Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi
Ngày 04/01/2022 07:41 | Lượt xem: 334

Để thích ứng với tiến trình già hóa dân số là người cao tuổi già hóa một cách chủ động, khỏe mạnh. Trong đó, người cao tuổi cần nâng cao kỹ năng tự chăm sóc. Một trong những yếu tố cần quan tâm là phòng tránh nguy cơ té ngã.

Té ngã là một tai nạn thường gặp ở người cao tuổi, nhất là ở độ tuổi trên 60. Cứ 3 người từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người té ngã mỗi năm. Nguy cơ bị ngã và các vấn đề liên quan đến té ngã tăng lên theo tuổi tác.

Té ngã có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Do bị loãng xương, xương giòn và dễ gãy. Vì vậy chỉ cần một cú té ngã nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Gãy xương ở người cao tuổi thường gặp là gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, xẹp đốt sống. Đây là những vị trí thường bị tác động do té ngã, do tác động lực nhiều nhất, như té ngồi, té đập mông, té chống bàn tay. Điều đó dẫn đến người cao tuổi đối mặt với giảm khả năng vận động, thời gian điều trị gãy xương ở người cao tuổi kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng như: teo cơ, cứng khớp, bại liệt, viêm loét vùng tì đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Một số trường hợp ngã dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong.

Khi người cao tuổi bị ngã gãy xương thì quá trình hồi phục rất lâu. Điều đó, mang lại nhiều hậu quả cho bản thân, người nhà phải chăm sóc và còn phải gánh chịu chi phí khám chữa bệnh rất tốn kém.
Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi     - Ảnh 1.

Các nguyên nhân dẫn đến té ngã ở người cao tuổi như do thị lực, thính giác và phản xạ của người cao tuổi không còn nhạy bén như khi còn trẻ; yếu cơ và mất thăng bằng; người cao tuổi có thể bị choáng váng, chóng mặt và mất thăng bằng dẫn đến té ngã.

Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc các vấn đề về tuyến giáp, dây thần kinh, bàn chân hoặc mạch máu có thể ảnh hưởng đến mất thăng bằng và té ngã. 

Hoặc, tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị sa sút trí tuệ, parkinson… cũng là nguy cơ gây ra té ngã ở người cao tuổi. 

Ngoài ra, không loại trừ các yếu tố ngoại sinh từ môi trường sống như sàn nhà trơn trượt, cầu thang không có tay vịn, không đủ ánh sáng khu vực sống, có chướng ngại vật…   

Để phòng tránh té ngã, người cao tuổi cần chăm sóc sức khỏe tổng thể của bản thân. Sau đây là một số lưu ý người cao tuổi nên quan tâm.  

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như đạm, đường, chất béo lành mạnh cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp hạn chế tình trạng loãng xương, yếu cơ, cũng như các bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi.

Tập thể dục thường xuyên: Theo Hội y học vận động Hoa Kỳ (ACSM), luyện tập vừa phải, vận động vừa sức, vận động kết hợp đi bộ và thay đổi trọng tâm có tác dụng giảm nguy cơ té ngã. Luyện tập một số môn như thái cực quyền có thể phòng chống té ngã, giảm biến chứng sau té ngã.

Bố trí không gian sống an toàn: Nhà của người cao tuổi cần được bố trí đồ đạc gọn gàng, tiện lợi. Sàn nhà có độ bám tốt để chống trơn trượt, cầu thang hay nhà vệ sinh có tay vịn. Xây dựng không gian sống đầy đủ ánh sáng, nhất là các khu vực người cao tuổi hay đi lại.  

Kiểm tra thị lực và thính lực: Ngay cả những thay đổi nhỏ về thị giác và thính giác cũng có thể khiến người cao tuổi bị ngã bất cứ lúc nào. Khi bạn có kính đeo mắt hoặc kính áp tròng mới, hãy dành thời gian để làm quen với chúng. Luôn đeo kính hoặc kính áp tròng khi bạn cần. Nếu dùng máy trợ thính, hãy chắc chắn rằng nó vừa vặn và đeo nó thường xuyên.

Đứng dậy từ từ: Đứng dậy quá nhanh có thể khiến người cao tuổi bị choáng, chao đảo dẫn đến ngã. Ngồi dậy hoặc đứng lên từ từ, tránh động tác đột ngột. 

Kiểm tra các loại thuốc: Cần uống đúng loại thuốc, theo dõi các phản ứng phụ nếu có. Nếu thuốc gây buồn ngủ, choáng hay chóng mặt… cần dừng và báo bác sĩ ngay. 

Sử dụng công cụ hỗ trợ: Trong trường người cao tuổi cảm thấy yếu, đi lại khó khăn cần chủ động sử dụng các công cụ hỗ trợ như gậy, khung tập, thậm chí xe lăn để đảm bảo an toàn… 

theo Suckhoedoisong

PK Đức Tín

Print Chia sẽ qua facebook bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua google bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua twitter bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua MySpace bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua LinkedIn bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua stumbleupon bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua icio bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua digg bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi Chia sẽ qua yahoo bài: Phòng tránh nguy cơ té ngã ở người cao tuổi

Tin tức liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

  • Tôi Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1990. Từ sau khi khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín, tôi rất biết ơn Bác Sĩ đã giải thích và chia sẽ về bệnh tình của tôi. Trong suốt thời gian điều trị tại phòng khám tôi được chắm sóc rất tận tình của nhân viên phòng khám. giờ đây bệnh tình của tôi đã được cải thiện theo chiều hướng tốt. Mong phòng khám ngày càng phát triển hơn để có thể cứu được nhiều bệnh nhân.

    Tôi thành thật cảm ơn!. sđt: 0938303275

  • Tôi Huỳnh Thị Mười, sinh năm 1940 đã khám và điều trị tại phòng khám Đức Tín. Tôi rất hài lòng về cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân của phòng khám. Bác Sĩ rất tận tâm giải thích và chia sẻ cùng với bẹnh nhân.

    Tôi Huỳnh Thị Mười xin thành thật cảm ơn!SĐT: 0972868746

  • Theo tôi nhận định PK Đức Tín là nơi cả gia đình tôi đặt niềm tin, hi vọng khi đến khám. Bác sĩ tận tình, chu đáo, hòa nhã với bệnh nhân. Y tá và nhân viên PK lịch sự, vui vẻ, chu đáo. PK sạch sẽ, vô trùng nên tôi rất thích. ĐT: 0949914060.

  • Bác sĩ rất tận tình, chu đáo và Y tá rất dịu dàng, lịch sự, niềm nở với tôi. Phòng khám sạch sẽ, thoải mái, lịch sự. Tôi rất thích PK Đức Tín. Mỗi khi đến khám bệnh tôi rất an tâm. ĐT: 0839820792.

  • Tôi là bệnh nhân, đã tới phòng khám Ths.Bs. Lê Đức Tín. Tôi thấy bác sĩ rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân, giải đáp mọi thắc mắc và nhân viên rất tận tình từ nhân viên tiếp tân đến các em xét nghiệm, điều dưỡng. Phòng khám rất sạch sẽ và khang trang. Tôi rất hài lòng. ĐT: 01227880829.

Tìm kiếm
Hỗ trợ khách hàng

    Điện thoại bàn: (028) 3981 2678
    Di động: 0903 839 878 - 0909 384 389