Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa
Ngày 25/11/2021 10:10 | Lượt xem: 223

Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết có gần 8 trường hợp do bệnh không lây nhiễm.

 

Theo tài liệu gần đây nhất được báo cáo tại Hà Nội về bệnh không lây nhiễm: Ước tính, năm 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó nguyên nhân do bệnh không lây nhiễm chiếm 77% (44% tử vong trước 70 tuổi). Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư.

Bệnh không lây nhiễm là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm: "là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm".

Bệnh không lây nhiễm bao gồm rất nhiều bệnh, nhưng đáng chú ý nhất là 4 loại bệnh chính như sau: 

  • Bệnh tim mạch (như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ), 
  • Ung thư
  • Bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản)
  • Đái tháo đường. 
Kế đến có thể nhắc tới các bệnh lý về thần kinh, tâm thần và các bệnh lý khớp mạn tính.

Một số đặc điểm chính của bệnh không lây: Nguyên nhân phức hợp, nhiều yếu tố nguy cơ, không có nguồn gốc nhiễm trùng, khởi phát từ từ, tiến trình bệnh kéo dài, điều trị dai dẳng và để lại hậu quả với bệnh nhân và xã hội.

Bệnh không lây nhiễm bao gồm rất nhiều bệnh, nhưng đáng chú ý nhất là 4 loại bệnh chính như sau: Bệnh tim mạch , ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường.
 

Bệnh không lây nhiễm bao gồm rất nhiều bệnh, nhưng đáng chú ý nhất là 4 loại bệnh chính trong đó có đái tháo đường.

 
   

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm

Khái niệm yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm nghĩa là các yếu tố (về thói quen sinh hoạt, lối sống, các tác nhân vật lý hay hóa học…) khi xuất hiện sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm hay tử vong do bệnh.

Các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: 

  • Hút thuốc lá (hoặc thuốc lào).
  • Thiếu vận động thể lực.
  • Lạm dụng rượu, bia 
  • Chế độ ăn không hợp lý. 

Đặc biệt tỉ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng báo động ở bệnh nhân trẻ. 

Do sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày nay chúng ta bắt gặp không ít các thanh niên "ngủ ngày cày đêm", gây nên sự đảo lộn của sinh hoạt; kèm theo đó là sự bất hợp lý trong ăn uống với sự gia tăng của các nhà hàng fast food, đồ ăn ngọt, nhiều mỡ, thức uống có ga, có cồn… Tỷ lệ béo phì, cận thị trong giới trẻ cũng đang gióng lên những hồi chuông đáng báo động. Điều này lý giải sự tăng vọt và trẻ hóa của các bệnh lý không lây nhiễm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Về các yếu tố nguy cơ ( YTNC) của bệnh không lây nhiễm, thực ra có rất nhiều, trong đó có những yếu tố không thay đổi được. 4 yếu tố nguy cơ nêu trên, chính là các YTNC có thể thay đổi được. 

Như vậy, để phòng tránh tốt nhất sự xuất hiện của các bệnh không lây nhiễm, chúng ta hãy thực hiện tốt việc giảm thiểu các YTNC này bằng các biện pháp như: Bỏ thuốc lá; tăng cường vận động thể lực, tích cực tham gia thể dục thể thao; hạn chế rượu bia và có chế độ ăn uống hợp lý...

Hạn chế muối, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ xào rán; đồ uống ngọt, có ga; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi… Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh lý không lây nhiễm.

Theo Suckhoedoisong

Pk Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua google bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua twitter bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua MySpace bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua LinkedIn bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua stumbleupon bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua icio bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua digg bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Bệnh không lây nhiễm: Hồi chuông cảnh báo và biện pháp phòng ngừa

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP