Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người
Ngày 07/10/2021 09:18 | Lượt xem: 301

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh tiêu hoá phổ biến, có xu hướng ngày càng tăng. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng không có thương tổn về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột (không u, không viêm loét…). 

Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng.

 Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là điều kiện thuận lợi để khởi phát hội chứng ruột kích thích như:

- Tình trạng căng thẳng thần kinh, suy nghĩ lo âu quá nhiều;

- Một số loại đồ ăn không phù hợp (tuỳ theo cơ địa của từng người);

- Một số yếu tố khác như: Nhiễm khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh kéo dài, thay đổi thời tiết, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt…

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Ảnh 1.

Hình ảnh hội chứng ruột kích thích.

Những trường hợp có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích: 

- Những người dưới tuổi 45; 

- Người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định; 

- Nữ giới có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới hai lần. 

- Có tiền sử trong gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá.

Đau bụngThường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ, tức nặng dọc khung đại tràng.

Rối loạn tiêu hoá: Phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…

Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ , khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Ảnh 3.

Đau bụng và rối loạn tiêu hoá là dấu hiệu chính của hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh cần làm gì khi có tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hoá?

Khi có triệu chứng hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt khi rối loạn tiêu hoá đi kèm các triệu chứng báo động như: sút cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu, đại tiện máu… Khi đó người bệnh cần đi khám ngay, vì rất có thể đây là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng.

Rối loạn tiêu hoá xảy ra ở người trên 50 tuổi; Các triệu chứng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, xuất hiện liên tục (Trong khi hội chứng ruột kích thích thường là rối loạn kéo dài, dai dẳng, từng đợt); Tiền sử trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng… cũng là các yếu tố nguy cơ mà người bệnh cần đi khám sớm.

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

*Nội soi đại trực tràng

Đến nay nội soi đại trực tràng ống mềm được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng, đặc biệt là các khối u, ung thư, tổn thương viêm loét, chảy máu. Qua nội soi giúp thầy thuốc có nhiều thông tin:

+ Phát hiện các tổn thương bệnh lý đại trực tràng: viêm, polyp, ung thư…

+ Qua nội soi có thể sinh thiết tổn thương làm xét nghiệm tế bào giúp chẩn đoán xác định bệnh

+ Nội soi điều trị: cắt polyp qua nội soi, cầm máu qua nội soi…

*Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng có thể giúp phát hiện các khối u, tình trạng viêm nhiễm có thể là nguyên nhân gây đau bụng.

*Xét nghiệm phân 

Trong một số trường hợp có thể xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng, vi khuẩn phục vụ cho chẩn đoán và điều trị

Bệnh nhân cần lưu ý: Tuyệt đối không tự chẩn đoán và dùng thuốc khi chưa được đi khám để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm trước khi điều trị hội chứng ruột kích thích.

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Ảnh 4.

Nội soi chẩn đoán bệnh.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Do hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng, nguyên nhân chưa rõ ràng, do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu bao gồm: 

*Điều chỉnh chế độ ăn

- Tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hoá: Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt nhất là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.

- Loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi: Nếu tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như thức uống có gas, rau củ như bắp cải…

- Loại bỏ gluten: Một số trường hợp người bệnh không dung nạp Gluten sẽ bị tiêu chảy đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen). 

- Không sử dụng các chất kích thích, cafe, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

*Thay đổi lối sống

- Thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 

- Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá. 

- Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài. Nhiều bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể thấy các triệu chứng thường trầm trọng hơn hoặc dễ tái phát trong những thời điểm bản thân có nhiều lo âu, căng thẳng. 

- Tập thể dục đều đặn để rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe.

*Dùng thuốc

- Để điều trị hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: Thuốc chống co thắt, chống táo bón, chống tiêu chảy, thuốc an thần...

- Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng một số loại kháng sinh đường ruột.

Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Ảnh 6.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng và điều trị hội chứng ruột kích thích.

 Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích 

Một số biện pháp sau góp phần làm giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Cụ thể:

*Có chế độ ăn uống hợp lý

-  Nên ăn vào thời gian cố định trong ngày, không bỏ bữa.

- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả.

- Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, bơ, sữa…

- Tránh các thực phẩm không phù hợp (tuỳ cơ địa từng người).

- Uống đủ nước: Trung bình khoảng 2lít/ngày cho người trưởng thành. Tránh các đồ uống có gas và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

* Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường và có thể giúp cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp.

*Tránh căng thẳng, stress

Căng thẳng, lo lắng cũng là một yếu tố khởi phát hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, để giảm nguy cơ này, chúng ta nên tập kiểm soát cảm xúc, không để bị trầm cảm, căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua google bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua twitter bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua MySpace bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua LinkedIn bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua stumbleupon bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua icio bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua digg bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người Chia sẽ qua yahoo bài: Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích - Nỗi phiền toái khó nói của rất nhiều người

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP