Nghỉ ngơi là vũ khí tốt nhất chống lại cơn đau lưng": Đây là 1 trong nhiều quan niệm sai lầm phổ biến nhất xung quanh chứng đau lưng. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về đau lưng để có thể giảm đau và phòng ngừa tốt hơn nhé!
Đột nhiên, một ngày cơn đau lưng làm ta không thể thẳng người lên, cơn đau dường như tấn công thận, và đôi khi lan sang cả đùi. Thống kê cho thấy, ở cả hai giới và ở mọi lứa tuổi, cứ 5 người thì có hơn 4 người, sẽ gặp đau lưng một lần trong cuộc đời.
Đau lưng là một triệu chứng mà nhiều người trong chúng ta có thể gặp phải
Về mặt y học, đau lưng không phải là một bệnh mà là triệu chứng. Bất kỳ cơn đau nào đều là một tín hiệu báo động, nó có thể là dấu hiệu của một hay nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. May mắn thay, trong 97% trường hợp, cơn đau nằm ở phía dưới của cột sống, được xác định là đau thắt lưngthông thường. Do vận động sai tư thế, mang vác quá nặng, tập một môn thể thao không phù hợp hoặc thậm chí do thường xuyên ít vận động...
Nguyên nhân kích hoạt cơn đau thắt lưng không chỉ là một tổn thương có thể xảy ra hoặc một khiếm khuyết giải phẫu của cột sống. Một vài chứng bệnh như cong vẹo cột sống, tật gù, thoái hóa khớp hoặc thoát vị …có thể dẫn tới cơn đau lưng. Các yếu tố nguy cơ như tính nhạy cảm của cá nhân và bối cảnh cá nhân, gia đình, xã hội và nghề nghiệp làm tăng thêm khả năng kích hoạt này.
Làm thế nào để ngăn chặn đau lưng trở thành mãn tính?
Tuy nhiên, chứng đau thắt lưng không được coi thường. Ước tính rằng 7% bệnh nhân, cơn đau cấp tính chuyển thành đau cơ bản và đau thắt lưng sau đó trở thành mãn tính.
Ông Audrey Petit, Giáo sư Bệnh nghề nghiệp tại Bệnh viện Đại học Angers (Pháp), cho biết "đau lưng chắc chắn đã tồn tại kể từ khi con người đứng lên được", do vậy đây không phải là căn bệnh thế kỷ mới lạ, vô cớ. Lối sống ít vận động của cuộc sống hiện đại là một mảnh ghép góp phần vào sự gia tăng của căn bệnh này. Ngày nay, đau thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất năng lực làm việc trước 45 tuổi và là nguyên nhân thứ ba gây ra tàn tật.
"Để cho việc điều trị được hiệu quả, cần bắt đầu từ việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng và có được cách khắc phục kịp thời, phù hợp tránh trở thành chứng đau mãn tính" - Giáo sư François Rannou, chuyên gia bệnh khớp và phục hồi chức năng tại Bệnh viện Cochin (APHP) nhấn mạnh.
Nếu lối sống ít vận động có một phần nguyên nhân, thì cũng chính ở mặt này, có thể tìm ra giải pháp: "Điều trị là vận động!" Bằng chứng khoa học tích lũy trong nhiều năm qua đã chứng minh rằng nghỉ ngơi bất động không phải là phương pháp chữa trị, ngay cả khi nó vẫn được 65% bác sĩ đa khoa kê đơn một cách có hệ thống vào năm 2017 và đó được coi là giải pháp tốt nhất.
Vận động và tập luyện có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa, điều trị đau lưng
Dưới đây là một số quan niệm phổ biến về đau lưng qua phân tích của chuyên gia:
1 - Căng thẳng tâm lý có thể gây đau lưng
Điều này không hoàn toàn đúng. Căng thẳng, stress không gây ra đau lưng. Nhưng khi những cơn đau lưng kéo dài, chính căng thẳng thường là thủ phạm! Sự khó chịu trong công việc, xu hướng nhìn mọi thứ một màu đen, một giai đoạn trầm cảm ... có thể giải thích tại sao chúng ta không thể thoát khỏi chứng đau thắt lưng. Chúng ta càng căng thẳng, stress thì các cơ càng bị co cứng ... và càng đau hơn. Một vòng luẩn quẩn thực sự mà từ đó chúng ta phải thoát ra càng nhanh càng tốt. Thư giãn, thiền, tự thôi miên… là những công cụ tốt để chế ngự căng thẳng.
2– Trọng lượng quá tải sẽ gây áp lực lên đốt sống
Đúng như vậy. Việc có một chiếc bụng quá bự sẽ làm "mất cân bằng trọng tâm, tạo ra chứng võng lưng"- Chuyên gia giải thích. Thừa cân (BMI lớn hơn 25) hoặc béo phì (BMI lớn hơn 30) làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng, ở lưng dưới. Các đĩa đệm có thể bị thoái hóa sớm và gây đau lưng.
3- Đai lưng có thể hữu ích trong điều trị đau lưng
Điều này đúng… nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vào tháng 4 năm 2019, Cơ quan Y tế Cấp cao (HAS) Pháp đã đưa ra khuyến cáo rằng, những chiếc đai lưng "không chứng minh được hiệu quả đối với chứng đau thắt lưng". Và nói thêm rằng có thể xem xét việc đeo chúng chỉ "trong một thời gian ngắn, để hỗ trợ các hoạt động". Trên thực tế, trong giai đoạn đau lưng, đai lưng có thể giúp bệnh nhân di chuyển, vận động nhanh hơn, xóa bỏ nỗi e sợ về cơn đau. Nhưng không nên đeo "phao cứu sinh" này quá 2 đến 3 giờ mỗi ngày, và không được đeo kéo dài, để tránh nguy cơ làm teo các cơ liên quan.
Thuốc lá khiến cho các đĩa đệm cột sống lão hóa sớm
4- Thuốc lá là "chất độc" phá hủy lưng của bạn
Đúng vậy. Với nicotine và 4.000 chất hóa học, thuốc lá không chỉ gây độc cho tim và phổi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị đau thắt lưng mãn tính. Vì hút thuốc lá sẽ đưa chất độc đến các đĩa đệm ngày này qua ngày khác, khiến chúng bị lão hóa sớm. Khiến các đĩa đệm cột sống không còn đóng vai trò giảm xóc một cách hữu hiệu nữa. Bộ não của người hút thuốc cũng sẽ nhạy cảm hơn với cơn đau. Nếu bạn bỏ hút thuốc, những tác động này có thể được đảo ngược.
5- Đau lưng theo tuổi tác là điều bình thường
Điều này không đúng: "Tuổi tác hoàn toàn không là tiền đề để bị đau thắt lưng: lưng không giống như một chiếc xe sẽ mòn và hỏng sau quá trình sử dụng", Éric Bouthier, nhà vật lý trị liệu ở Lyon trấn an. Tất nhiên, 84% dân số sẽ bị ảnh hưởng bởi đau lưng trong cuộc đời của họ, nhưng tần suất của nó không tăng theo độ tuổi.
Điều này chưa chính xác. Các chuyên gia chấn thương chỉnh hình và một số bác sĩ vật lý trị liệu thường sử dụng khái niệm này để giải thích sự can thiệp của họ. Chỉ chấn thương nặng mới có thể di lệch đốt sống, cần phải có sự can thiệp khẩn cấp của bác sĩ phẫu thuật cột sống để ngăn chặn tình trạng liệt nửa người. Ngoài ra, "không có gì có thể di chuyển đốt sống. Điều này may mắn thay, vì vai trò của chúng là bảo vệ tủy sống", giáo sư Rannou giải thích.
7- Thoát vị đĩa đệm luôn rất đau
Điều này không đúng. Cơn đau dữ dội, giống như một "nhát dao", nhưng nó không liên quan đến tất cả các trường hợp thoát vị. Giai đoạn đầu tiên là một vết rách trong đĩa đệm. Khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống, gọi là thoát vị đĩa đệm. Sự đau đớn là khi khối thoát vị gây ra tình trạng viêm nhiễm, vì nó chèn ép vào rễ thần kinh. Khi điều này xảy ra ở nơi không có dây thần kinh, nó có thể không gây chú ý. Và biến mất một cách ngẫu nhiên mà không cảm thấy gì cả.
8- Để tránh bị đau lưng, phải luôn dựng thẳng lưng
Điều này chưa chính xác. "Để tránh đau lưng, không có tư thế nào là lý tưởng". Alexandra Roren, nhà vật lý trị liệu của bệnh viện Cochin cho biết: "Lưng không phải lúc nào cũng có thể được giữ thẳng. Thật nực cười, bởi vì tất cả chúng ta đều có những đường cong một cách tự nhiên. Cơ thể được tạo ra để di chuyển, trong không gian ba chiều".
Giày cao gót không hẳn là thủ phạm gây đau lưng
9 – Giày cao gót không được khuyến khích do làm đau lưng
Điều này không đúng. "Bàn chân không liên quan cái lưng- François Rannou nói. Một nửa số phụ nữ nói rằng họ bị đau nhiều hơn khi đi giày bệt, số còn lại do đi giày cao gót". Các nghiên cứu đã đánh giá tác động của giày cao gót đến độ cong hoặc cơ của lưng đã không tìm thấy chứng cứ nào thuyết phục. Giáo sư Rannou khuyên rằng vấn đề là "phải để dành cho việc đánh giá của mỗi người", với quy tắc thông thường sau: hãy mang những đôi giày phù hợp với hoạt động của mình. Đối với miếng lót chỉnh hình, "cho dù trong phòng ngừa hay chăm sóc, các nghiên cứu cho thấy chúng rất ít hoặc không có hiệu quả đối với chứng đau thắt lưng", chuyên gia chỉ rõ.
10 - Cần phải di chuyển, ngay cả khi bị đau
Đúng vậy. Giáo sư Yves Maugars cảnh báo: "Khi bạn không luyện tập thể thao, các cơ sẽ teo đi". Khi cơ yếu đi, chúng không còn hỗ trợ cột sống đúng cách. "Điều gì đúng với cơ bắp cũng đúng với xương. Để hoạt động tốt, các đĩa đệm cần được hỗ trợ". Vì vậy, nếu đau lưng quá, bạn có thể nằm xuống nghỉ ngơi. Nhưng không quá vài giờ! Bạn cần phải đứng dậy và di chuyển, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tất nhiên nên di chuyển vận động trong khả năng của bản thân.
Theo Suckhoedoisong
PK Đức Tín
Tin tức liên quan
Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389