Mùa lạnh với các đợt không khí lạnh giá rét tràn về, đặc biệt tác động tiêu cực lên trái tim. Không ai có thể dự báo chính xác khi nào một cơn đột quỵ sẽ xảy ra, nhưng biết được mức độ nguy cơ đột quỵ có thể giúp điều chỉnh một số yếu tố nguy cơ, phòng ngừa đột quỵ.
1. Suy giảm rõ khả năng tự chăm sóc bản thân một cách độc lập
Đây là một bài tự kiểm tra dễ làm nhưng có giá trị nhất định, vì giúp xác định xem bạn có thể tham gia tự chăm sóc bản thân thường xuyên, thực hiện được hay không. Bạn tự xem có thực hiện các công việc như mặc quần áo, đánh răng, tắm rửa, tự chăm sóc vệ sinh cá nhân và tự ăn uống.
Nếu khả năng của bạn bị suy giảm rõ để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản hàng ngày vừa nêu một cách độc lập, phải xem là một yếu tố dự báo đột quỵ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ, nếu nhận thấy bạn hoặc người thân của bạn đang dần mất khả năng tự chăm sóc bản thân một cách độc lập trong thời gian gần đây.
2. Không thể đi bộ tốc độ nhanh, chỉ có thể đi chậm hoặc rất chậm
Nhận biết nguy cơ đột quỵ sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn.
Đây là một bài tự kiểm tra quá dễ nhận biết nhưng có giá trị rất cao giúp dự báo đột quỵ. Một nghiên cứu khoa học từ Đại học Y khoa Albert Einstein đã xem xét tốc độ đi bộ của 13.000 phụ nữ cho thấy những người có tốc độ đi bộ chậm nhất có nguy cơ đột quỵ cao hơn 67% so với những người có tốc độ đi bộ nhanh nhất.
Tốc độ đi bộ liên quan đến một số yếu tố như sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp của cơ thể, sự thăng bằng và chức năng tim và phổi. Các phép đo cụ thể về đi bộ được thực hiện bởi Đại học Y khoa Albert Einstein đã xác định tốc độ đi bộ nhanh là 1,24 mét / giây, tốc độ đi bộ trung bình là 1,06-1,24 mét / giây và tốc độ đi bộ chậm là chậm hơn 1,06 mét / giây.
Do đó, mặc dù việc tăng tốc đi bộ của bạn chỉ vì mục đích tăng tốc độ tập luyện, nhưng nếu bạn không thể đi bộ nhanh theo ý muốn, mà chỉ có thể thực hiện đi bộ chậm hoặc rất chậm là một dấu hiệu "báo động đỏ" có thể cho thấy nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn.
3. Tự đứng trên một chân không quá 20 giây
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã công bố kết quả của một nghiên cứu khoa học kết luận rằng khả năng đứng thăng bằng một chân lâu hơn 20 giây là một chỉ số có thể xác định khả năng bị đột quỵ của một người.
Nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành không có thể đứng trên một chân lâu hơn 20 giây có xu hướng có tiền sử đột quỵ im lặng. Đột quỵ im lặng là đột quỵ thường không gây ra các triệu chứng thần kinh rõ ràng, nhưng có thể có các tác động nhẹ hoặc không đáng chú ý như suy giảm khả năng thăng bằng, trí nhớ và khả năng tự chăm sóc bản thân.
4. Tự đo huyết áp và tự đánh giá huyết áp
Đây là một thử nghiệm bạn có thể thực hiện tự đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp điện tử. Hơn 2/3 số người bị đột quỵ bị mắc bệnh tăng huyết áp - được định nghĩa là huyết áp cao hơn 140mmHg / 90 mmHg.
Các hướng dẫn cập nhật gần đây về điều trị tăng huyết áp khuyến nghị huyết áp tâm thu bằng hoặc thấp hơn mục tiêu 120 mmHg. Điều đó chỉ ra rằng, nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp hàng ngày, bạn có thể cần điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được đích mới về huyết áp tối ưu.
Nên đo và theo dõi huyết áp thường xuyên.
5. Tự đánh giá thông qua kiểm tra mức chất béo và đường máu của bạn
Quá nhiều cholesterol, triglyceride và cholesterol LDL có thể dẫn đến bệnh mạch máu và góp phần hình thành các cục máu đông, gây đột quỵ và cơn đau tim. Nếu bạn được thông báo có nồng độ chất béo và cholesterol máu cao, bạn nên biết rằng đây là những kết quả có thể kiểm soát được và bạn có thể giảm nồng độ chất béo của mình thông qua sự kết hợp của chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc giảm chất béo.
Kết quả xét nghiệm glucose và hemoglobin A1c lúc đói có thể được sử dụng để xác định xem bạn có bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường. Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ trong suốt cuộc đời của họ cao hơn gấp 2-3 lần người không mắc bệnh.
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389