Sỏi túi mật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến nguy hiểm như viêm phúc mạc, viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm trùng đường mật... thậm chí là ung thư túi mật.
Một người bệnh ở Phú Thọ xuất hiện tình trạng đau hạ sườn phải và nôn ói. Đi khám, được chẩn đoán bị viêm túi mật do sỏi. Bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi, cắt bỏ túi mật. Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra được hơn 80 viên sỏi.
Các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi mật
TS. BS Đặng Quốc Ái (Khoa Ngoại tổng hợp - BV E Trung ương) cho biết: Sỏi túi mật là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Các yếu tố nguy cơ dễ gây hình thành sỏi mật gồm nhiễm trùng đường mật, giun chui ống mật, người bị béo phì, người lớn tuổi, người bị bệnh đái tháo đường, uống thuốc tránh thai…
Có hai loại sỏi mật là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là do lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, vượt quá khả năng hòa tan của muối mật. 20% còn lại có thể gặp sỏi sắc tố mật liên quan đến nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin.
Sỏi cholesterol gặp nhiểu trong chế độ ăn hiện đại.
Trước đây đời sống còn nhiều khó khăn, nguyên nhân gây sỏi mật là ký sinh trùng. Các loại giun chui vào trong túi mật chết trong đó xác đọng lại thành các sỏi mật.
Tuy nhiên, nguy cơ sỏi mật do ký sinh trùng càng ngày càng ít, do người dân đã biết tẩy giun định kỳ, ăn chín uống sôi. Hiện nay, sỏi mật do cholesterol lại thường gặp hơn do chế độ ăn nhiều chất béo và lối sống hạn chế vận động…
Sỏi mật có thể lên đến hàng trăm viên. Phần lớn người bệnh chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm các bệnh khác.
Triệu chứng thường gặp và biến chứng
Theo TS. Ái, các triệu chứng thường gặp của sỏi mật là đau, sốt, vàng da.
Tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau. Khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải theo từng cơn.
Nếu sỏi trong gan hoặc ống mật chủ, người bệnh đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị.
Các cơn đau xuất hiện nhiều và liên tục và thường gặp sau khi ăn no, ăn bữa ăn giàu chất béo, hoặc đau về đêm.
Vì các cơn đau âm ỉ nên nhiều người cố chịu đựng, khi đến giai đoạn biến chứng sẽ có hiện tượng bị vàng da, bởi vì lúc này sỏi gây tắc một phần hoặc hoàn toàn đường mật, gây đau mạnh ở hạ sườn phải cần cấp cứu ngay.
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389