Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh
Ngày 03/01/2022 07:50 | Lượt xem: 318

Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ xuống thấp. Khi bị viêm mũi xoang cấp, người bệnh phải được điều trị kịp thời, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bệnh kéo dài thành mạn tính hoặc gây biến chứng.

1.Tổng quan về viêm mũi xoang cấp

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm mũi và các xoang cạnh mũi. Do đặc tính giải phẫu lỗ thông ra mũi của các xoang cạnh mũi là rất nhỏ, nếu bị hẹp hoặc tắc nghẽn thì ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và dịch tiết trong lòng xoang. 

Vì thế nếu nhiễm trùng ở hốc mũi thì rất dễ lan vào xoang. Với đặc điểm các lỗ thông và các loại xoang cạnh mũi nằm rất gần nhau, bởi vậy nếu một xoang bị viêm thì có thể lây lan đến các xoang khác rất dễ thành viêm đa xoang.

Phân loại viêm mũi xoang theo thời gian bị viêm gồm các giai đoạn: 

  • Giai đoạn cấp tính là từ 4 tuần trở lại
  • Giai đoạn bán cấp tính là từ 4-12 tuần
  • Giai đoạn mạn tính là trên 12 tuần. 
Các nhà nghiên cứu cũng phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát (lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm mà không có triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính) và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.
Viêm mũi xoang cấp: Thời tiết lạnh phòng và cách điều trị đúng - Ảnh 1.

 
 

2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang 

Có nhiều loại nguyên nhân gây bệnh trong viêm xoang cấp. Trong đó thường gặp các nguyên nhân sau:  

- Nhóm nguyên nhân chính như: Sau cảm cúm (viêm nhiễm virus đường hô hấp trên): Viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cấp tính điển hình thường bắt đầu với viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày. 

Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thông mũi xoang (do phù nề niêm mạc) và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển. Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm Streptococcus Pneumonia, Haemophilus Influenza, và Moraxella Catarrahalis.

- Ngoài ra, các nguyên nhân khác như: 

  • Dị ứng. 
  • Trào ngược dạ dày - thực quản . 
  • Hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…). 
  • Bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng). 
  • VA quá phát. 
  • Chấn thương mũi xoang. 
  • Các khối u vòm mũi họng…. là những nguyên nhân gây viêm xoang mũi cấp.

- Một số bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mũi xoang cấp tính, gồm: 

  • Suy giảm miễn dịch
  • Rối loạn chức năng lông chuyển
  • Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis)…

3. Triệu chứng viêm mũi xoang

Biểu hiện của viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn khi viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc kéo dài hơn 10 ngày chưa khỏi bệnh.

- Các triệu chứng chính thường gặp gồm có: 

  • Người bệnh có cảm giác đau và nhức ở vùng mặt  
  • Sưng và nề vùng mặt 
  • Tắc ngạt mũi 
  • Chảy mũi
  • Dịch đổi mầu hoặc mủ ra mũi sau… 
- Bên cạnh đó người bệnh còn ngửi kém hoặc mất ngửi, có mủ trong hốc mũi, sốt. Ngoài ra còn có kèm theo các triệu chứng phụ: Đau đầu, thở hôi, người mệt mỏi. Đau răng, ho, đau nhức tai.
Viêm mũi xoang cấp: Thời tiết lạnh phòng và cách điều trị đúng - Ảnh 2.

Viêm mũi xoang cấp gây đau nhức ở vùng mặt

4. Chẩn đoán xác định viêm mũi xoang

Sau khi thăm khám các bác sĩ chỉ định soi mũi trước. Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang. Những dấu hiệu có giá trị bao gồm: mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng bướm, sự phù nề, sung huyết… niêm mạc mũi. Đối với viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn, nội soi rất hữu ích cho chẩn đoán và lấy bệnh phẩm từ khe giữa. 

- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là phương pháp đang được lựa chọn trong chẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên hình ảnh trong viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn sẽ không được rõ ràng trừ khi có biến chứng. 

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) của xoang thường ít được thực hiện hơn CT Scanner bởi vì phương pháp này không tạo được hình ảnh xương rõ ràng. Tuy nhiên, MRI thường có thể giúp phân biệt được dịch nhầy còn đọng lại trong xoang với khối u của nhu mô khác dựa trên những đặc điểm đậm độ tín hiệu, mà có thể không phân biệt được trên phim CT Scanner; chính vì vậy, MRI có thể rất có giá trị để phân biệt xoang có khối u với xoang có ứ đọng dịch. MRI cũng là một phương pháp hữu ích khi nghi ngờ có bệnh tích xâm lấn ổ mắt - nội sọ. 

Xét nghiệm không thực sự có giá trị trong việc đánh giá viêm mũi xoang cấp tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm mũi xoang cấp tính cũng cần tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn…

 

5. Phân biệt viêm mũi xoang cấp tính với các bệnh khác 

Cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác gồm có: 

- Đau nhức khớp thái dương hàm: Đau nhức khớp thái dương hàm rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với đau của viêm xoang. Đau nhức khớp thái dương hàm thường gây ảnh hưởng đến trí nhớ, trí tuệ, tinh thần và chất lượng cuộc sống. 

-Đau đầu và đau nửa đầu: Đau đầu và đau nửa đầu có thể rất dễ nhầm lẫn với đau do viêm xoang. Đau nửa đầu có đặc điểm là đau ở một bên và kéo dài từ 4-72 giờ. Sự xuất hiện của những cơn này thường ngắn và đáp ứng với thuốc chữa đau nửa đầu. Cảm giác căng ở vùng trán như đeo đai cùng với đau đầu đặc thù sẽ giảm đi ở những ngày sau đó. 

- Đau răng và đau dây thần kinh số V: Đau răng có thể là do viêm xoang và có thể nhầm với đau do viêm xoang. Đau dây thần kinh số V thường không phổ biến, nhưng có thể gây ra cơn đau nhói kịch phát theo đường đi của dây thần kinh V. Cảm giác này trái với triệu chứng đau kéo dài liên tục của viêm xoang.

- U xoang: U xoang thường không phổ biến, nhưng với tiền sử tắc mũi và chảy máu mũi một bên cần chụp CT Scanner và nội soi mũi. X quang, u xoang được thể hiện ở một bên và xương bị ăn mòn.

Viêm mũi xoang cấp: Thời tiết lạnh phòng và cách điều trị đúng - Ảnh 4.

Nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang.

6. Điều trị viêm mũi xoang 

Nguyên tắc điều trị viêm mũi xoang cấp tính chủ yếu là điều trị nội khoa. Phẫu thuật chỉ đặt ra trong những trường hợp cần thiết.

Tuỳ từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp như: Thuốc kháng sinh không phải lựa chọn trong điều trị viêm mũi xoang cấp nhiễm khuẩn cần phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và cần cân nhắc bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh trong 4-6 tuần gần đây không.

Cùng với liệu pháp kháng sinh toàn thân, điều trị tại mũi là rất cần thiết bằng cách: 

Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương có thể giúp giữ ẩm và làm sạch dịch trong hốc mũi. Xịt thuốc trực tiếp vào mũi có thể làm giảm tiết dịch (ít gây ảnh hưởng đến toàn thân). 

Đối với bệnh nhân dễ bị dị ứng, kiểm soát dị ứng là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của viêm mũi, chính vì vậy có thể ngăn chặn quá trình phát triển thành viêm xoang.

Phẫu thuật xoang được chỉ định khi điều trị nội khoa không kết quả. Tuy nhiên việc này các bác sĩ rất cân nhắc. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu có những bằng chứng về tổn thương niêm mạc hoặc tắc phức hợp lỗ ngách (khi được xác định bằng CT Scanner hoặc khám nội soi) vẫn dai dẳng mặc dù đã điều trị liên tục. Đối với bệnh nhân chắc chắn có các bất thường về giải phẫu mũi xoang có thể cũng phải phẫu thuật. 

7. Biến chứng và tiên lượng viêm mũi xoang

Tiên lượng viêm xoang cấp tính là rất tốt, với ước tính khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh sẽ tự khỏi mà không được chữa trị. Kháng sinh đường uống có thể giảm thời gian bệnh nhân có triệu chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm xoang có thể gây ra một số biến chứng. 

Biến chứng có thể gặp: 

7.1. Viêm nhiễm ổ mắt: Hốc mắt được ngăn cách với xoang sàng bởi xương giấy vốn rất mỏng và dễ bị rạn nứt. Mặt khác hệ thống tĩnh mạch mắt có liên hệ với mạch sàng, bởi vậy nhiễm khuẩn hốc mắt là biến chứng phổ biến nhất của viêm xoang cấp. Tỷ lệ mắc biến chứng của hốc mắt ở trẻ nhỏ thường cao hơn so với ở người lớn. Một số nhiễm khuẩn hốc mắt do biến chứng của viêm xoang là: phù nề, viêm nhiễm ở mi mắt; viêm mô tế bào ổ mắt; viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. 

7.2. Viêm màng não: Viêm màng não thường xảy ra do nhiễm khuẩn từ xoang sàng và xoang bướm. 

7.3. Áp xe ngoài màng cứng: Áp xe ngoài màng cứng là sự tích tụ mủ giữa xương sọ và màng cứng, điển hình liên quan đến viêm xoang trán. Một mặt do viêm nhiễm trực tiếp từ xoang lan rộng, mặt khác theo đường máu, có thể dẫn tới viêm mủ dưới màng cứng và cuối cũng dẫn tới áp xe não. 

7.4. Tắc tĩnh mạch xoang hang: Cục huyết khối nhiễm khuẩn từ mắt có thể chảy về phía sau thông qua hệ tĩnh mạch mắt tới xoang hang, gây ra nhiễm khuẩn, viêm nhiễm và cuối cùng là nghẽn mạch xoang. Bệnh nhân có những triệu chứng ở mắt như: phù kết mạc, đồng tử phản ứng chậm chạp, liệt mắt và mù lòa. 

7.5 Khối sưng phồng của Pott: Nếu viêm nhiễm trong xoang trán lan đến tuỷ xương trán, hiện tượng viêm xương tuỷ khu trú kết hợp với phá huỷ xương có thể gây ra khối sưng mềm vùng trán.

Viêm mũi xoang cấp: Thời tiết lạnh phòng và cách điều trị đúng - Ảnh 5.

Hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm mũi xoang cấp mủ

8. Khám ngay khi nào?

Trong quá trình điều trị, khi các triệu chứng tăng lên hoặc có bất kỳ các biểu hiện bất thường dưới đây cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị cụ thể: 

  • Sưng nề vùng mặt, mi mắt.
  • Nhức đầu và nhức vùng mặt không giảm.
  • Ù tai nhiều, đau tai. 
  • Mất ngửi. 
  • Sốt cao liên tục.  
  • Nhìn mờ, nhìn đôi…

9. Phòng bệnh viêm mũi xoang 

Để phòng bệnh viêm mũi xoang cấp cần có chế độ điều trị, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý khi mắc cảm cúm. Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…). Đối với người mắc các bệnh lý cần điều trị như: bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, giải quyết các bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng, nạo VA quá phát, điều trị các khối u vòm mũi họng. 

Bệnh nhân viêm mũi xoang cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ cụ thể: Dùng thuốc theo đơn: Đúng liều lượng, đúng thời gian, không nên tự ý thay đổi thuốc, dừng thuốc. Cần tái khám đúng hẹn. 

Rửa mũi theo hướng dẫn, rửa mũi ít nhất 2-3 lần / ngày. Sử dụng nước muối sinh lý ấm hoặc dung dịch vệ sinh mũi theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

‎Cần vệ sinh họng miệng hàng ngày. Giữ ấm cơ thể nhất là mùa lạnh khi nhiệt độ xuống thấp như hiện nay. Sáng tối nhiệt độ xuống thấp cần giữ ấm tránh để lạnh khiến cho tình trạng viêm mũi xoang tái phát và nặng hơn.

Cần rửa tay thường xuyên, giữ cho phòng ở thoáng sạch sẽ. Ngoài ra cần tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước ép trái cây để bổ sung Vitamin tăng sức đề kháng. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế lao động nặng, các môn thể dục gắng sức trong thời gian bị bệnh. Điều vô cùng quan trọng không hút thuốc và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi…

Theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

 
Print Chia sẽ qua facebook bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua google bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua twitter bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua MySpace bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua LinkedIn bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua stumbleupon bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua icio bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua digg bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh Chia sẽ qua yahoo bài: Viêm mũi xoang cấp: Cách phòng và điều trị đúng trong thời tiết lạnh

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389

TOP