Bệnh nhân luôn có cảm giác nóng rát miệng, khó chịu ở niêm mạc miệng, nhưng kiểm tra những vùng này lại không phát hiện thấy bất thường hay tổn thương thực thể. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?
1. Nóng rát miệng do đâu?
Hội chứng nóng rát miệng là thuật ngữ để chỉ tình trạng gây ra cảm giác nóng rát trong miệng hay còn gọi là rối loạn cảm giác miệng. Cảm giác này có thể phát triển đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng. Thông thường biểu hiện ở lưỡi, khẩu cái cứng và niêm mạc phía trong môi dưới. Đây là một rối loạn hiếm gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, chủ yếu ở phụ nữ sau mãn kinh, độ tuổi từ 50 -70 tuổi (chiếm 18-33% số phụ nữ).
Theo nghiên cứu, hội chứng nóng rát miệng ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số. Hội chứng này có thể xảy ra ở cả phụ nữ và nam giới, nhưng phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng nóng rát miệng cao gấp 7 lần nam giới. Tuy không phải là một tình trạng cấp cứu, nhưng hội chứng nóng rát miệng gây khó chịu cho bệnh nhân, kéo dài lâu sẽ làm tăng sự phiền muộn, lo âu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây hội chứng nóng rát miệng
- Hội chứng nóng rát miệng nguyên phát: Nếu nóng rát miệng không phải do một bệnh lý nào đó thì nó được gọi là nguyên phát hay hội chứng nóng rát miệng vô căn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hội chứng nóng rát miệng nguyên phát là do tổn thương các dây thần kinh kiểm soát cơn đau và vị giác (dây V, dây VII).
- Hội chứng nóng rát miệng thứ phát: Là trường hợp nóng rát miệng khởi phát sau một bệnh lý nào đó. Điều trị khỏi bệnh lý này sẽ làm thuyên giảm hội chứng nóng rát miệng. Các nguyên nhân phổ biến của hội chứng nóng rát miệng thứ phát có thể bao gồm: Thay đổi nội tiết tố (chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến phụ nữ sau mãn kinh hoặc bệnh lý tuyến giáp).
- Rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, dị ứng với các sản phẩm nha khoa, vật liệu nha khoa (thường là kim loại) hoặc thực phẩm… cũng gây ra tình trạng nóng rát miệng.
- Khô miệng, có thể do rối loạn (chẳng hạn như hội chứng Sjogren) và các phương pháp điều trị (chẳng hạn như một số loại thuốc và xạ trị)… hay những người đang dùng một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp loại ức chế men chuyển angiotensin, thuốc lợi tiểu… cũng có nguy cơ mắc hội chứng nóng rát miệng.
- Thiếu hụt dinh dưỡng như hàm lượng vitamin B12 hoặc sắt thấp; Nhiễm trùng miệng chẳng hạn như nấm miệng, tưa lưỡi; Trào ngược dạ dày - thực quản. Yếu tố tâm lý chẳng hạn như lo lắng, căng thẳng… có thể gây ra nguyên nhân tình trạng trên.
Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ bao gồm:
+ Người đang có các vấn đề về đường tiêu hoá, các bệnh về tiết niệu, sinh dục.
+ Người mắc bệnh lý rối loạn chức năng cảm giác, tự chủ của dây thần kinh sợi nhỏ (sợi cảm giác đau chói, cảm giác bỏng rát), đồng thời kèm theo các rối loạn thần kinh trung ương.
+ Đang dùng một số loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp loại ức chế men chuyển Angiotensin, thuốc lợi tiểu.
+ Sau cai nghiện thuốc lá…. cũng dễ mắc hội chứng nóng rát miệng.
3. Biểu hiện của hội chứng nóng rát miệng
- Người bệnh thường đến khám vì bệnh nhân luôn có cảm giác nóng rát, khó chịu ở niêm mạc miệng, tuy nhiên, khi kiểm tra những vùng này lại không phát hiện thấy bất thường hay tổn thương thực thể.
- Các biểu hiện thường gặp là: Cảm giác nóng, rát, đau miệng là triệu chứng chính hoặc ngứa ran như kiến bò hay tê ở trong miệng. Cảm giác này có thể phát triển đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng. Hội chứng nóng rát miệng thường biểu hiện ở lưỡi, khẩu cái cứng và niêm mạc phía trong môi dưới.
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389