh ngoại biên thường gây ảnh hưởng đến hai chi dưới gây tê bì, mất cảm giác, hoại tử. Đây là một trong nguyên nhân dẫn tới chỉ định cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường.
Tổn thương ở tim do đái tháo đường gây ra bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch...
Trong đại dịch, người bệnh tiểu đường mắc COVID-19 dễ bị bệnh nặng và tử vong hơn. Ở bệnh nhân tiểu đường, không kiểm soát tốt lipid máu, trên nền tảng tổn thương nhiều cơ quan dẫn đến bệnh diễn biến nặng, điều trị khó khăn, nguy cơ tử vong nhiều so với người không có bệnh nền.
Cần làm gì để kiểm soát đường huyết trong giai đoạn dịch?
Theo PGS.TS. BS. Đại tá Đoàn Văn Đệ, các liệu pháp để kiểm soát đường máu bao gồm: Kiểm soát chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc.
Có 2 nhóm thuốc chính:
- Nhóm thuốc tiêm: Insulin là hormone tuyến tụy, tiêm trực tiếp vào cơ thể, tác dụng trực tiếp vận chuyển glucose từ ngoại bào vào tế bào.
- Nhóm thuốc điều trị hạ đường máu bằng đường uống. Nhóm này có rất nhiều loại. Các loại thuốc có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp.
Trong thực trạng đại dịch, đặc biệt ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, việc áp dụng giãn cách hạn chế đi lại làm người bệnh khó tiếp cận dịch vụ y tế thông thường. Giãn cách kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ bệnh nhân lo lắng quá mức, ảnh hưởng tới chế độ sinh hoạt, chấp hành khuyến cáo của các nhà chuyên môn về nội tiết đái tháo đường. Có thể bệnh nhân tự động giảm liều để tiết kiệm, vì lượng thuốc dự trữ trước phong tỏa không đầy đủ, việc đi ra ngoài cũng khó khăn. Giảm liều hoặc dừng liều đột ngột làm tăng nguy cơ tăng đường máu dẫn đến nguy cơ hôn mê do tăng đường máu.
Bệnh nhân do không được ra ngoài tập luyện nên có thể tự động tăng liều thuốc lên, đó là một sai lầm.
PGS.TS. BS. Đại tá Đoàn Văn Đệ khuyến cáo, trong thời gian giãn cách, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ kiểm soát chế độ ăn, luyện tập, nếu không đi ra ngoài có thể tập thể dục trong nhà các động tác thông thường như hít thở…
Cần dùng thuốc đúng, đủ liều, đúng phác đồ, không được bỏ thuốc và không tự động điều chỉnh liều thuốc.
Nên có test kiểm tra đường máu. Thông thường có máy đo cá nhân, nên thử 1 lần/tuần, còn bình thường là 2-3 lần/tuần.
Người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm virus. Khi đã nhiễm virus thường có biến chứng nặng và dễ tử vong hơn. Do đó, thực hiện 5K là rất quan trọng: Đeo khẩu trang tránh giọt bắn từ người xung quanh; giữ khoảng cách 2 m đảm bảo giọt bắn không thể rơi vào hoặc hít vào; không tụ tập đông người; khử khuẩn rất quan trọng như rửa tay hàng ngày, dùng rửa tay khô.
Các vật dụng như điện thoại, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang rất nhiều người tiếp xúc, các giọt bắn có thể bám trên đó. Đối với mọi người đã quan trọng, nhưng với người bệnh tiểu đường lại càng quan trọng hơn. Vì vậy, cần nhận thức rõ thông điệp 5K để bảo vệ bản thân.
Theo Suckhoedoisong
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389