Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngày 22/11/2021 08:46 | Lượt xem: 334

Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, các khớp có thể bị biến dạng hoặc phá hủy dẫn đến mất khả năng vận động, thậm chí tàn phế.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.

Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm màng hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu… 

Viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp dạng thấp với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 - 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớpdạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 3.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp điển hình do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra.

2. Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn viêm khớp dạng thấp sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.

2.1 Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.

2.2 Giai đoạn 2

Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động. 

2.3 Giai đoạn 3

Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.

2.4 Giai đoạn 4

Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 4.

Đau và sưng khớp là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen không trực tiếp gây bệnh nhưng lại là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

Những người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh càng cao:

Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn. 

Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên.

Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh. 

Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. 

Thừa cân, béo phì: Những người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này cao hơn.

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 5.

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp.

5. Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

5.1 Triệu chứng cơ năng của viêm khớp dạng thấp

Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau.

Tình trạng cứng khớp buổi sáng: Thường kéo dài trên 1 giờ

Mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đợt tiến triển bệnh.

5.2 Triệu chứng thực thể tại khớp

Sưng, đau, nóng tại các khớp, ít khi tấy đỏ. Sưng có thể là do sưng phần mềm hoặc do tràn dịch khớp. Thường viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm hay gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân. Nếu bệnh nhân có viêm cột sống cổ thường là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh, có thể xuất hiện bán trật khớp đội trục gây chèn ép tủy cổ.

Nếu không được điều trị sớm, đầy đủ, người bệnh sẽ bị dính và biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Các kiểu biến dạng thường gặp gồm có: bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thợ thùa khuyết, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay...

5.3 Triệu chứng ngoài khớp

Hạt thấp dưới da: Tỉ lệ gặp là 10-15%, thường ở dưới da vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, tiến triển bệnh nhanh, thể huyết thanh dương tính. Tuy nhiên thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam ít có hạt thấp dưới da. Đặc điểm những hạt này có mật độ chắc, thường gắn dính với màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2 cm, đứng thành từng đám.

Tổn thương mắt: Thường viêm khô kết mạc, một phần trong hội chứng Sjogren. Có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng

Tổn thương phổi: Nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi cũng có thể gặp

Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.

Hội chứng Felty: Giảm bạch cầu hạt, lách to, nhiễm khuẩn tái phát, hội chứng Sjogren, thường là biểu hiện toàn thân, đang tiến triển.

Hiếm gặp tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý có tỷ lệ tàn phế cao do tình trạng phá hủy khớp gây nên nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Do đó, việc nhận biết bệnh sớm là điều vô cùng quan trọng. Cần chú ý theo dõi cơ thể của mình và chủ động tới các cơ sở y tế để được thăm khám thường xuyên và được tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

6. Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Loãng xương: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.

Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.

Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.

Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.

Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.

Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.

Bệnh phổi: Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở.

Ung thư hạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng cao bị ung thư hạch, một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 8.

Khi có biểu hiện mắc viêm khớp dạng thấp, cần đi khám để được điều trị sớm.

7. Điều trị viêm khớp dạng thấp

Trên thực tế, viêm khớp dạng thấp không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc chú trọng điều trị tích cực sớm có thể làm ngừng hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Những phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:

  • Giảm viêm ở các khớp bị tổn thương
  • Xoa dịu và giảm bớt các cơn đau nhức
  • Giảm thiểu rủi ro khớp bị suy giảm chức năng hoạt động hoặc bị biến dạng
  • Ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp

7.1. Thuốc điều trị

Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và những triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ kê các loại thuốc tương ứng, giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.

7.2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và giúp quá trình phục hồi sau điều trị diễn ra nhanh hơn. Có thể tham khảo một trong số các cách thực hiện vật lý trị liệu dưới đây:

  • Giảm đau bằng thủy lực
  • Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt
  • Ngâm nước nóng, tắm suối khoáng

7.3 Phẫu thuật

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân nếu các loại thuốc điều trị không thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Có 4 kiểu phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể được cân nhắc thực hiện là:

Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp màng bao quanh khớp bị viêm, có thể được thực hiện ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.

Phẫu thuật sửa chữa gân: Sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn khỏi tình trạng lỏng và vỡ.

Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp giảm đau, cố định hoặc điều chỉnh khớp.

Thay thế toàn bộ khớp: Loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp, thay thế bằng bộ phận làm bằng nhựa hoặc kim loại.

8. Cách phòng tránh

8.1 Bỏ thuốc lá

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 - 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.

8.2 Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có khả năng tiến triển viêm khớp dạng thấp cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh 9.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.

Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương, một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

8.3 Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường

Theo một số nghiên cứu, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, nếu môi trường làm việc bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ đúng cách.

8.4 Khám và điều trị kịp thời

Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm khớp dạng thấp, cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.

9. Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp

Người bệnh cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu có người thân mắc bệnh này, hãy lưu ý những nguyên tắc sau:

Hiểu tình trạng của người bệnh: Cần hiểu rõ bệnh nhân bị viêm khớp gối, khớp cổ tay hay khớp háng, từ đó mới hỗ trợ được họ một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bị bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cử động bàn tay và chi trên, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo…; trong khi người bị viêm khớp gối rất cần trợ giúp khi đi lại hay lên xuống cầu thang… 

Biết khi nào cần giúp đỡ và khi nào không nên: Hầu hết những người bị bệnh xương khớp đều không muốn phụ thuộc người khác mà cố gắng tự làm hết mọi việc. Vậy nên, không phải lúc nào bạn cũng cần hỗ trợ họ. Hãy khích lệ khi họ tự cầm đũa gắp thức ăn, tự đi bộ vào nhà vệ sinh hay lên cầu thang không cần dìu. Việc gì cảm thấy bản thân không thể tự làm, họ sẽ lên tiếng nhờ bạn giúp đỡ.

Giúp quản lý thuốc: Nếu người thân của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ loại thuốc cần uống cũng như thời gian, liều lượng uống, bạn hãy giúp họ.

Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người hứng thú, thậm chí sợ hãi, khi nghĩ tới việc tập luyện. Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn và hỗ trợ họ thực hiện các bài tập đúng cách. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, họ sẽ cần bạn trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật.

10. Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp

Mặc dù không có chế độ ăn uống nào giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, nhưng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm khá hữu hiệu. Thực đơn gợi ý cho người bệnh gồm có:

  • Nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây
  • Sữa ít béo và protein động vật (có trong thịt gà bỏ da, các loại cá…)
  • Một lượng nhỏ chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng…) và chất béo chuyển hóa (dầu ô liu, các loại cá béo, quả hạch…)

Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.

Nguồn Suckhoecong dong

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua google bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua twitter bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua MySpace bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua LinkedIn bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua stumbleupon bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua icio bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua digg bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP