Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm
Ngày 11/10/2021 09:33 | Lượt xem: 339

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là rối loạn hô hấp trên liên quan đến giấc ngủ hay gặp nhất. Đặc trưng bởi sự xẹp tái diễn đường hô hấp trên trong khi ngủ. Hội chứng này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và những hậu quả của nó ngày càng trở nên nguy hiểm.

 

Để hiểu rõ thêm về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ, mời bạn đọc tham khảo bài viết của  TS.BS.Phạm Thị Bích Thủy - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương về vấn đề này.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

TS.BS. Phạm Thị Bích Thủy.

1. Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngừng thở khi ngủ được xác định là sự xuất hiện các cơn ngừng thở và giảm thở tái diễn do tắc nghẽn đường hô hấp trên trong khi ngủ.

Khi ngừng thở, nồng độ oxy máu giảm, nồng độ cacbonic trong máu tăng, gây kích thích phản xạ thở trở lại. Trong lúc đó, bệnh nhân tỉnh trở lại làm các cơ vùng hầu họng co lại làm đường thở được mở rộng giúp sự hô hấp lại trở lại. Sau đó, giấc ngủ trở lại sâu hơn làm các cơ giãn ra gây tiếng ngáy rít và ngừng thở do tắc nghẽn đường thở. 

Quá trình này được lặp đi lặp lại trong giấc ngủ, gây ra tiếng ngáy và những cơn ngừng thở làm người bệnh hay thức giấc, ngủ không sâu.

Trong đa ký giấc ngủ (xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ) thì xác định cơn ngừng thở khi thỏa mãn có giảm 30% biên độ đường tín hiệu dòng thở qua qua mũi so với biên độ đường cơ bản trước khi xảy ra sự kiện. Thời gian của sự giảm biên độ nói trên kéo dài ít nhất 10 giây. Có sự giảm từ 3% trở lên độ bão hòa oxy máu so với độ bão hòa oxy máu nền trước đó hoặc sự kiện đi kèm khi thức giấc.

Theo Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM)
Một người được xác định cơn ngừng thở khi: Có giảm 90% biên độ đường ghi tín hiệu của cảm biến so với biên độ đường cơ bản trước khi xảy ra sự kiện. Thời gian của sự giảm biên độ nói trên kéo dài ít nhất là 10 giây.

2. Nguyên nhân của hội chứng ngừng thở khi ngủ

Nguyên nhân của hội chứng ngừng thở khi ngủ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cấu trúc giải phẫu đường hô hấp trên, sinh lý và sinh lý bệnh với các cơ chế tạo ra sự bất ổn của đường thở trong khi ngủ. 

Hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn ở vùng hầu họng do các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như: lưỡi, amidan đáy lưỡi, amidan khẩu cái, vòm khẩu cái mềm, lưỡi gà, được các cơ vùng hầu họng nâng đỡ. Khi ngủ say, các cơ này giãn ra gây tắc nghẽn đường thở gây ngừng thở. 

Một loạt các rối loạn chứa năng hầu họng được tìm thấy trên những bệnh nhân có hội chứng tắc ngẽn ngừng thở khi ngủ. Do đó, việc xác định vị trí tắc nghẽn và mức độ nghiêm trọng của nó ở những bệnh nhân này là vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm và xác định phương pháp điều trị, nhất là phải có kế hoạch hợp lý trong phẫu thuật.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 2.

Hình ảnh hội chứng ngừng thở khi ngủ.

3. Phân loại ngừng thở khi ngủ 

Ngừng thở khi ngủ gồm 3 loại, đó là: 

- Ngừng đường thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên nhưng cử động ngực bụng vẫn bình thường. Đây là loại hay gặp nhất, chiếm trên 80%.

- Ngừng thở trung tâm: là biểu hiện sự ngừng hoạt động điều khiển của trung tâm hô hấp, luồng không khí qua mũi miệng ngừng lại và không có cử động lồng ngực và bụng, thường do bệnh lý ở thần kinh trung ương. Đây là loại ít gặp nhất.

- Loại hỗn hợp: là sự phối hợp 2 loại trên, chiếm 15%.

4. Ai dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ?

- Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi trung niên. Nam gặp nhiều hơn nữ. 

- Hội chứng này cũng dễ xảy ra ở những người béo phì, cổ ngắn, người có bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên như amidan khẩu cái hoặc amidan đáy lưỡi quá phát, phì đại lưỡi gà, màn hầu, khẩu cái mềm, hàm ra sau hoặc nhỏ, lưỡi dày hoặc quá to.

- Ngoài ra, những người trong gia đình có người mắc hội chứng này, người có tiền sử nghiện rượu, bia, người bị bệnh đái tháo đường, suy giáp… cũng là những yếu tố gây xuất hiện hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 3.

Người béo phì dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ.

5. Những biến chứng nguy hiểm

- Biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngừng thở khi ngủ mà người bệnh phải đối mặt là khi lượng oxy trong máu giảm đột ngột, gây tăng áp cho hệ tuần hoàn và tim gây biến chứng đột quỵ, suy tim, hồi máu cơ tim…

- Ngoài ra, việc hạn chế trong giấc ngủ làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, dễ bị kích động, lái xe thiếu tập trung quan sát nên dễ gây tai nạn giao thông, rất nguy hiểm.

- Hậu quả của hội chứng ngừng thở khi ngủ còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng, hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh rất khó tập trung, có cảm giác mơ màng, đau đầu, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục…

Hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 4.

Hậu quả của hội chứng ngừng thở khi ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, khó tập trung khi lái xe, dễ gây tai nạn giao thông.

6. Chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ

Dấu hiệu chỉ điểm hay gặp là người nhà bệnh nhân hoặc những người sống cùng thường phàn nàn là bệnh nhân ngáy to hoặc phì phò, thở hổn hển kéo theo những cơn ngừng thở.

- Để chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ cần phải khai thác kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng cẩn thận và các yếu tố nguy cơ. 

- Bệnh nhân ngáy to hoặc phì phò, thở hổn hển kéo theo những cơn ngừng thở. Bệnh nhân bị kéo dài nhiều năm và họ có thể quan sát thấy những cơn ngừng thở khi ngủ của bệnh nhân. Tuy nhiên, chính bản thân người bệnh lại không biết mình ngủ ngáy và không tự đánh giá được mức độ nguy hiểm của những cơn ngừng thở này.

- Đo đa ký giấc ngủ: Đây là một xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ. Phương pháp này cung cấp đầy đủ các thông tin về giấc ngủ cũng như các rối loạn khác xảy ra trong giấc ngủ như rối loạn hô hấp, ngừng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim, các bất thường về vận động và hành vi… Kết quả đo đa ký giấc ngủ là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là trong chẩn đoán hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ.

Bệnh nhân sẽ được đo đa ký giấc ngủ nếu số lần ngừng thở trên 30 lần/1 đêm thì được đánh giá là có hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn. Dựa vào việc đo đa ký giấc ngủ, bác sĩ sẽ có cơ sở để đánh giá mức độ nặng của bệnh.

- Ngoài ra, những kỹ thuật khác dùng để đánh giá những bất thường của đường hô hấp trên ở những bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ như đánh giá dựa trên những triệu chứng lâm sàng với nghiệm pháp Muller, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, đo đường kính sọ mặt, nội soi đường thở trong giấc ngủ do thuốc gây ra. Đây là những kỹ thuật cao hiện đại giúp người thầy thuốc có những quyết định hợp lý để điều trị cho bệnh nhân.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 5.

Đo đa ký giấc ngủ chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ.

7. Phương pháp điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ

- Các biện pháp đơn giản

Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, với mức độ khó thở được đánh giá là chưa rõ rệt, những biện pháp hỗ trợ điều trị được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và tương đối có hiệu quả như:

+ Thay đổi lối sống: Thực hiện lối sống lành mạnh, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. 

+ Từ bỏ các thói quen có hại: Không uống rượu bia, không hút thuốc lá. Không lạm dụng thuốc an thần gây ngủ.

+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng. 

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Giảm cân nếu có béo phì.

Cần lưu ý: Để thực hiện những phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, nỗ lực thực sự và ý thức rõ rệt mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. 

- Phương pháp thở áp lực dương liên tục khi ngủ 

Đánh giá phương pháp thở áp lực dương liên tục khi ngủ đã được nghiên cứu và áp dụng cho thấy hiệu quả rõ rệt các triệu chứng lâm sàng, chỉ số ngừng thở, giảm thở trong giấc ngủ. 

Với những trường hợp áp dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ mang một mặt nạ nối với máy thở CPAP. Máy CPAP sẽ thổi không khí từ máy nén vào trong mặt nạ bệnh nhân đang đeo làm cho đường thở mở rộng trong khi ngủ. Điều này giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở. 

Phương pháp thở máy CPAP có hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc tuân thủ điều trị là vấn đề cần đánh giá lại. Vì trên thực tế, nhiều bệnh nhân thường không tuân thủ việc đeo mặt nạ khi ngủ vì khiến họ cảm thấy khó chịu.

- Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm mục đích mở rộng đường thở, hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong khi ngủ như cắt bỏ một phần khẩu cái mềm, lưỡi gà, cắt Amidan… 

Các phương pháp phẫu thuật điều trị liên quan đến những bất thường đường hô hấp trên ngày càng khẳng định vai trò hợp lý cũng như tính hiệu quả để can thiệp trên những bệnh nhân có những bất thường giải phẫu rõ ràng. 

Một số bệnh nhân cũng cần được chỉ định phẫu thuật ngay lập tức khi có những đánh giá về mức độ tắc nghẽn đường thở khi ngủ ở mức độ nặng bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm - Ảnh 6.

Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ nên đi khám chuyên khoa để có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Tóm lại, hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp chủ động làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: có lối sống lành mạnh; ăn uống đủ chất; hạn chế tối đa uống rượu, bia; không hút thuốc lá; tập luyện đều đặn, giữ cân nặng hợp lý… thì chúng ta không nên chủ quan. 

Khi bản thân phát hiện thấy mình có triệu chứng bệnh, hoặc khi người thân hoặc những người xung quanh phản ánh những dấu hiệu có thể mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua google bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua twitter bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua MySpace bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua LinkedIn bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua stumbleupon bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua icio bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua digg bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua yahoo bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua yahoo bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua yahoo bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm Chia sẽ qua yahoo bài: Nhóm người dễ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những biến chứng nguy hiểm

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP