Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa
Ngày 11/12/2021 09:27 | Lượt xem: 280

Viêm khớp phản ứng là một dạng bệnh lý về xương khớp, thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Bệnh gây rất nhiều biến chứng khác nhau và khiến người mắc bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

1.Viêm khớp phản ứng là gì? 

Viêm khớp phản ứng được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp vô khuẩn tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục hoặc đường tiêu hoá.

Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp, thường gặp ở các khớp lớn hai chi dưới, cột sống, khớp cùng chậu, viêm các điểm bán gân, viêm dây chằng. Đây là hậu quả của quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm trùng. 

Triệu chứng viêm khớp xảy ra sau nhiễm trùng có thể sau một vài tuần, một vài tháng, hoặc thậm chí một vài năm. Bệnh viêm khớp phản ứng thường không gây hậu quả quá nghiêm trọng, do vậy người bệnh thường hay chủ quan và bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Việc này dẫn đến tình trạng bệnh không được chữa khỏi và diễn biến dai dẳng, làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm khuẩn trong cộng đồng.

photo-1639054543094

Viêm khớp phản ứng là một dạng bệnh lý về xương khớp.

2.Nguyên nhân của viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có vai trò của kháng nguyên HLA B27. 

Có đến 30% - 60% bệnh nhân viêm khớp phản ứng có kháng nguyên HLA- B27, biểu hiện bệnh thường nặng hơn và có xu hướng chuyển thành mạn tính cao hơn ở những người có HLA B27 (+).

Một vài loại vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng, nhất là các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục hoặc đường tiêu hoá, có khoảng 20% các trường hợp viêm khớp phản ứng không tìm thấy nguyên nhân. 

Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường do Salmonelle, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia... 

- Nhiễm trùng đường tiết niệu

- Sinh dục: Thường do Chlamydia Trachomatis 

- Một vài trường hợp viêm khớp phản ứng thấy ở bệnh nhân bị lao hệ thống

- Virus cũng được cho là nguyên nhân của viêm khớp phản ứng như: Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV... 

Một vài trường hợp viêm khớp phản ứng có thể gặp theo sau các tình trạng viêm đường ruột mạn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng

3.Triệu chứng của viêm khớp phản ứng

Triệu chứng lâm sàng của viêm khớp phản ứng thường âm thầm. Thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử viêm nhiễm đường tiết niệu - sinh dục hoặc đường tiêu hóa, hô hấp trước khi có biểu hiện viêm khớp phản ứng.

Tuy nhiên, có khoảng 10% các trường hợp viêm nhiễm thường nhẹ và làm cho bệnh nhân không chú ý đến, nhất là ở nữ giới. Các biểu hiện lâm sàng có thể gặp như sau:

- Biểu hiện toàn thân:

  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Khó chịu
  • Chán ăn
  • Gầy sút

- Biểu hiện ở hệ cơ xương khớp: 

  • Viêm một khớp hoặc vài khớp, không đối xứng, thường gặp các khớp ở chi dưới như: Khớp gối, khớp cổ chân và ngón chân, có thể có biểu hiện ngón chân hình khúc dồi. Ngoài ra, có thể đau tại cột sống, viêm khớp cùng chậu, khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay.
  • Thường kèm theo viêm điểm bám tận của gân cơ, viêm bao gân, nhất là gân gót, gan bàn chân, lồi cầu xương đùi, xương chày. 
  • Viêm khớp tái phát hoặc mạn tính: Biểu hiện viêm khớp ngoại biên tái phát nhiều đợt hoặc viêm khớp cùng chậu, khớp đốt sống mạn tính tiến triển thành bệnh viêm cột sống dính khớp.

− Tổn thương da và niêm mạc: 

+ Có thể gặp các tổn thương da tăng sừng hóa ở lòng bàn tay, bàn chân, da bìu, da đầu giống viêm da trong vẩy nến. 

+ Các tổn thương viêm niêm mạc miệng, lưỡi, viêm bao quy đầu.

+ Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.

− Tổn thương ở mắt: 

+ Bệnh nhân có thể thấy mắt đỏ, sợ ánh sáng và đau nhức vùng hốc mắt. Tổn thương mắt có thể là triệu chứng duy nhất hoặc là triệu chứng đầu tiên của viêm khớp phản ứng. 

+ Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào trước, viêm giác mạc hoặc thậm chí loét giác mạc có thể xảy ra. 

− Các cơ quan khác: Có thể gặp biểu hiện Protein niệu, tiểu máu vi thể và tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân viêm khớp phản ứng.

Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và những lưu ý trong điều trị - Ảnh 5.

Triệu chứng lâm sàng của viêm khớp phản ứng thường âm thầm.

4.Chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Để chẩn đoán xác định viêm khớp phản ứng, các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chẩn đoán. Trong đó cho biết tốc độ lắng máu, CRP, yếu tố bổ thể huyết thanh C3, C4 tăng cao vào giai đoạn đầu của bệnh. 

− Bạch cầu tăng nhẹ, có thể có thiếu máu nhẹ. 

− Yếu tố dạng thấp RF (-). 

− Phân tích nước tiểu có thể có bạch cầu, hồng cầu niệu, Protein niệu.

− Xét nghiệm dịch khớp: Thường biểu hiện viêm cấp không đặc hiệu. Nhuộm Gram và cấy dịch khớp (-). Xét nghiệm này giúp chẩn đoán phân biệt với viêm khớp nhiễm trùng.

− Có thể tìm tác nhân gây bệnh từ phân, dịch tiết ở họng và đường tiết niệu.

− Test huyết thanh chẩn đoán có thể dương tính với Samonella, Campylobacter, Chlamydia....

− Chụp X quang khớp: Khớp viêm trong giai đoạn cấp tính thường không có tổn thương trên X quang. Một số trường hợp mạn tính có thể thấy các tổn thương calci hóa ở các điểm bám gân và/hoặc dây chằng, viêm khớp cùng chậu.

Chụp X quang có thể giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm cột sống dính khớp (được xem là biểu hiện mạn tính của viêm khớp phản ứng).

− Xác định kháng nguyên HLA-B27 có thể (+) 30-60% các trường hợp.

Tuy nhiên, hiện chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh viêm khớp phản ứng nào được thống nhất (ngoại trừ hội chứng Reiter). Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và tiền sử nhiễm khuẩn (chủ yếu là đường tiết niệu - sinh dục, đường tiêu hóa).

5. Chẩn đoán phân biệt viêm khớp phản ứng

Để chẩn đoán xác định viêm khớp phản ứng các bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt với các bệnh

  • Viêm khớp gút cấp; 
  • Viêm khớp nhiễm trùng; 
  • Viêm khớp trong bệnh hệ thống; 
  • Viêm khớp vảy nến; 
  • Viêm khớp không đặc hiệu khác. 

6. Điều trị viêm khớp phản ứng

Để điều trị viêm khớp phản ứng cần dựa trên nguyên tắc sau:

  • Điều trị các tổn thương viêm của hệ cơ xương khớp bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroid. 
  • Điều trị các tổn thương ngoài khớp. 
  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu xác định được nguyên nhân. 
  • Vật lý trị liệu và điều trị phòng ngừa các biến chứng.
Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và những lưu ý trong điều trị - Ảnh 7.

Bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng sẽ hồi phục hoàn toàn sau vài ngày đến vài tuần.

6.1. Điều trị cụ thể:

− Điều trị viêm hệ cơ xương khớp bằng các thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) là chính, một vài trường hợp đặc biệt có thể sử dụng Corticoid tại chỗ hoặc toàn thân (thường rất ít sử dụng). 

− Kháng sinh: Chỉ dùng khi bệnh nhân có bằng chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc tiết niệu - sinh dục.

− Điều trị các tổn thương ngoài khớp nhất là tổn thương mắt bằng Corticoid tại chỗ hoặc toàn thân (cần phải có ý kiến của chuyên khoa có liên quan). 

− Điều trị các biểu hiện viêm khớp mạn tính bằng các thuốc làm thay đổi diễn tiến của bệnh (DMARS).

6.2. Điều trị phòng ngừa:

- Phòng ngừa tổn thương dạ dày - tá tràng do dùng các NSAID bằng thuốc ức chế bơm Proton (Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol...).
- Tập vật lý trị liệu sớm để ngăn ngừa các biến chứng teo cơ, cứng khớp.

 

6.3. Điều trị các tổn thương ngoài khớp:

- Điều trị các tổn thương da tăng sừng bằng cách bôi Corticoid hoặc Acid Salicylic tại chỗ.
- Điều trị các tổn thương da nặng hoặc mạn tính có thể cân nhắc việc dùng các thuốc điều trị như: Methotrexat, Retinoid.
- Tổn thương mắt: Dùng Cortioid tại chỗ. Trong trường hợp nặng gây giảm hoặc mất thị giác thì dùng Cortioid toàn thân hoặc thuốc ức chế miễn dịch (theo chỉ định điều trị của chuyên khoa mắt).

 

Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và những lưu ý trong điều trị - Ảnh 8.

Việc dùng thuốc trong điều trị viêm khớp phản ứng cần tuân thủ đúng theo liệu trình mà bác sĩ đã đưa ra.

7. Bệnh viêm khớp phản ứng có nguy hiểm?

Tiên lượng của bệnh viêm khớp phản ứng nói chung là tốt, đa số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau vài ngày đến vài tuần, có khi kéo dài vài tháng. 

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái phát thành nhiều đợt, viêm tiết niệu - sinh dục, viêm đường tiêu hóa cũng có thể tái diễn. Ở bệnh nhân có HLA-B27 (+) thì tỉ lệ tái phát và tiến triến thành mạn tính thường cao hơn. Có khoảng 15 – 30% tiến triển mạn tính thành viêm cột sống dính khớp.

 

8. Phòng bệnh viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng là một bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, việc vệ sinh phòng ngừa sự lây nhiễm các tác nhân vi khuẩn gây bệnh viêm khớp phản ứng là cần thiết, nhất là các cá nhân và gia đình có kháng nguyên HLA-B27 (+).

Cụ thể phòng tránh bằng cách thực hiện tốt các phương pháp sau:

- Hằng ngày cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là các cơ quan, bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn như đường tiết niệu - sinh dục.

- Cần chủ động bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất: 

  • Tránh các đồ ăn nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn nhanh. 
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe và miễn dịch như rau xanh, hải sản, vitamin và khoáng chất.

- Việc luyện tập thể dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cần có chế độ tập luyện phù hợp và nhịp sinh hoạt cân bằng, lành mạnh.

- Cần quan hệ tình dục an toàn để tránh nguy cơ lây lan các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

- Ngoài ra, việc dùng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị mà bác sĩ đã đưa ra cho từng người bệnh. Tránh lạm dụng kháng sinh, các thuốc giảm đau, chống viêm, đặc biệt là Corticoid.

Bệnh viêm khớp phản ứng không gây ra quá nhiều nguy hại đối với bệnh nhân, nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng sinh hoạt. Vì thế, nếu thấy những dấu hiệu của bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

 

Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và những lưu ý trong điều trị - Ảnh 9.

Tỏi có tác dụng giảm thiểu các cơn đau rất tốt ở người bệnh viêm khớp phản ứng

9. Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh viêm khớp phản ứng

Chăm sóc người bệnh viêm khớp phản ứng nói riêng và viêm khớp nói chung cần chú ý đến thể trạng bệnh nhân, đảm bảo các công tác chăm sóc phục hồi sức khỏe tốt nhất, tăng cường chức năng vận động, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

- Các lưu ý trong chăm sóc người bệnh gồm: 

  • Để bệnh nhân được nghỉ ngơi một cách tốt nhất, tránh tiếng ồn ảnh hưởng. 
  • Tăng cường các bài tập vận động, đặc biệt là có tác động tới các khớp xương bị tổn thương và sưng viêm. 
  • Cần áp dụng các bài tập có khối lượng phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể, hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân có kế hoạch tự tập ở nhà. Có thể nâng cao dần dần mức độ luyện tập để các bài tập có hiệu quả tốt nhất.

- Một số thực phẩm người bị viêm khớp phản ứng nên ăn để hỗ trợ điều trị bệnh:

Người bị viêm khớp phản ứng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả như:

  • Các loại cá béo (cá ngừ, cá thu, cá hồi...) có chứa lượng Omega 3 rất lớn. Trong đó, Omega-3 là hoạt chất rất tốt cho người bị viêm khớp, có tác dụng hạn chế sản sinh Cytokine và Enzym gây hại cho sụn khớp cũng như kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, Omega-3 giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau viêm khớp mỗi ngày. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh nên bổ sung các loại cá biển mỗi ngày, tối thiểu 3 lần mỗi tuần.

 

photo-1639054553704

Cá hồi chứa lượng Omega 3 lớn, rất tốt cho người bệnh viêm khớp phản ứng.

 

  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi như các loại hạt đậu, các loại hạt khô, các loại ngũ cốc nguyên cám, xương, sườn động vật... Bổ sung canxi kịp thời giúp người bệnh có thể giảm thiểu được cường độ và tần suất các cơn đau đáng kể.
  • Tỏi và gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà còn giúp người bị viêm khớp phản ứng giảm thiểu các cơn đau rất tốt. Gừng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt. 
  • Ngoài ra hằng ngày người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại rau củ, hoa quả như các loại rau cải, khoai lang, cà rốt, củ, quả…
Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và những lưu ý trong điều trị - Ảnh 11.

Hoa quả là thực phẩm người bị viêm khớp phản ứng nên tăng cường bổ sung.

  • Các loại cải (rau cải bẹ xanh, cải xoăn… có chứa chất oxy hóa giúp bảo vệ khớp, sụn).
  •  Các loại nấm (nấm hương, mộc nhĩ có chứa chất chống oxy hóa giúp giảm đau xương khớp và chống viêm hiệu quả. 
  • Những loại trái cây người bệnh nên ăn bao gồm: Cam, quýt, chanh, bưởi vì chúng chứa nhiều vitamin C, có công dụng tái tạo xương khớp và kháng viêm rất tốt.

Một số thực phẩm người bị viêm khớp phản ứng cần tránh:

Việc tìm hiểu thông tin về các thực phẩm nên tăng cường bổ sung và thực phẩm cần tránh là vô cùng cần thiết. Người bệnh không nên ăn: 

  • Các loại đồ tái sống hoặc để lâu ngày
  • Không ăn các món ăn được chế biến từ tim, gan, lòng… động vật là các thực phẩm chứa nhiều photpho. 
  • Không sử dụng các chất kích thích: Cà phê, chè, thuốc, rượu… 
  • Các món ăn mặn, đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng cần được tránh, vì chúng gây ảnh hưởng làm phản ứng viêm diễn ra khó kiểm soát và nghiêm trọng hơn.

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua google bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua twitter bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua MySpace bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua LinkedIn bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua stumbleupon bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua icio bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua digg bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm khớp phản ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và những lưu ý trong chăm sóc, phòng ngừa

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP